Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.1)
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018
Cù Huy Hà Vũ,
Bloger Trương Duy Nhất, Nguyên Kha, Phương Uyên,… và còn ai, còn ai nữa,… đã
được đưa đi tạm giam, chờ xét xử hoặc đã khép lại một phần đời nơi song sắt
chốn lao tù.
Có những lời
ong, tiếng ve cho những con người bị coi như những kẻ lầm đường, lỡ bước. Tội
chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nghe chừng là tội trọng. Nếu
không có sự chi phối của cộng đồng quốc tế thì những tội nhân chính trị dễ
thường phải gánh chịu những đòn trừng phạt nặng nề. Thậm chí một cái chết đớn
đau để răn đe và được gọi là cái giá đền trả cho những tội lỗi đã gieo.
Nhưng thực ra họ
đã phạm tội gì?
Cù Huy Hà Vũ,
Trương Duy Nhất, Nguyên Kha, Phương Uyên,… vốn không phải là thành phần thất
học, ngu dốt, họ là thành phần trí thức có hiểu biết. Và… có lẽ ở đâu đó vang
lên câu nói “Họ là trí sĩ yêu nước”. Nghe chừng có vẻ khôi hài “Trí sĩ yêu
nước” mà sao lại phải nhận lấy bản án của tù nhân chính trị trong một đất nước
độc lập, tự do và ở thời bình.
Tội chống phá
nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tội danh được thành lập cho những việc mà
Cù Huy Hà Vũ, Nguyên Kha, Phương Uyên,… đã làm.
Tại sao những
người trí thức, có nhiều hiểu biết lại hiến dâng đời mình cho hành động được
cáo buộc là phản bội đất nước, phản bội dân tộc?
Lẽ nào sự hiểu
biết mà họ được học hỏi qua trường lớp, xã hội không đủ để họ nhận thức được
“Thế nào là đúng? Điều gì là sai?”…
Phải chăng nhận
định họ phục vụ cho mục tiêu phản bội dân tộc, đất nước là một nhận định có ít
nhiều khiếm khuyết, mang tính cục bộ, chủ quan…?
Tại sao họ -
những người mang trên mình cáo trạng “Tội chống phá nhà nước chủ nghĩa” lại
hành động cục bộ, đơn lẻ, thiếu liên kết,… dễ dàng bị “thộp cổ” và không có
nhiều khả năng kháng cự?
Lẽ nào sự hiểu
biết của họ không giúp họ nhận thức được rằng “Trong bối cảnh xã hội hiện tại
của Việt Nam thì việc tiến hành hoạt động đấu tranh chống phá Đảng cộng sản,
lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam là một việc làm gần như bất khả thi; Việc
làm đó còn khó hơn việc hái sao trên trời. Vì lẽ hệ thống chính trị - công
quyền Việt Nam là khá vững chắc, lực lượng an ninh được tổ chức chặt chẽ, chính
quy, bài bản từ trung ương đến địa phương và điều đặt biệt là bản chất cố hữu
của người Việt vốn không “máu me” chính trị; đã từ lâu người Việt chỉ sống an
phận không ham tranh đấu cho mục tiêu, đường lối phát triển, xây dựng xã hội,
đất nước,… Thế nên ý tưởng lật đổ chính quyền là một ý tưởng tồi trong bối cảnh
xã hội Việt Nam hiện tại.
Vì thế, nếu bảo
những người đang mang cáo trạng chống phá nhà nước Việt Nam sẽ là điều khiên
cưỡng, gượng ép. Có thể trong số họ có những người hãy còn trẻ người, non dạ và
bị lôi kéo, xúi giục bởi một thành phần phản động thật sự, có thể họ đã bị thao
túng, giật dây bởi một tổ chức chống phá chính quyền đảng cộng sản Việt Nam
nhưng không thể là tất cả.
Và … (Nếu có một
số người bị thao túng, lôi kéo) thì tại sao họ không thành khẩn công khai lực
lượng, tổ chức xúi giục, chống lưng cho họ để thoát khỏi hoặc giảm nhẹ án tù?
Phải chăng họ đang sống và làm việc theo lý tưởng? Vậy lý tưởng đó là gì? Là
đúng hay sai? Vì cá nhân họ hay vì ai?... Đó là những câu hỏi cần được đặt ra
và giải quyết rốt ráo nhằm ngăn chặn hoặc chấm dứt những tòa án xét xử những
người sống cho lý tưởng về sau.
Những người trí
thức, có hiểu biết ít nhiều gì họ cũng có lập trường, cách nhìn nhận vấn đề
bằng chính tư duy của họ. Không có lý nào tất cả họ đều bị xỏ mũi cũng như
không nhận thức được vấn đề “Lật đổ chính quyền hiện tại là nhiệm vụ bất khả
thi”. Thế nên, hãy xét xem họ đang làm vì điều gì?
Tôi đã từng nghe
về Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, Nguyên Kha, Phương Uyên,… với một thái độ
dửng dưng, vô cảm. Tôi và họ là những người xa lạ; họ bị bắt giữ vì can tội
chống phá nhà nước Việt Nam. Đã có một luồng suy nghĩ thoáng trong tôi, họ chỉ
là những con người làm việc duy ý chí, chủ quan, hoạt động manh múng, cục bộ,
đơn lẻ mà không có một tổ chức vững mạnh, chính quy; họ thật chẳng đủ mạnh để
chống phá, lật đổ chính quyền như tội danh mà họ “mang vác” trên người.
Trương Duy Nhất
là một bloger, một người viết blog cũng can tội phá hoại nhà nước Việt Nam và
không chỉ có một bloger Duy Nhất đã từng bị quản thúc. Có lẽ sẽ có một ngày vì
viết blog mà tôi sẽ bị bắt. Thế nên, tôi sẽ xét lại điều gì đã xảy ra với Cù
Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, Nguyên Kha, Phương Uyên,… kẻo một mai tôi cũng đứng
sau song sắt và ngu ngơ không hiểu “Vì sao và vì sao?”.
Tuy nhiên, tôi
vốn là một kẻ lười biếng. Nếu truy nguyên tất cả mọi việc thì biết đến bao giờ.
Thêm nữa, thâm nhập vào blog Trương Duy Nhất thì nguy cơ bị vi rus, sâu
computer Trương Duy Nhất tấn công máy tính thì khổ. Được biết Trương Duy Nhất
là bloger viết về chính trị thì trên mạng trang blog dạng này không thiếu. Tìm
hiểu sơ bộ thì nhận diện được những bài viết về chính trị, phân tích đường lối
chính sách nhà nước có phần rát, cực đoan và quá khích. Phần lớn nội dung bài
viết phân tích chính trị chỉ ra những điểm sai có phần chủ quan, thiếu tầm mà
không có sự cảm thông, chia sẻ, góp ý. Chỉ ra những sai lầm mà không có sự góp
ý sửa sai đúng mực thì chỉ làm rối việc, gây nhiễu loạn lòng người và xã hội.
Đôi khi những bài viết lại rơi vào cực đoan, quá khích, lối thoát cho vấn đề
đặt ra không có thì bươi móc vấn đề ra để được gì? Có chắc rằng khi đặt bạn vào
vai trò, vị trí đó bạn sẽ làm tốt, hiệu quả hơn không hay lại khiến cho sự việc
trở nên tồi tệ hơn… Và những nhận định, đánh giá, phân tích vấn đề của bạn phải
chăng đã thật sự khách quan, tổng thể và đúng mực? Về sự hiểu biết mỗi người sẽ
có những giới hạn nhất định thế nên người viết blog cần nên không tự ý đánh giá
bằng thiên kiến cá nhân. Thế nên những câu hỏi mở, những lối thoát cần được
vạch ra để số đông người đọc nhận định thì có lẽ sẽ hợp lý hơn. Hơn nữa, vấn đề
đặt ra nơi bài viết là những chia sẻ, đóng góp chứ không chỉ tập trung vào việc
chỉ trích, xuyên tạc,... hay tô hồng vấn đề thì hẳn bài viết sẽ hợp lý, có giá
trị hơn. May ra với nội dung như thế thì bloger mới tránh khỏi việc bị khoác
chiếc áo phản động, chống phá nhà nước lên người và không phải ngồi bóc lịch
nơi chốn lao tù.
…
Còn nhớ ngày tôi
nghe trên tivi nói việc Nguyên Kha, Phương Uyên bị bắt do việc viết, rải truyền
đơn thì tôi cũng chỉ nghĩ rằng “Khi đem họ ra xét xử thì phiên tòa có công khai
minh bạch nội dung những tờ truyền đơn mà họ đã viết và đồng ý việc phản biện
khách quan trước bàn dân thiên hạ hay không?” và rồi cười nhạt. Rồi thì cũng
qua, bẵng đi ít lâu vụ Nguyên Kha, Phương Uyên được đem ra xét xử mà tôi chẳng
buồn để ý đến. Tình cờ vào mạng tôi lại thấy bài viết “Yêu nước, phạm tội gì?”
nên lấy làm hiếu kỳ, tò mò. Vào xem thì mới hay là vấn đề liên quan đến Phương
Uyên, Nguyên Kha. Hay cho cái tiêu đề “Yêu Nước, Phạm Tội Gì?”. Và người viết
đã đưa ra những luận chứng thể hiện việc bảo vệ Phương Uyên, cũng hay những trí
thức trẻ sống cống hiến đã có người đồng cảm. Trong nội dung bài viết còn trích
dẫn lời phát biểu đanh thép của Phương Uyên có nội dung đại loại là “Tôi sống
vì tình yêu đất nước, tôi đã làm gì sai, tôi đã phạm tội gì?”. Thế là tôi nghĩ
Phương Uyên có tội do cống hiến tình yêu đất nước.
Rồi thì … tìm
hiểu thêm được biết Phương Uyên có sở hữu một hình vẽ là cờ vàng có 3 sọc đỏ, 2
mảnh giấy viết bằng chẳng rõ máu hay màu; (Nếu là máu) thì máu gà hay máu cá,…
với những lời lẽ không hay về nhà nước Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc
(Chỉ biết thế thôi, không hay chỗ nào không được nói rõ. Thế nên khó đánh giá
đúng sai); người viết sau khi phân tích chủ quan đã đưa ra nhận định “Chẳng Cấu
Thành Tội Phạm”. Nếu chỉ nhìn nhận cách phân tích của người viết thì dễ nhận
thấy thiếu hẳn tính khách quan, có phần bao biện, bào chữa vụng về. Bởi lẽ
người biết đến lá cờ vàng 3 sọc đỏ ở độ tuổi của Phương Uyên vào thời điểm hiện
tại là gần như không có.
Tôi đã 35 tuổi
đời mà rất hiếm khi nhìn thấy một lá cờ vàng 3 sọc đỏ và gần như không mấy chú
tâm về một dĩ vãng đã xa. Thế nên để vẽ và giữ lá cờ đó hẳn là không thể là tư
duy nông nổi hay việc chấp giữ ký ức về một thời đã qua,… ở những người trẻ
tuổi. Người viết đã bao biện việc sở hữu hình vẽ một lá cờ 3 sọc đỏ không thể
cấu thành tội danh. Nghe có vẻ cũng đúng bởi lẽ trong trang sách lớp 1 có cả lá
cờ Trung Quốc, sử sách đâu thiếu gì là cờ Mỹ, cờ Pháp,…
Tuy nhiên, nếu
lá cờ đó được sở hữu bởi một người nhiều tuổi thì có thể khiêng cưỡng nhìn nhận
họ đang hồi tưởng về miền ký ức. Đằng này, những người trẻ tuổi đang gìn giữ lá
cờ đó thì hẳn là họ đang ôm ấp một lý tưởng, mục tiêu nào đó.
Và đơn giản nhất
để rõ biết vấn đề là hãy hỏi họ “Tại sao họ giữ lá cờ 3 sọc đỏ? Họ biết gì về
lá cờ đó? Phải chăng họ đang ôm ấp hy vọng “đổi mới” lá cờ hiện nay bằng việc
sử dụng lại hình ảnh lá cờ cũ? Họ được gì khi theo đuổi lá cờ 3 sọc đỏ? Đó là
lý tưởng của họ hay do họ bị lôi kéo bởi một thành phần nào đó?... Có rất nhiều
câu hỏi được đặt ra và nếu sống hiểu biết, chân thành người hỏi sẽ rõ biết tất
cả những điều gì mà họ muốn biết.
Tôi muốn nói
điều gì?
Phương Uyên tự
mình không thể làm những điều đã làm.
Có lẽ đã có một
tổ chức đứng sau giật dây và nếu không kéo Phương Uyên trở lại thì khó có thể biết
kẻ chủ mưu là ai?
Xét xử Phương
Uyên vào tội trọng sẽ khiến lòng người không phục và kéo theo những phản kháng
bất lợi, ngoài ý muốn. Ở một mức độ nào đó, có thể nói Phương Uyên chỉ là một
con cờ và người chơi cờ sẵn sàng vứt quân cờ khi giá trị quân cờ bị mất. Trên
thực tế giá trị quân cờ Phương Uyên tạm không còn hữu dụng trên bàn cờ nhưng ở
ngoài bàn cờ thì vẫn còn giá trị lợi dụng thể hiện qua việc “Yêu Nước, Phạm Tội
Gì?”.
Nếu không nắm
bắt được gốc thì mai này sẽ có thêm rất nhiều Nguyên Kha, Phương Uyên,… và nhà
tù không thể mãi tiếp tục dựng lên để giam giữ những người trẻ tuổi, đầy nhiệt
huyết, sức sống.
(Còn tiếp)
Bài liên quan
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.3)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.2)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét