Kẻ rao bán linh hồn (P.3)
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018
...
Cũng đừng vội
chủ quan cáo buộc tôi đã tự phụ vượt mức khi nâng tầm vị thế đồng với Phật
Thích Ca. Vì lẽ tôi không cần đến quả vị Phật giả tạm. Hơn nữa, nếu tôi là Phật
thì có lẽ đã ngồi trên bàn thờ hưởng hương khói, sự lễ lạy cùng việc cầu nguyện
tự lâu rồi. Nhưng khói hương sẽ khiến tôi đau lòng và cay mắt, tôi không có ý
định tìm một chỗ đứng trên bàn thờ nghi ngút khói.
…
Có thể nhận thấy
thông qua loạt bài viết vừa qua mọi người dễ dàng nhận thấy đầy dẫy sự ưu tư,
niềm trăn trở chứ không mấy khi “cảm” được sự vô ưu.
Vậy nên Vô Ưu là
bút danh nhằm dối gạt người đời chăng?
Vật có đầu cuối,
cây có gốc ngọn. Thế nên, bạn đừng nhìn vào hiện tượng mà hãy nên nhận diện bản
chất của vấn đề.
Có lẽ những điều
mà bạn nhận diện là ưu tư, phiền não,… sẽ khó thể chạm đến Vô Ưu.
Vậy tại sao tôi
vẫn trình bày những vấn đề mà bạn cho rằng chất chứa ít nhiều phiền não?
Đã có rất nhiều
người cho Vô Ưu lời khuyên “Hãy nên xa rời chuyện thị phi, điên đảo của xã hội.
Nếu có thật tỏ ngộ thì hãy nên vì người học Phật mà phơi bày sự chân ngụy, thật
giả có nơi Tam tạng kinh cũng như ở đạo Phật mà thôi. Chạm đến các vấn đề xã
hội - kinh tế - chính trị dễ thường nguy hiểm đến tính mạng”.
Tôi thật cảm ơn
và rất trân trọng những tấm chân tình mà mọi người đã gửi đến tôi. Nhưng họ đã
sai - Đạo đời vốn không hai, chính do sự tách rời đời đạo mà họ chẳng thể tỏ
ngộ được Tam tạng kinh của Như Lai, việc giải thoát hoàn toàn sinh tử vì thế đã
mấy ngàn năm đã không có người học Phật nếm trải tròn vị.
…
Hiển nhiên là
việc trình bày cả việc đời và đạo với tôi hiện đã không còn giá trị nhưng tôi
vẫn trình bày vì từ bi tâm của tiền nhân và vì chánh pháp đang cần được thắp
sáng trong lòng mỗi người nhằm giải nguy nhân loại. Có thể nói việc trao trả sự
hiểu biết về cho nhân loại là dấu vết biểu thị sự chấm hết ở Vô Ưu và là sự
khởi đầu hoặc là nét khởi sắc cho công cuộc về nguồn ở mọi người và bạn. Một
bên là sự kết thúc, một bên là sự khởi đầu. Kết thúc thì chẳng chất giữ phiền
não, muộn phiền còn khởi đầu sẽ phải vượt qua nhiều chướng ngại, lo toan, chộn
rộn…
…
Một rào cản mà
những vị Tăng bảo khó thể vượt qua đó là buộc các nhà quản lý xã hội thừa nhận
“Chết không là hết”. Đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra lối thoát cho xã hội
hiện tại và tương lai. Bởi do nhận thức, tư duy sai lầm một thời của nhân loại
đã trói con người vào quan niệm “Chết là hết” mà xã hội và con người đang ngụp
lặn trong những vực xoáy lòng tham, thù hận, si mê, hoài nghi,…
Đã trải qua
khoảng thời gian đằng đẳng con người tin nhận quan niệm sai lầm “Chết là hết”
và từ đó sự hiểu biết về thế giới tâm linh đã mai một, không còn đúng mực. Dù
rằng số người tin nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh không hề ít và không
ngừng tăng lên. Nhưng điều đó không thể giúp con người sáng rõ, tường tận thế
giới tâm linh cũng như con đường liễu thoát sinh tử. Còn lại chăng chỉ là niềm
tin, đức tin mù quáng, bảo thủ, cực đoan; sự hiểu biết về thế giới tâm linh
thật sự đã bị nghẽn lối do định kiến, do không có người chứng ngộ Tam giới. Đó
chính là gốc rễ của sự sai lầm nơi tri thức nhân loại. Sai ở gốc mà con người
ngày nay hiện đang tìm cách sửa ở ngọn thì không thể là việc làm hợp lẽ, đúng
mực.
Việc chia chẻ,
chuyên biệt cho từng vai trò, vị trí ở các thành phần, bộ ngành xã hội đã tạo
ra góc nhìn thiên kiến, chủ quan, phiến diện, đánh mất sự tổng thể, sáng rõ,…
Sai lầm nối tiếp sai lầm đã dẫn đến nhận thức, tư duy con người bị trói buộc,
sự giới hạn tri thức kéo theo sự điều tiết định hướng, xây dựng xã hội mắc
nhiều sai lầm, dìm đời sống con người vào hàng loạt cuộc khủng hoảng, rối ren,
không có một lối thoát thật sự cho con người ở thời điểm hiện tại - Thời điểm
nội tâm con người mất cân bằng toàn diện và rộng khắp.
Phải chăng giới
lãnh đạo, các nhà quản lý xã hội, nhà giáo dục, giới chuyên gia, thành phần học
giả… với số lượng đông đảo, đa dạng có cùng khắp trong nước cũng như trên thế
giới đã không thể đưa ra một giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhằm “vực dậy”
xã hội con người thoát khỏi lòng tham, tính thực dụng, sự ích kỷ, và vô vàn
những thói tật xấu xa đang xâm thực giá trị con người?
Phải chăng là
hiện không có một giải pháp mang tính tổng thể, đột phá được thành phần đại
diện tri thức nhân loại đặt ra nhằm cứu vãn xã hội con người thoát ra những
cuộc khủng hoảng hàng loạt, liên hoàn?
Vì sao?
Vì sự giới hạn
của tri thức, sự hiểu biết thiếu tính tổng thể, khách quan, đúng mực. Sự hiểu
biết nửa vời do luôn có sự vướng mắc, trói buộc một bên hoặc chủ nghĩa duy vật
hoặc chủ nghĩa duy tâm mà tầm nhìn theo đó bị hạn chế. Thậm chí do chủ nghĩa
thực dụng xâm thực mà lòng họ nhiều hoài nghi, đánh mất hoặc quên bỏ sự khách
quan cần thiết. Ngay trong chính họ sự mất cân bằng nội tâm đang trỗi dậy những
đợt sóng ngầm. Nhất là khi họ trở nên già yếu “Mai này, chết ta sẽ về đâu?”. Do
không rõ biết chính mình họ cố khỏa lấp bằng vật chất hoặc bằng thế giới tâm
linh và do không rõ biết tất cả nên những việc điều tiết, tác động vào xã hội
loài người đều mắc nhiều lỗi lầm và gây ra việc “lừa người, dối mình”,… càng
làm, càng sai.
Thế nên muốn mở
lối thoát cho nhân loại trong bối cảnh hiện tại thì việc làm quan trọng đầu
tiên nhất mà người có ý thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp cần làm là bắt tay vào
việc sửa sai ở gốc. Buộc nhân loại thừa nhận sai lầm khi nhân loại chưa ý thức
nhận diện sai lầm là một điều rất nguy hiểm. Cái chết có thể là cái giá phải
trả.
Tôi đã từng chờ
đợi một ai đó ra mặt chỉ thẳng sai lầm nơi tư duy, tri thức chủ quan của nhân
loại nhưng chờ mãi mà không có ai ra sức cứu vãn hiện trạng nhân loại. Chẳng lẽ
mãi chờ người khác chết thay mình chi bằng một phen tận lực.
Hơn nữa, điều
quan trọng nhất ở người chỉ ra sai lầm then chốt của tri thức nhân loại là phải
rõ biết 3 cõi 6 đường, rành rẽ con đường giải thoát hoàn toàn thì cơ may cứu
nguy sự đổ vỡ nhân loại mới thật sự khả thi.
Hiện tại các nhà
quản lý xã hội đã dần thừa nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh với lối hành
xử tựa như là sự ban ơn của Kẻ cả. Đây lại là một sai lầm tiếp nối sai lầm của
các nhà quản lý xã hội cũng như ở những người đại diện cho tri thức tiến bộ của
nhân loại. Và với cách hành xử như vậy ở các nhà quản lý xã hội sẽ khó thể mang
lại sự bình an, ổn định ở nhân loại và con người.
Bởi do không có
sự nhận thức, ý thức đúng mực về sự sai lầm, việc điều tiết xã hội một cách chủ
quan, máy móc, phiến diện các nhà quản lý đã trói con người “Chết là hết” gây
ra lỗi lầm khiến con người từ bỏ giá trị con người, nhân cách, đạo đức, phẩm
giá, khí tiết ở loài người là những thứ vất đi, con người đã sống tham đắm,
hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ. Lối tư duy sai lầm trên đã “thấm” vào máu của mọi
thành phần xã hội. Trong đó có cả giới lãnh đạo xã hội, những nhà quản lý đất
nước cùng thế giới. Vì thế nên tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, bạc ác, độc tài,
chuyên, quyền, hống hách,… là những biểu hiện thường thấy trên chính trường ở
trong nước cũng như trên thế giới. Đây là điều không khó để nhận biết.
Và các nhà quản
lý cũng dần nhận ra giá trị an định lòng người của thế giới tâm linh họ đã đồng
thuận sự tồn tại của tôn giáo nhằm tạo ra chiêu bài cân bằng sự bấn loạn nội
tâm ở mọi thành phần xã hội và dễ bề “nắm giữ” duy trì vai trò lãnh đạo xã hội.
Do không nhận
thức rõ gốc của sai lầm là ở những nhà quản lý cũng như là giá trị thật sự của
tôn giáo, sự tồn tại và mối liên hệ mật thiết, sự luân chuyển, hoán đổi qua lại
giữa thế giới tâm linh và thế giới hữu hình mà các nhà quản lý đã phạm sai lầm
liên tiếp. Với sự hiểu biết hạn hẹp, kém cỏi các nhà quản lý những tưởng việc
dùng tôn giáo làm một công cụ trấn an lòng người và gián tiếp duy trì vai trò
lãnh đạo, dẫn dắt con người của họ.
Tôn giáo dưới sự
xâm thực của lòng tham và tính thực dụng dối lừa đã không còn là một tôn giáo
đơn thuần. Giá trị an định tâm linh cả ở thế giới hữu hình và vô hình đều đã bị
mai một. Có một điều chắc chắn rằng con người không thể chỉ sống sót dựa vào
niềm tin và hy vọng. Sự hiểu biết là điều mà con người luôn cần đến. Thế nên
thế giới tâm linh vô hình cũng không thể mơ hồ, nhòa nhạt dù là với bản chất vô
hình. Và… mối tương quan giữa thế giới người sống và người chết phải có sự gắn
kết rõ ràng. Nếu không có một “mối nối”
cụ thể, xác đáng giữa hữu hình - vô hình hay nói cách khác 2 thế giới là
2 mảng tách rời riêng biệt thì thế giới tâm linh chẳng đáng để tồn tại và cũng
không thể chi phối hay an định được lòng người.
Các nhà quản lý
đã không nhận thức rõ điều đó. Họ chỉ dùng tôn giáo như là một dụng cụ để tiện
bề sai xử con người. Họ sống thực dụng, kém hiểu biết nên đã vội quên rằng họ
cũng là con người, họ cũng sẽ luân chuyển giữa 2 miền sinh tử tương tục chứ
không phải là sự hiểu biết nông cạn “Chết là hết”. Quy luật nhân quả chưa từng
rời bỏ mà chỉ do họ không thể nhận biết mà thôi.
Các nhà quản lý
đã sai khi sử dụng một món đồ vật huyền diệu, bá đạo mà không rõ biết tính
năng, công dụng, giá trị thực sự của món đồ. Đây là một việc làm nông nổi, kém
khôn ngoan. Con người đang sống trong vô số những dối lừa nơi cuộc sống thật
dẫn đến sự bấn loạn, hoài nghi, mất cân bằng nội tâm. Con người tìm đến tôn
giáo để an định tâm hồn nơi thế giới vô hình. Nhưng tôn giáo đã đánh mất giá
trị gốc với đầy dẫy dối lừa, giả trá, hoang đường.
Phải chăng con
người lại bị dối lừa thêm lần nữa?
Liệu lòng người
có thể tự “lừa người, dối mình” an định nội tâm được bao lâu? Khi niềm tin tan
vỡ con người còn nơi nào để tựa?
Do không rõ biết
giá trị tôn giáo và sự trí xảo thực dụng các nhà quản lý đã dùng tôn giáo đánh
mất giá trị lừa dối người dân thêm lần nữa. Đã rất nhiều lần dối lừa như thế
lập đi, lập lại xuyên suốt lịch sử loài người.
Và lần dối lừa
này có thể gọi là gì? Trên cả dối lừa chăng?
Việc tôn giáo
đánh mất giá trị là điều không khó để nhận biết. Khi được “tháo xích” thì tôn
giáo sẽ mọc lên như nấm sau mưa, có không ít tôn giáo ấp ủ mưu đồ chính trị,
giành giật vai trò lãnh đạo xã hội. Đây là biểu hiện sự hiện diện tôn giáo của
lòng tham hay lòng tham xâm thực tôn giáo vốn đã có mặt từ ngàn xưa nơi xã hội
con người.
Lòng người đang
hoang mang, bấn loạn, hoài nghi giá trị thế giới vật chất sẽ lũ lượt gia nhập
các loại hình tôn giáo, từ bỏ lao động và trở thành những kẻ ăn bám hạng sang
thật sự (vì không rõ chân giá trị tôn giáo) thì xã hội sẽ đi về đâu?
Người lao động
hiện đang “gồng gánh” dưỡng nuôi một lực lượng ăn bám hạng sang có ở mọi thành
phần, tầng lớp xã hội thì liệu họ có thể “gắng gượng” được thêm bao lâu?
Phải chăng dấu
vết của sự hỗn loạn, rối ren, rạn nứt ở nhân loại đang dần lộ rõ?
Dùng các chế
tài, luật hình để ngăn chặn dòng người “trốn đời, vào đạo” ư?
Lý do của việc
ngăn trở gia nhập tôn giáo là gì?
Thời đại tự do
tín ngưỡng, tự do tôn giáo kia mà.
Lấy lý do phải
tự cung, tự cấp không được làm kẻ ăn bám của xã hội chăng?
Các nhà quản lý
sẽ trả lời ra sao trước phản biện “Các ông chẳng phải là những kẻ ăn bám hạng
sang đó sao? Nói hay, nói tài đâu phải ít người làm được nhưng nói mà không có
người ủng hộ, chung tay làm thì chẳng phải là của dư thừa, là ăn bám cả sao?”.
Hơn nữa, tôn giáo
là thuốc phiện đó là sự thật. Đã có rất nhiều người từ bỏ mạng sống bằng việc
Thánh chiến, Tử vì đạo đó là một minh chứng về tính chất gây nghiện của tôn
giáo. Vì lẽ đó ngăn cản con người gia nhập tôn giáo, “cắt ái, ly gia”, từ bỏ
lao động, xa rời xã hội là điều gần như bất khả thi. Tôn giáo đã tồn tại hàng
ngàn năm là bằng chứng xác thực cho điều đó. Nếu có chăng chỉ là việc tắm máu
loài người mà thôi.
Một điều cần xác
thực lại “Tôi không là người chết vì tôn giáo”.
…
Phải chăng với
ngôn từ và việc tôi đang làm thì dẫu có 100 cái mạng để đền trả cho sự ngông
cuồng, “dưới mắt không người” là điều không hẳn không có lý?
Dù vậy tôi vẫn
trình bày cho hết những điều cần phải gửi trả lại cho nhận thức, tư duy, tri
thức nhân loại. Tôi vẫn làm việc một cách khách quan và bình thản.
Tôi rõ biết đang
làm gì và tường tận nhân loại đang đi về đâu?
Thế nên tôi đã
chọn lựa việc trình bày con đường mà nhân loại cùng con người đang đi ngõ hầu
giúp bạn dễ dàng cho việc chọn lựa.
Với những nhà
quản lý có tâm, có tầm những may có duyên với những điều tôi trình bày sẽ có
lối thoát cho định hướng xây dựng phát triển đất nước, hướng con người về một
lối đi sáng rõ. Bằng vào việc thành thật nhận diện sai lầm và ra sức sửa sai là
một việc làm đúng mực, hợp thời.
Còn với những nhà
quản lý kém cỏi, bảo thủ, độc tài, chuyên quyền, ăn ở hai lòng, “lòng lang, dạ
sói”,… chỉ biết chất chứa hận thù, sự trút giận và tìm diệt kẻ ngông cuồng Ngạo
Thuyết thì cứ việc đến đòi công bằng, tôi đã sẵn sàng trả giá.
Bài liên quan
- Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.1)
- Khoa học bệnh hoạn
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.2)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét