Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.2)
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018
…
Phải chăng
Phương Uyên, Nguyên Kha,… chỉ là con rối của người khác?
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây
Nếu Phương Uyên,
Nguyên Kha,… rõ biết điều đó “Họ chỉ là một quân cờ trong ván cờ tranh đua
quyền lực” thì có lẽ họ sẽ không tiếp tục cống hiến cho một lý tưởng không
thuộc về họ. Và chỉ khi đó thì âm mưu, thủ đoạn, kế hoạch của một tổ chức chống
phá nhà nước Việt Nam mới được vạch trần, phơi bày. Sự bền vững của đất nước
Việt Nam lúc bấy giờ mới có sự trường tồn khi tinh thần đoàn kết tương tác có
sự hiểu biết chia sẻ, đồng điệu toàn đảng, toàn dân được chặt chẽ, khắng khít.
Phàm làm bất cứ
một việc gì thì con người thường xét đến yếu tố vì ai?
Vậy Cù Huy Hà
Vũ, Trương Duy Nhất, Nguyên Kha, Phương Uyên,… đang làm việc vì ai? Vì điều gì?
Vì cá nhân họ ư?
Họ muốn nghiễm nhiên, chễm chệ ngồi trên đỉnh cao của chiếc ghế quyền lực ư? Có
thật không?
Muốn rõ biết thì
bạn hãy đi hỏi trực tiếp họ. Tôi tin chắc rằng họ sẽ trả lời rằng “Họ không vì
chiếc ghế quyền lực, họ vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Câu trả lời này
liệu có đáng tin không?
Ta hãy thử phân
tích. Câu trả lời không vì chiếc ghế quyền lực thể hiện rằng họ đã không vì họ
mà làm; một cuộc sống tốt đẹp hơn - câu này mang tính tích cực, dàn trải, sâu
rộng, có ý nghĩa cao đẹp,... Đã có bóng dáng họ trong đó nhưng một chút thôi,
chủ yếu là vì người.
Nếu đây là câu
trả lời thành thật thì phải chăng việc họ làm rất đáng trân trọng, cần học tập
trong bối cảnh xã hội chìm sâu trong cách suy nghĩ, lối sống thực dụng, ích kỷ
và việc gán ghép khép cho họ chiếc áo chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
e rằng rất khiêng cưỡng, tội lỗi?
Phải chăng họ
không đáng bị giam sau song sắt nhà tù?
Nếu sống vì
người mà bị giam cầm thì Việt Nam liệu chừng sẽ phải xây dựng bao nhiêu cái nhà
tù để giam giữ những con người có sự tư duy đổi mới trong thời điểm quá độ của
sự hiểu biết khách quan, tổng thể và biết sống thật.
Có phải nếu họ
thành thật thì cách hành xử đối với họ hiện tại là điều rất đáng tiếc?
Đặt ngược lại
vấn đề họ đang sống vì họ. Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, Nguyên Kha, Phương
Uyên,… đang muốn tranh giành quyền lực. Họ là giới trí thức, có hiểu biết.
Có lý nào họ ngu
muội, mù quáng về việc làm, mục tiêu tranh đấu của chính họ?
Họ sẽ tự cân
nhắc được một điều rất rõ ràng là “Những việc họ làm dễ thường khiến họ bị vong
mạng, hoặc bị cầm tù; việc giành lấy chiếc ghế quyền lực là điều xa xỉ qua cách
làm của họ…”. Thế nên bảo họ làm vì tranh giành quyền lực, địa vị e rằng không
đúng, gượng ép mất.
Không vì quyền
lực, địa vị vậy phải chăng họ làm vì danh?
Có thể đúng
nhưng họ chỉ tạo được danh tiếng khi việc làm họ đúng đắn, hợp thời.
Nếu điều đó xảy
ra thì danh tiếng họ có được cũng đáng vì họ đã nỗ lực, cống hiến để hoàn tất
một việc làm đúng, có ý nghĩa.
Còn bằng việc họ
làm không hợp lòng người, làm sai thì phải chăng để lại tiếng xấu ngàn đời - kẻ
phản bội, tội đồ của dân tộc?
Trên thực tế họ
đã cân phân nặng nhẹ, lẽ đúng sai và trong bối cảnh xã hội hiện tại họ sẽ dễ
dàng nhận biết cái giá phải trả khi theo đuổi việc làm của mình. Thế nên, thật
không thể tùy tiện khẳng định họ vì danh lợi mà làm.
Cố làm việc để
“Không thành công cũng thành nhân” ư? Vì người ư?
Chỉ thấy bóng
dáng những tù nhân trăn trở, suy tư, ngồi chẳng buồn xé lịch.
Có thành nhân
được không hay đánh mất luôn hình hài một con người?
Vì người mà sao
lại tạo ra một khoảng trống mênh mông, sự lạnh nhạt, kỳ thị, bị bỏ rơi của đồng
loại - những người dân Việt?
Có đáng không
khi hy sinh vì những người ghét bỏ mình, sống ích kỷ, thờ ơ và lãnh đạm?
…
Thế đấy! Có lẽ
họ cần được xem nội dung bài viết này để họ nhận thức, tư duy lại tương lai của
chính họ. Vì khi đó họ sẽ tự suy tư “Ta đã sai chỗ nào?”.
Lý tưởng ư, tình
yêu người ư, sự thật ư? Phải chăng người không cần đến ta?
- Ta đã dại khờ
khi biết yêu người.
Phải chăng thật
không đáng để hy sinh cho những kẻ xấu xa, hèn mọn, bạc nhược?
Nếu là lý tưởng
là của ta thì hãy xét lại có nên tiếp tục hay từ bỏ để về sau không hối tiếc.
Còn nếu là lý tưởng của một nhóm người, một thành phần đối lập Đảng cộng sản
thì hãy tư duy, đánh giá lại “Ta hy sinh khoảng trời tự do, tuổi trẻ, nhiệt
huyết có đáng hay không?”.
Nỗ lực, cống
hiến để giành giật quyền lực, địa vị cho người khác mà người đó lại vô đạo, kém
đức dùng ta như một quân cờ và sẵn sàng ném đi khi ta mất dần giá trị lợi dụng
thì phải chăng ta đã sai, đã là con rối phó mặc cho người giật dây?
Ta bị giam cầm,
đánh mất tuổi trẻ còn họ tiếp tục đi tìm, lôi kéo những quân cờ khác và bỏ rơi
ta. Ta chết vô ích nơi tù giam bởi cơn gió lạnh đầu đông, bởi lòng người bạc
ác; còn họ vẫn thong dong sống hưởng thụ bên đời hay lòng họ nghĩ nhớ về ta
mãi.
Hãy cân nhắc khi
ta đang sống vì lý tưởng, mục tiêu phục vụ cho người!
Nếu nhận ra sự
lọc lừa, gian trá thì hãy dừng lại, hãy quay về để làm lại cuộc đời, ta luôn có
những chọn lựa và hãy trân quý mạng sống, nhiệt huyết, giá trị và sự hiểu biết
của chính mình.
Sau khi rà soát,
tư duy lại mà bạn vẫn cho rằng mình đã đúng thì cứ hãy tiếp tục cống hiến, theo
đuổi việc đang làm và điều quan trọng nhất là phải chấp nhận điều được gọi là
cái giá phải trả. Đôi khi đó chính là mạng sống con người.
…
Hẳn Cù Huy Hà
Vũ, Trương Duy Nhất, Phương Uyên, Nguyên Kha,… đã không chỉ vì cá nhân họ mà
thực hiện những việc làm để trở thành tù nhân chính trị. Một số lượng người
trong số tù chính trị có thể là vì tham vọng, mục đích, lý tưởng riêng nhưng
không thể là tất cả.
Có lẽ họ đã vì
mọi người nhưng mọi người đã không biết đến giá trị của việc họ làm, người chưa
cần đến họ hoặc chỉ lợi dụng họ. Và vì lý tưởng yêu người mà không được lòng
người họ đã trở thành tội đồ của dân tộc - những kẻ tạm gọi không yêu nước. Yêu
người mà thành ra không yêu nước, kẻ phản bội thì cũng đau lòng, đáng tiếc
thay!
Có lẽ mai này số
người Việt vì viết ra những điều rất thật, có lý nhưng chưa đứng trên lập
trường khách quan, tổng thể, gây ra sức ép dư luận đến nhà cầm quyền sẽ bị bắt,
đưa ra xét xử và phạt tù không ngừng tăng lên và để rồi họ thảng thốt “Tôi yêu
nước đã phạm tội gì?” sẽ bật ra giữa phiên tòa công lý xét xử.
Có lẽ rồi đến
một lúc nào đó nhà tù không đủ để nhốt những con người nhiệt huyết. Khi ấy
những kẻ chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cơ may trở thành trí sĩ
yêu nước. Trò chơi ô chữ dường như chỉ vừa mới bắt đầu.
…
Có bao giờ những
nhà quản lý tự đặt ra câu hỏi “Tại sao ngay trong bối cảnh tranh tối, tranh
sáng khi vừa giành chủ quyền đất nước thì có rất nhiều thế lực thù địch chống
đối; tiếp theo sau là sự tiêu biến, tụt giảm những tổ chức đối nghịch khi đất
nước đi vào ổn định. Vậy mà đến thời điểm hiện tại khi tổ chức hệ thống chính
quyền, công quyền, an ninh chặt chẽ, lớn mạnh thì số người đứng ra thể hiện
quan điểm sai biệt với cách quản lý xã hội ở thành phần lãnh đạo lại không ngừng
gia tăng dù họ biết rằng “lật đổ chính quyền còn khó hơn việc hái sao trời”
nhưng họ vẫn đấu tranh, vẫn lên tiếng dù cho cái giá của việc họ làm là bị cầm
tù hoặc đánh đổi cả mạng sống?””?
Nếu thật sự biết
nghĩ đến dân, do dân, vì dân thì câu hỏi này đã được đặt ra trên bàn quốc hội
nhưng dường như đã không có những câu hỏi có đại ý như thế. Có chăng là sự che
đậy, ngụy biện và tung hỏa mù làm rối mắt người? Nếu câu hỏi trên được chú
trọng đặt ra, cân nhắc, đánh giá thì hẳn những nhà lãnh đạo sẽ có cơ may nhận
ra việc quản lý, xây dựng, định hướng phát triển đất nước dường như có điều
chưa ổn, có điều sai lầm, khuất tất,… khiến lòng người phẫn uất, phản kháng,
đấu tranh.
Nhận diện sai
lầm đã mất nhiều thời gian, rồi đề ra giải pháp sửa sai lại ngốn thêm một mớ
thời gian. Nhưng khi các nhà quản lý chưa nhận ra, thừa nhận sai lầm thì việc
sửa sai biết đến bao giờ? Do không nhận diện được sai lầm thì những lời ngụy
biện, khỏa lấp, che đậy sẽ không ngừng được đưa ra; những chiếc bánh vẽ được
bày ra trước mặt bàn dân thiên hạ,…
…
Rồi thì tất cả
rơi vào ngõ cụt, đường tối. Những câu hỏi nhiệt thành sẽ trở thành vụng về, vô
nghĩa chăng?
Ngày
mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Bài liên quan
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.3)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.2)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét