Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018
Bộ sách không
được xuất bản lẽ nào tôi cứ mãi lẩn quẩn mà không thể thoát ra khỏi trò chơi
sinh tử, xa rời thế sự vô thường, điên đảo. Bỏ thì thương, vương thì tội.
Sau cùng, tôi
nhận ra tôi đang có rất nhiều bạn và tôi sẽ viết blog để truyền tải những gì
trọng yếu, cần thiết đến cho mọi người.
Sau khi truyền
tải phần nội dung cần và đủ thì tôi đã có thể thong thả rời khỏi cuộc chơi.
Việc về sau, tương lai nhân loại sẽ do những người bạn tùy nghi chọn lựa.
Quả thật, sau
một thời gian ra sức trao trả chánh pháp lại cho loài người tôi rõ biết rằng
“Nếu Phật Thích Ca thành đạo khi người đã quá già mà không ở độ tuổi 29 thì có
lẽ đạo Phật, Tam tạng kinh đã không được lưu truyền trong tri thức nhân loại.
Tuổi trẻ khí vượng, đầy nhiệt huyết. Người già rồi dẫu lòng tràn đầy hoài bão,
từ bi tâm nhưng cũng khó thể hiện thực hóa việc truyền trao chánh pháp, chỉ rõ
con đường liễu thoát sinh tử cho chúng sinh 3 cõi. Nhất là khi chúng sinh nẻo
người lòng đầy tham đắm, si mê, sân hận, hoài nghi và kiêu mạn. Đúng là chúng
sinh nẻo Ta Bà thật cang cường, khó độ. Và nếu Phật Thích Ca thành đạo khi
Người cao tuổi thì Tam tạng kinh đã không được rộng truyền vào nhân loại.
Nếu điều đó xảy
ra thì Phật Thích Ca đã không gây khó cho tôi trong khoảng thời gian vừa qua.
Phật Thích Ca đã
gây khó cho Vô Ưu điều gì?
Phật Thích Ca đã
khiến Vô Ưu phải ra sức đền trả món nợ chánh pháp đã vay nơi Tam tạng kinh. Dù
rằng Phật không đòi nhưng Vô Ưu không thể không trả. Trả lại chánh pháp cho
nhân loại vì bi nguyện của những bậc hiền thánh, trả vì từ bi tâm vô lượng, vô
biên của Phật Thích Ca.
Nói thế nên tôi
nào đâu trách Phật Thích Ca. Đây chỉ là lời trách nhẹ nhàng cho những người ở
lại. Nói trách để rồi không trách mà là một lời khích lệ, động viên người ở
lại. Tôi đến đi không chất giữ một điều gì vì tôi vốn không đến, không đi, chỉ
là duyên chân tánh.
Cũng lại như
vậy. Nếu đến thời điểm hiện tại tôi liễu ngộ pháp vô sinh thì có lẽ sách có thể
viết nhưng việc “chọc trời, khuấy nước” của Ngạo Thuyết đã không thành sự. Âu
cũng là một chữ duyên.
Thoắt cái đã 3
năm có lẻ bầu nhiệt huyết cũng cạn rồi, cũng do đủ duyên việc cần làm cơ bản đã
hoàn thành. Đã đến lúc tôi dừng lại, lui về tịch diệt.
…
Ngẫm thế sự,
lòng người ấm lạnh. Đúng là nếu đến nay tôi liễu ngộ pháp vô sinh thì có lẽ
chẳng có gì gửi lại cho nhân loại.
Tại sao lại từ
bỏ một giấc mơ đẹp cho nhân loại?
Thế đấy vì không
tin vào sự thật nên người đời gọi là giấc mơ. Tôi cũng không từng từ bỏ cái
được gọi là giấc mơ. Và … giấc mơ đó chẳng phải luôn có trong tim của mỗi người,
của bạn.
Hơn nữa, nếu
việc trao trả chánh pháp cho nhân loại mà tôi không thể thành tựu thì mai này
sẽ có người ra mặt tùy thuận gieo duyên.
Phật Thích Ca!
Tôi đã vay mượn của Người từ bi tâm giờ xong việc tôi trả lại cho nhân loại.
Tôi sẽ duy trì
việc post bài trên blog doavouu.blogspot.com cho đến giữa đầu tháng 10 năm 2013
hoặc chậm nhất là cuối tháng 12 năm 2013 rồi dừng lại.
Lời hứa hiến
tạng, Ván cờ Trân Long,… vẫn còn giá trị cho đến ngày 30 tháng 12 năm 2013. Kết
thúc tháng 12 mà không có người cần đến đôi mắt, lá gan, quả thận,… thì xem như
tôi đã xong việc và tôi sẽ rời đi. Hiển nhiên là người biết đến Vô Ưu sẽ không
thể biết rằng Vô Ưu ở đâu, còn người biết tôi mà không biết “Vô Ưu là ai?” sẽ
là rất ít.
Tôi sẽ đi đâu?
Tôi đã từng nghĩ
đến việc về chùa làm kẻ ăn bám hạng tép riu nhưng hiện tôi đang có một kế hoạch
khác. Tôi sẽ về làm bạn với núi rừng, một hang động thuận tiện cho việc “ngó
vách, trông hang”. Tôi sẽ bước qua sinh tử bằng việc hành trì. Đừng hiểu rằng
tôi đang cố tiến tu. Với tôi, tu đã là không tu. Việc hành trì “Kim thiền thoát
xác” chỉ là việc tìm đến sự dừng lặng, nghỉ ngơi hoàn toàn. Việc trả tứ đại về
tứ đại, trả hư không về hư không.
Phật Thích Ca
mất những 49 năm trao truyền thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp rồi mới xong việc.
Tôi chỉ làm mỗi việc khêu sáng lại ngọn đuốc chánh pháp nên việc làm có phần dễ
dàng, không mất nhiều thời gian. Xong việc rồi thời nghỉ ngơi, ở lại càng thêm
rối việc, chộn rộn lòng người. Quả thật là “Đèn nhà ai nấy sáng”. Hãy trân
trọng gìn giữ và thắp lên ngọn đuốc sáng rỡ trong lòng mình, bạn ạ!
…
Tại sao tôi có
gan chết mà không có gan sống?
Đây thật là một
câu hỏi hay.
Người đời thường
tham sống hay tham chết?
Có lẽ là phần
nhiều tham sống.
Tham sống có gì
sai?
Đa số câu trả
lời là không sai. Ừ thì không sai.
Vậy tôi tham
chết có gì sai?
Từ bỏ trách
nhiệm của một con người, sống ích kỷ, hèn hạ. Đã sinh ra ở trong đời thì phải
cống hiến công sức cho xã hội, cho gia đình, cho tổ quốc. Có đâu lại chối bỏ
trách nhiệm lẩn trốn vào rừng tìm cái chết vô nghĩa,…
Mắng hay lắm. Ai
cũng cần sống mà tôi lại lần tìm về cái chết.
Tại sao bạn
không tìm hiểu rõ “Vì sao tôi tham chết?”?
Đâu riêng gì
tôi. Đã có rất nhiều người tự tìm đến cái chết bằng con dao, cây kéo, những
viên thuốc,… Họ đã sai chăng?
Họ đã sai.
Họ đã sai? Vậy
phải chăng bạn đã đúng? Bạn luôn đúng trong những nhận định của mình chăng?
Đa số loài người
tham sống là đúng. Và có những kẻ không cần sống, tìm đến cái chết gọi là sai.
Tại sao họ lại
từ bỏ cái mà mọi người luôn muốn gìn giữ?
Phải chăng có
một sự cùng đường, bất an,… có từ nơi cuộc sống?
Đó là nguyên
nhân dẫn đến việc con người tìm đến cái chết. Vậy cái sai của những người tham
chết không chỉ do họ mà có nguồn gốc từ nơi cuộc sống, xã hội. Nếu bạn khách
quan thì hãy truy nguyên nguồn gốc cái sai có nơi cuộc sống, xã hội chứ đừng
vội chủ quan phán xét việc người.
Tại sao có rất
nhiều người tìm đến ma túy, mại dâm, bắn giết lẫn nhau,… để rút ngắn quãng đời
của họ?
Họ sai chăng hay
là cuộc sống, xã hội đã tạo ra những sai lầm như thế?
Còn tôi. Tôi
không cần đến sự sống cá nhân. Tôi trả lại sự hiểu biết, trả lại chén cơm, manh
áo cho những người ở lại. Hay nói cách khác tôi chia sẻ lại mảnh đất tôi cần ở,
tôi ra đi để bầu không khí trong lành hơn và tôi không giành giật sự sống còn
cùng bạn,… Tôi cho bạn những gì tôi có, tôi trả lại những thứ bạn cần mà bạn
lại bảo rằng “Tôi đã sai”.
Vậy giành giật,
hơn thua, chém giết với bạn mới là đúng sao?
Tôi không nói
vậy. Ý tôi muốn nói rằng bạn phải lao động tạo ra vật chất, của cải đóng góp
xây dựng gia đình và xã hội. Sống phải có trách nhiệm một chút với tương lai,
với cuộc sống.
Bạn không nhận
ra rằng “Tôi càng làm, càng gây ra nợ sao?”. Ngày trước tôi không có nợ nước
ngoài những 840 USD giờ thì tôi đã nợ một số tiền như thế. Và nếu tôi tiếp tục
sống, lao động thì tin rằng năm sau và nhiều năm sau nữa thì số tiền nợ sẽ là
1000, 2000, 3000,… USD. Và tôi biết rằng tôi không làm, tôi chết đi thì sẽ
không tạo ra nợ, không còn nợ nữa.
Trách nhiệm của
tôi là phải trả nợ ư? Tại sao? Và trả đến bao giờ mới có thể hết nợ?
Thật ra tôi đã
nỗ lực hoàn thành trách nhiệm với chính tôi, với gia đình, với xã hội. Những gì
có thể làm được tôi đã ra sức làm. Có thể nói là việc cần làm tôi đã hoàn
thành. Vậy nên tôi cần đến sự nghỉ ngơi chứ không thể làm mãi được, sức người
có hạn.
Hơn nữa, sự hạnh
phúc đơn giản cần đủ ở con người là đạt đến sự thỏa mãn, là biết điểm dừng đúng
mực.
Tôi đã mất 3 năm
để hoàn thiện việc cống hiến cho nhân loại. Một công trình kiến trúc về tư duy,
nhận thức kỳ vĩ, hoành tráng của nhân loại đã được dựng lên. Việc có vào ở
trong một công trình tươi đẹp, sáng rỡ, hài hòa,… giờ đã là sự chọn lựa của
bạn.
Cũng đừng cả
nghĩ rằng tôi đang học đòi làm Thánh nhân, vĩ nhân, Phật, Bồ tát,...
Phải chăng những
bậc Thánh nhân, vĩ nhân luôn là người đã chết?
Và không ít
người trong số họ đang bị lòng người nhiều xảo trá, ranh mãnh đang lợi dụng
danh tiếng của họ mà “Theo đóm ăn tàn”.
Đổi mạng để được
làm Thánh nhân là điều không đáng làm. Vì người chết rồi không thể hưởng được
danh thơm, tiếng tốt. Thánh nhân, quả vị Phật, Bồ tát cũng chỉ là một hư danh
hão huyền mà người chết thì không cần được cấp bằng, phong tước,… Việc tán
dương, ban phát đặc ân, đặc lợi chỉ là việc “lừa người, dối mình” ở người sống
còn trong lưới vô minh.
Người đời thường
thấy cái được, cái hơn của những bậc Thánh nhân nhưng họ không thể rõ cái mất,
cái thiệt của những người thay trời hành đạo. Có không ít bậc vĩ nhân, Thánh
nhân đã “bỏ qua” một cuộc đời bình dị, thảnh thơi, an nhàn.
Phải chăng đó là
cái giá phải trả cho việc dệt mộng Thánh nhân ở một kiếp người?
Không. Đó không
hẳn là cái giá phải trả cho một tiếng Thánh nhân. Đó chỉ là một sự lựa chọn một
thuở sống yêu người ở một con người mà người đời về sau tự phụ thông minh tùy
tiện gọi họ là kẻ lập dị. Cũng cần nói thêm rằng không hẳn bậc Thánh nhân nào
cũng rõ biết điều đó. Đôi khi họ làm vì bị cuốn vào vòng xoáy của thời cuộc.
Và… tin rằng không có ai từng sống vì người chỉ nhằm vào việc góp nhặt hai chữ
Thánh nhân.
Tôi thì khác.
Tôi không dệt mộng Thánh nhân. Ba năm qua tôi bỏ công xây đắp một công trình
không vì ý tưởng của riêng mình. Có thể xem đó là sự vay trả nợ ân tình của
Phật Thích Ca, tôi đã vay từ bi tâm của Người và vì bi nguyện cao cả của Người
tôi đành phải trả cho xong món nợ. Và… nếu không “đánh mất” 3 năm qua thì không
hẳn là tôi đã sửa sai tốt chính mình. Thế nên bảo là “đánh mất” nhưng thật ra
không là mất.
Việc đánh mất
một cuộc đời thường ở tôi sau này. Đây cũng không là sự đánh mất mà là do tôi
tự từ bỏ một giấc mộng phù hoa. Việc làm đã xong, tôi không muốn kéo dài một
quãng đời dài lê thê và chờ đợi vô thường gọi. Một giấc ngủ bình yên, không
mộng mị cho một người vô tâm đoạn dứt luân hồi. Kẻ vô tâm nào rồi cũng đến lúc
tuyệt tình.
Cũng ít khi tôi
nói về tôi với một sự phóng khoáng, buông lung. Và ngày hôm nay tôi đã ít nhiều
bộc bạch ra những điều thầm kín, sâu xa.
Vì sao?
Vì có buổi tạ từ
nào không có sự bịn rịn, luyến lưu. Kẻ vô tâm trút bỏ chút hữu tình còn đọng
lại. Một niềm thương cảm, chút âu lo, nỗi niềm trăn trở,… cho tương lai của
người ở lại khiến Vô Ưu trở nên là một lão già lẩm cẩm, lắm lời.
Tuy nhiên, tương
lai của bạn, của nhân loại Vô Ưu đã chọn lựa rồi. Vấn đề còn lại chỉ là việc
chọn lựa ở mỗi người, Vô Ưu thật không thể xen vào tương lai của bạn.
…
Từ cổ chí kim,
liệu có ai đã làm nên một cuộc cách mạng tư duy cho nhân loại một cách tổng
thể, khách quan và rộng khắp đến vậy?
Có. Đã từng có
một người, người đó là Phật Thích Ca.
Hơn nữa, thực tế
là tôi không ra đi về sau sẽ khiến lòng người nhiều hoài nghi, đố kỵ. Điều này
sẽ gây ra chướng ngại cho người ở lại. Là người tinh tế, thức thời thì phải
biết đến việc nên làm, việc cần làm, khi nào co, lúc nào duỗi…
Mặt khác, mai
này bạn sẽ nhận ra giá trị những điều tôi đã, đang, sẽ trình bày thật sự có giá
trị hơn sự tồn tại của chính tôi. Tôi không cần làm cái bóng của chính mình. Từ
bỏ cuộc đời thường, việc “Kim thiền thoát xác” tôi vẫn cần một khoảng thời gian
chuẩn bị. Một trò chơi còn lại sau cùng của Vô Ưu.
Đây không phải
là bài viết chứa đựng sự thất vọng mà là một kế hoạch đã được hoạch định từ khi
quyển sách đầu tay Hãy là đường xưa mây trắng bay… định hình. Đó là việc dừng
lại. Lời hứa hiến tạng cho những người cần, việc “chạm” đến tri thức nhân
loại,… cũng là một phần của kế hoạch dừng lại. Nhưng đã không có người cần đến
lẽ nào tôi mãi chờ đợi. Tôi là người cầm lên được thì buông xuống được. Và một
ngày cuối tháng 12 năm 2013 tôi sẽ buông bỏ mọi việc sau khi làm nốt việc cần
làm.
Chúc bạn sớm
chọn lựa được lối đi sáng rỡ, đẹp tươi cho chính mình cùng mọi người!
Cám ơn bạn vì
bạn đã ghé thăm và giới thiệu mọi người cùng tham khảo trang blog
doavouu.blogspot.com!
Bài liên quan
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.1)
- Lý sự cùn đinh về chiến tranh, sự thắng lợi, tranh chấp biển Đông …
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.3)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét