Lạm bàn về biểu tượng lá cờ
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018
Lá cờ chỉ đơn
giản là một biểu tượng mà một số người chọn ra để biểu trưng cho đất nước, cho
dân tộc. Nhưng sự thật là là cờ không nhiều giá trị cho bản sắc dân tộc, đất
nước. Biểu tượng đó chỉ do sự chủ quan của một số người có quyền lực áp đặt và
gia cố bằng niềm tự hào, sự ảo tưởng yêu nước và vô hình chung máu con người đã
đổ ra cống hiến cho quyền lực, tham vọng của kẻ khác.
Vì thế màu sắc,
hình ảnh của lá cờ là tùy thời, tùy quan niệm của thành phần nắm trong tay
quyền lực, sức ảnh hưởng…. Vì lẽ đó màu cờ không chỉ là đỏ, là vàng mà còn có
trắng xanh vàng đen và hình ảnh thì cũng đa dạng chứ không chỉ đơn thuần là 1
ngôi sao, 3 đường kẽ, 1 dấu thập, vầng trăng non, một mớ những vì sao,…
Màu cờ có sự đổi
thay nên giá trị của lá cờ không thể hơn sắc đỏ thường hằng trong máu của con
người. Vì bởi sắc đỏ luôn có trong máu con người ít nhiều gì cũng thể hiện lòng
sắc son, sự thủy chung; sắc đỏ của máu không thường đổi thay như màu cờ và lòng
dạ con người.
Và quan trọng
hơn máu của con người là biểu trưng của sự sống chứ không mang bản chất vô tri
của biểu tượng lá cờ. Dùng sự sống đánh đổi cho một vật thể chết và cho rằng
cống hiến cho lý tưởng, cho vinh quang, cho sự trường tồn, tự hào dân tộc hay
cho lòng người khác vốn đa đoan, muôn lối thì đâu thể khẳng định đó là việc làm
đúng mực, hợp lẽ của một con người có sự hiểu biết khách quan, tổng thể,…
Thực ra hình ảnh
lá cờ không gây nên tội huống hồ là hình ảnh lá cờ 3 sọc một thời tung bay trên
đất nước Việt Nam. Hình ảnh lá cờ vàng 3 sọc đỏ cũng không là vết nhơ của lịch
sử dân tộc Việt Nam bởi lẽ đó cũng là thời vàng son ngắn ngủi của một chế độ và
cũng đã có không ít người Việt đã cống hiến máu xương, mạng sống cho lá cờ đó.
Bỏ cả mạng sống để tranh đấu thì không hẳn những người Việt từng ngã xuống đã
sai.
Hãy nhìn lại vấn
đề lá cờ một cách khách quan, trung thực, thẳng thắn hơn. Nó không là sự đúng
sai mà chỉ là sự sai khác về tư tưởng. Hai hay nhiều luồng tư tưởng sai biệt
hoặc đối lập dù rằng có chung nhận định “Đó là lòng yêu nước” và con người đã
đấu tranh sống chết vì lý tưởng chung có vẻ tích cực trên.
Và sau cùng “Kẻ
thắng đã làm vua” khi đứng trên muôn vạn xác thây người chết. Có những người là
bạn, là đồng chí; có những người được gọi là kẻ thù, là thành phần phản động,
kẻ phản bội đã chết đớn đau và dường như vô nghĩa.
Vì sao?
Vì phần đông
những xác người nằm xuống là người Việt; người Việt đã bắn giết lẫn nhau để
phục vụ cái lý tưởng “Lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào”. Rồi mai đây
người Việt lại tiếp tục giết hại lẫn nhau để phục vụ cho cái lý tưởng gọi là
“Vì màu cờ, sắc áo” đó.
Đặt trường hợp
lá cờ 3 sọc vàng đã thắng thì những người cống hiến cho sắc cờ đỏ sao vàng sẽ
là thành phần nổi loạn, lực lượng phản động xấu xa, tàn ác,… Điều đó không có
gì sai với thực tế cũng như bản chất con người trong thời loạn - Giết người để
sống còn. Thế đấy đó chỉ là một trò chơi mà quy luật cuộc chơi tựa như chiếc
đồng hồ cát.
Trò chơi đồng hồ
cát dùng để đo thời gian nhưng cát đã được thay bằng máu xương, mạng sống của
con người. Và… khi con người chưa khách quan, tổng thể, đúng mực nhìn nhận thì
trò chơi vẫn còn đang tiếp tục trên phạm vi thế giới.
Máu thịt con
người sẽ vẫn không ngừng đổ xuống cho niềm tin, lý tưởng và những con người với
sự hiểu biết chủ quan, phiến diện, cực đoan sẽ tiếp tục hủy hoại mạng sống của
mình và đồng loại vì một điều chung nhất - lòng yêu nước, yêu dân tộc mà khác
biệt lập trường, quan điểm, định hướng xây dựng.
Có vẻ chiếc đồng
hồ cát ở đất nước Việt Nam đang có phần máu xương bên trên dần cạn và nếu không
đủ hiểu biết để sửa sai thì đồng hồ cát sẽ được đảo cực để tắm máu người Việt
thêm lần nữa.
Và… với ai khác
bạn ngụy biện lá cờ đỏ sao vàng đã đúng khi đánh đuổi Pháp, Mỹ để cứu nước thì
được nhưng với tôi thì lời bào chữa đó vô nghĩa, không có nhiều giá trị.
Có thể trước đây
khi sự hiểu biết tôi còn nông cạn, chủ quan, phiến diện trói vào sự giáo dục 1
chiều thì tôi sẽ tin vào điều đó. Nhưng hiện tại tôi đang nhìn cuộc sống bằng
sự khách quan, tổng thể, bằng sự hiểu biết sáng rõ, đúng mực thì sự việc đã
khác.
Vì sao?
Phàm việc gì
cũng có sự đúng sai, cũng có cái giá của nó.
Cái giá của cái
mà người đời gọi là lòng yêu nước, tự hào dân tộc là bao nhiêu máu xương của
đồng bào người Việt bỏ ra?
Và hiện tại
người Việt đã, đang và sẽ được gì?
Độc lập, tự do,
hạnh phúc ư?
Xã hội Việt Nam
phải chăng đã có được điều đó hay ngày càng bị gò bó, trói buộc, giam hãm, chèn
ép nặng nề hơn?
…
Hãy khách quan
nhìn nhận! Hàng loạt chế tài, án phạt, quy chế,… đang trói chặt mỗi con người
Việt Nam và chúng không ngừng được bổ sung và nâng cao mức phạt và quy ra tiền.
Tất cả đều được
quy đổi bằng tiền; ai là người được lợi, được hưởng từ những số tiền đóng phạt?
Người dân ư? Có
thật không?
Nếu không thật
thì những số tiền phạt khủng và khiếp đó đã đi đâu, về đâu?
…
Đừng nói với tôi
là xây dựng đất nước vì đó cũng chỉ là lời gian trá, lừa mị. Thuế, thuế, … rất
nhiều thứ thuế; giảm mức thu thuế này thì đã bọc hậu thêm nhiều loại hình thuế
khác.
Hàng năm số tiền
thuế thu được là bao nhiêu và đã đi đâu, về đâu? Tại sao người dân không được
biết?
Nếu sử dụng
nguồn thuế - ngân sách quốc gia đúng mực thì hẳn là số tiền nợ quốc tế mà người
dân phải gồng gánh trả hết đời này sang đời khác đã không ngừng tăng lên vượt
mức qua từng năm và không có một tín hiệu nào khả quan cho thấy người Việt sẽ
trả dứt nợ.
Lẽ nào người
Việt sẽ luôn là con nợ, là nô lệ ngàn năm.
Cuộc đời kẻ nô
lệ có tự do, có độc lập, có hạnh phúc không?
Có, một chút
thôi nếu ta đừng mở to mắt ra nhìn thẳng vào cuộc sống; Hãy khép mắt mà bước đi
và chẳng cần biết ngày mai sẽ về đâu?
Khi đó bạn sẽ có
một chút tự do, độc lập và hạnh phúc. Ừ, một chút thôi nên lòng ta cũng bồi
hồi, xót xa.
Thế đấy, xã hội
ngày nay đầy dẫy tệ nạn bài bạc, số đề, ma túy, mại dâm, đâm thuê chém mướn,…
Những người sống lương thiện cứ nom nớp lo sợ khi bước đi trên đường sau những
buổi tan ca mệt nhoài.
Bối cảnh xã hội
này có khác gì thời được gọi là ngụy quân, ngụy quyền, tốt đẹp hơn hay xấu xa,
tệ hại hơn?
Đập phá những
cái được gọi là cũ, là sai; rồi xây dựng, đổi mới bằng rất nhiều công sức, tiền
của để tạo ra một xã hội không khác gì cái trước đó hoặc tệ hại hơn.
Việc làm này có
đúng, có ý nghĩa không?
Ai đó, hãy trả
lời đi!
Đấu tranh giành
lấy đất nước, giải phóng người dân khỏi ách áp bức, bóc lột của giặc ngoại xâm
Pháp, Mỹ. Nghe thật hay, thật lý tưởng nhưng là lời thật hay chỉ là sự dối lừa,
gian trá.
Thế còn những năm
tháng đói nghèo, khốn khổ triền miên của những năm 70, 80 thì sao?
Những cuộc thanh
trừng giai cấp tư sản - tiểu tư sản cứng nhắc, man rợ đã khiến Bác Hồ bật khóc
thì sao? Và hàng loạt những sai lầm khiến người dân khốn khổ, bần cùng trước
đây và bây giờ thì sao?
Khoảng cách giàu
nghèo ngày càng rộng, sự mất giá trị gần như toàn diện của ngành giáo dục, uy
tín chính đảng tụt giảm không phanh, sự đoàn kết dân tộc rời rã, lối sống thực
dụng, ích kỷ ngự trị trong lòng mọi thành phần, tầng lớp xã hội,…
Xóa đói, giảm
nghèo trên giấy, căn bệnh chạy đua thành tích tồn tại, phát triển trong mọi
ngành, mọi giới,… tranh giành quyền lực, bất tài nhưng vẫn dùng mọi cách để giữ
ghế và ngoi lên,… thì sao?
Ô hay! Đất nước
Việt Nam rồi sẽ về đâu khi những chiếc bánh vẽ được chìa ra cho mọi người dân
và lời động viên “Hãy lót lòng rồi thì sẽ no”. Nhưng ăn bánh vẽ mãi làm sao no
lòng cho đặng?
Khi sự hiểu biết
con người nâng lên, họ đã, đang và sẽ nhận ra “Tất cả là sự dối lừa”; họ còn im
lặng vì lối sống thực dụng, ích kỷ đang chiếm dụng nội tâm. Nhưng khi sự dối
lừa với vô vàn bánh vẽ và lối sống thực dụng, ích kỷ không đủ để mỗi người an
ổn, bình yên,… tất cả sẽ đấu tranh, lên tiếng đòi quyền sống, đòi sự công bằng.
Vì sao giới
chính trị, kinh tế lại là thành phần ăn trên, ngồi trước, làm thì ít hưởng thì
nhiều?Tại sao lương công chức 3 cọc, 3 đồng mà phần lớn những nhà quản lý đều
nhà cao, cửa rộng, ruộng đất cò bay gãy cánh?
Vì sao và vì
sao?
Có bao giờ các
nhà quản lý, điều hành đất nước nhận ra những câu hỏi vì sao? Có thể có nhưng
một chút thôi và không đáng để bận tâm chăng?
Vì đó là chuyện
của người ở lại, người kế nhiệm còn ta phải hưởng thụ đặc quyền, đặc lợi ngay
trong nhiệm kỳ quyền lực của mình.
Mai này nếu có
người nhận ra ta dối lừa, gian trá thì đã là chuyện quá khứ, chuyện đã qua rồi
và ta đã “hạ cánh” an toàn.
Hơn nữa, nếu
truy nguyên gốc thì lỗi thuộc về cơ chế, thời đại. Ô hay! Ta ngây ngô làm một
người vô tội, hồn nhiên sống.
Pháp Mỹ đô hộ,
đàn áp, bóc lột người Việt, có không?
Có, ai mà không
vì lợi ích của mình nhưng hãy có chừng mực thì tất cả đều sống tốt.
Hãy nhìn lại sau
lưng, nhìn lại quá khứ, nhìn các nước khác tồn tại bạn sẽ nhận ra bản chất của
cuộc sống. Hong Kong, Ma Cau, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,…
Họ đã từng một
thời bị đô hộ, bị quản thúc và hãy xem chính quốc đã bóc lột đất nước họ như
thế nào?
Nếu không giành
lấy chủ quyền đất nước thì phải chăng ta đã phát triển vượt bậc, đã vươn xa
hơn. Nhưng đó chỉ là giả thuyết ngu ngơ, nông nổi.
Tại sao tôi lại
đặt ra một giả thuyết vụng về và không thật?
Vì bởi định
hướng xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam đang đi lẩn quẩn, vô định, thật sự
không biết sẽ đi đâu, về đâu với vô vàn điều không thật.
Và… một thoáng
vu vơ tôi đã đặt ra một giả thuyết rối lòng người. Đừng trách tôi gây rối vì
với cách hành xử của bạn khó tránh khỏi lòng người phân vân tự hỏi “Giá như…?”.
Tôi không hẳn là
kẻ hai lòng nhưng cũng đặt vấn đề để gạn lọc những dối lừa, nông nổi nơi sự
hiểu biết con người. Nói chỉ là nói chứ tôi đâu mơ mộng gì một đất nước Việt
Nam văn minh, hiện đại hơn ngay thời điểm hiện tại; còn vận động, lôi kéo mọi
người đập phá tất cả để rồi gây dựng lại thì tôi khác gì “Kẻ cắp ý tưởng vụng
về”. Nói để biết rồi quên và sửa sai.
Chê trách cách
người hành xử, áp bức, bóc lột người Việt Nam để rồi lấy máu xương dân tộc
giành lấy chủ quyền đất nước. Sau cuộc chém giết người Việt đã bị thương tích
nặng nề, lê những bước chân khập khiễng, xiêu vẹo, dần khỏe lại, dựa vào người
đứng lên. Rồi cho phép người đến bóc lột sức lao động người dân và cùng người
ngoài đè nén bóc lột sức dân với chiêu bài “Tự do - dân chủ - độc lập”.
Có đúng thế
không?
Sau một vòng
quay ta chấp nhận cùng người bóc lột, áp bức dân ta chứ không chấp nhận người
Việt khác cùng người đàn áp dân ta. Vậy ta vì dân ta hay vì ta?
Những lập luận
này đã sai chỗ nào, xin mọi người hãy cho tôi biết! Nếu biết rằng sai thì tôi
sẽ sửa sai và lời xin lỗi chân thành tôi sẽ gửi đến người.
Đừng tự lừa
mình, dối người. Tôi đã không muốn bươi móc chuyện ngày qua nhưng tôi đã chán
ngán nghe những lời dối lừa, trơ trẽn; những cái bánh vẽ đã không khiến tôi no
lòng và tôi nghe niềm đau của người dân, người lao động cần mẫn nuôi sống dân
tộc Việt Nam.
Một chút thôi
tôi muốn vì họ mà lên tiếng. Điều tôi cần không là sự đấu tranh, là bạo loạn
lật đổ chính quyền tôi chỉ cần 1 sự sửa sai kịp thời và đúng mực.
Những điều tôi
nói có sai không?
Nếu sai trái thì
hãy quản thúc tôi để tôi không gây nhiễu loạn lòng người. Nhưng mà thôi quản
thúc để làm gì chỉ tốn cơm ăn, áo mặc, chiếm dụng một khoảng đất. Vậy nếu tự
cho rằng tôi là kẻ gây rối, tên phá hoại thì hãy ban cho tôi một đặc ân - một
giấc ngủ sâu mãi mãi sẽ chấm dứt những lời nói đảo điên của một kẻ dại khờ.
Những trang blog
mà tôi lập ra chỉ là hiện tượng của vấn đề, bản chất của vấn đề là ở nơi tôi.
Thế nên đóng cửa những trang blog thì tôi sẽ mở ra những trang blog mới. Vì lẽ
đó giải quyết ở hiện tượng sẽ không chấm dứt được vấn đề. Và nếu tùy tiện đóng
những trang blog của tôi chỉ e tôi phản kháng vượt mức thì “khi ngọc nát, đá
cũng sẽ tan” và không hẳn tôi là đá nhưng tôi chấp nhận sẽ nát (nếu cần). Hơn
nữa, tôi không muốn phải “bới lông tìm vết” mãi vì xấu mặt người cũng chẳng đẹp
mặt tôi.
Tôi muốn dừng
lại và việc đối mặt là điều tôi cần. Chấp nhận sự ra đời của bộ sách Sự Hiểu
Biết Làm Thay Đổi Nhận Thức, Giá Trị Con Người và sửa sai những sai lầm then
chốt là yêu cầu mà tôi đưa ra để rồi tôi rời khỏi cuộc chơi.
Tôi sẽ tôn trọng
luật chơi khi người có lòng tự trọng.
Bài liên quan
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.3)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.2)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét