Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.1)
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018
Người xưa, Triệu Đà rõ biết chẳng thể dùng tiền chia
rẽ khối đoàn kết dân tộc của một nước mà phải dùng nội gián phá vỡ khối đoàn
kết từ bên trong. Hay nói cách khác là không thể dùng tiền mua được nỏ thần mà
phải trộm cắp nỏ thần. Thêm nữa, Triệu Đà đã gặp may khi đối thủ An Dương Vương
quá đỗi tự mãn, dễ dàng sa ngã vào lòng tham, cám dỗ dục vọng và mắc rất nhiều
sai lầm khi điều hành, quản lý đất nước qua cách hành xử độc tài, bảo thủ, cực
đoan, chuyên quyền,…; nội bộ cộng đồng Âu Lạc dễ bị thao túng, chia rẽ cũng do
nơi lòng tham, sự ích kỷ, sự hiểu biết chủ quan, nông cạn,…
Có lẽ, Triệu Đà cũng rõ biết “Nếu dùng tiền mua được
nỏ thần của An Dương Vương thì hẳn là An Dương Vương đã có rất nhiều súng thần
công…
Còn nhớ chuyện
hàng ngàn năm về trước. Vua An Dương Vương được Thần Kim Quy trao cho nỏ thần để
bảo vệ đất nước. Lúc bấy giờ, Triệu Đà là kẻ muốn xâm chiếm thành Cổ Loa nhưng
sau nhiều lần liên tiếp tấn công đều chuốc lấy thất bại ê chề. Do biết An Dương
Vương có báu vật trấn quốc - nỏ thần Triệu Đà đã giở thủ đoạn cầu hòa bằng việc
đưa con trai Trọng Thủy sang làm con rể An Dương Vương nhằm mưu đồ trộm cắp nỏ
thần. Gian kế thành công, Triệu Đà trộm được nỏ thần đã kéo đại quân sang nhấn
chìm thành Cổ Loa trong biển lửa. Việc mất nỏ thần, mất nước khiến An Dương
Vương phẫn uất chém đầu công chúa Mỵ Nương rồi tuẫn tiết.
Câu nói sau cùng
mà vua An Dương Vương nghe thần Kim Quy nói là “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó”
để rồi An Dương Vương vung một nhát kiếm cắt lìa đầu công chúa Mỵ Châu. Có thể
xem đây là một nhát kiếm oan nghiệt, đầy tội lỗi. Là đỉnh cao thành công của
gian kế chia rẽ sự đoàn kết ở đất nước Âu Lạc khiến người cha phải tự tay giết
chết người con ruột thịt, máu mủ.
Câu nói Thần Kim
Quy từng nói “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó” đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Hãy
khai quật nấm mồ lịch sử để xem ai đúng, ai sai?
Ở góc nhìn hạn
hẹp, bạn sẽ thấy An Dương Vương giết Mỵ Châu là đúng với câu gợi ý của Thần Kim
Quy.
Nhưng khi mở
rộng vấn đề trên phương diện tổng thể thì bạn sẽ nhận ra An Dương Vương đã sai
hoàn toàn, càng làm, càng sai. Và … sự u mê, mù quáng lý trí, tình cảm đã khiến
An Dương Vương hiểu sai lời gợi ý của Thần Kim Quy.
Nỏ thần mất,
nước mất không do nơi công chúa Mỵ Châu mà do An Dương Vương quá tự cao, tự
đại, chủ quan, khinh suất việc phòng bị. Kể từ khi kết thông gia cùng Triệu Đà
đã tự mãn, không còn thao lược quân sĩ mà mãi lo đàn ca, hát xướng, ăn chơi,
hoang đàng khiến tinh thần đoàn kết quân dân bị đứt gãy. Và… đến khi Triệu Đà
đem quân đánh sang, Trọng Thủy làm nội ứng thì thành Cổ Loa mất là lẽ đương
nhiên và là việc ngoài tầm của Mỵ Châu.
Lấy chồng thì
phải theo chồng, gia quy phong kiến đã vậy thì bảo Mỵ Châu làm sai thì thật rất
miễn cưỡng. Thế nên “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó” mà An Dương Vương ra tay sát
hại con thì đủ thấy tầm nhìn của An Dương Vương quá ư kém cỏi. Từ đầu đến cuối,
lỗi lầm do một tay An Dương Vương gây nên mà lại đi giết chết con thì thật quá
thiển cận, ngu muội.
Nhìn lại sau
lưng là nhìn lại những việc mình hoặc những người đi trước đã làm để nhận biết
những việc gì đúng, những điều gì sai, chưa ổn ngõ hầu ra sức sửa sai hoặc làm
tốt hơn chứ không phải nhìn ra phía sau để thấy Mỵ Châu rồi giết. Trên thực tế,
công chúa Mỵ Châu không thể đưa nỏ thần cho Trọng Thủy.
Vì sao không có
việc Mỵ Châu trao Trọng Thủy nỏ thần?
Vì nỏ thần vốn
không có thật. Hay nói đúng hơn là nỏ thần không phải là một hiện vật hữu hình.
Tôi đã dựa vào
điều gì để xác thực lại Truyền thuyết nỏ thần An Dương Vương?
Tôi dựa vào sự
thật là không thể có sự tồn tại của chiếc nỏ thần vật chất. Đã từ lâu chúng ta
chỉ dựa vào “tai nghe, mắt thấy”, dựa vào hiện tượng mà không nhận diện bản
chất vấn đề, chúng ta đã lười biếng tư duy nên góc đánh giá vì thế cũng lệch
lạc, sai lầm.
Nỏ thần là gì?
Nỏ thần vốn là
tinh thần đoàn kết dân tộc của người Âu Lạc xa xưa. Một tinh thần đoàn kết vững
chắc, kiên định khiến giặc ngoại xâm hùng mạnh phương bắc không thể đô hộ.
Triệu Đà sau nhiều lần xâm chiếm không thành đã đưa Trọng Thủy sang cầu thân
nhằm mục đích đánh tan sự cảnh giác của An Dương Vương cùng người dân Âu Lạc.
Kết quả là An Dương Vương đã tự rơi vào quỷ kế của Triệu Đà, chỉ vài lời tâng
bốc, tán dương đã khiến An Dương Vương trở nên tự mãn, ngủ vùi trên chiến thắng
và những cuộc ăn chơi vô độ, thâu đêm đã phá hoại sức khỏe, tinh thần đoàn kết
của người Âu Lạc. Đến khi thời cơ chín muồi thì một lần tiến quân Triệu Đà đã
đánh tan đoàn quân rệu rã tinh thần chiến đấu của An Dương Vương.
Giặc ở sau lưng
nhà ngươi đó - Chính là những việc mà mỗi người đã từng làm chứ không phải đó
là thằng hàng xóm hay công chúa Mỵ Nương… gây ra. Bạn đừng hiểu lầm mà hỏng
việc.
Nỏ thần An Dương
Vương là một bài học lịch sử chứ không chỉ là truyền thuyết. Người xưa đã thi
vị hóa câu chuyện khiến người đời nay cứ ngỡ là một truyền thuyết không có
thật. Người xưa đã không dám nói thẳng sai lầm của An Dương Vương vì vua bênh
đằng vua, quan bênh đằng quan,… sơ sẩy là đầu lìa khỏi cổ.
Nỏ thần vốn
không phải là vật thật mà là tinh thần đoàn kết dân tộc chặt chẽ, bền vững.
Triệu Đà vốn thâm hiểm, sau nhiều lần tiến đánh thất bại đã nhận biết chẳng thể
xâm chiếm Âu Lạc bằng sức mạnh quân sự nên đã đưa Trọng Thủy sang để tạo sự
chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ cộng đồng người Âu Lạc.
Người xưa, Triệu
Đà rõ biết chẳng thể dùng tiền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của một nước mà
phải dùng nội gián phá vỡ khối đoàn kết từ bên trong. Hay nói cách khác là
không thể dùng tiền mua được nỏ thần mà phải trộm cắp nỏ thần. Thêm nữa, Triệu
Đà đã gặp may khi đối thủ An Dương Vương quá đỗi tự mãn, dễ dàng sa ngã vào
lòng tham, cám dỗ dục vọng và mắc rất nhiều sai lầm khi điều hành, quản lý đất
nước; nội bộ cộng đồng Âu Lạc dễ bị thao túng, chia rẽ cũng do nơi lòng tham,
sự ích kỷ, sự hiểu biết chủ quan, nông cạn,…
Có lẽ, Triệu Đà
cũng rõ biết “Nếu dùng tiền mua được nỏ thần của An Dương Vương thì hẳn là An
Dương Vương đã có rất nhiều súng thần công.
Ngày nay, con
người thông minh, nhiều hiểu biết hơn xưa nhưng do chủ quan, độc tài mà quên
vội những bài học quý cổ xưa.
Mua nỏ thần ư?
Được không?
Có lẽ mua được
nhưng đó là chiếc nỏ thần bằng vật chất, nó không có là bao giá trị, không có
nhiều ý nghĩa cho khối đoàn kết dân tộc, khối đoàn kết toàn đảng, toàn dân.
Thậm chí là chính do sự khuất tất của việc mua sắm nỏ thần; sự độc tài, bảo
thủ, giả trá,… ở một nhóm người càng khiến cho sự chia rẽ nội bộ, chia chẻ khối
đoàn kết dân tộc. Và … đất nước sẽ về đâu khi lòng người ly tán, niềm tin gửi
nơi giới lãnh đạo không còn nữa.
Mai này, con
người sẽ khe khẽ hát “Niềm tin, niềm tin ơi! Niềm tin ở nơi đâu?”. Tin vào điều
gì khi mọi thứ xung quanh đều chứa đựng sự giả dối, lọc lừa,… Vậy thôi! Ích kỷ,
sống im lặng, giữ mình. Chuyện không dính đến quyền lợi của ta là chuyện của
thiên hạ, không nên dính vào mà thiệt thân,… Khi đó, người đời lại mắng cho
“Ngu mà chết”. Khi mọi người dân, mọi thành phần, tầng lớp xã hội đều sống
trong mô hình sống lý tưởng - lòng tham, tính thực dụng, sự ích kỷ,… giặc cướp
vào nhà, chiếm nước mà vẫn bàng quan, hờ hững,… thì nước nhà còn lại gì? Hãy
nhắm mắt lại và dệt một giấc mơ đẹp - Điều đó sẽ không xảy ra và chôn vùi cuộc
đời mỗi người trong giấc mơ phù phiếm, vô thường đó.
…
Và người đời nay
nếu mua được nỏ thần thì hẳn nước bạn đã có vô số súng thần công trấn giữ. Mua
đồ phế thải về để nấu đồng thì hãy nên mua đồ đồng thì mới được việc. Đừng tự
“lừa mình, dối người”, đánh cắp niềm tin của nhau dẫn đến việc “Tiền mất, tật
mang”. Đất nước sẽ khó thể phát triển ổn định, bền vững khi lòng người nhiều
hoài nghi, sống ích kỷ, tham lam và thực dụng; giới chính khách thì độc tài,
bảo thủ và chuyên quyền.
Đất nước sẽ về
đâu khi khối đoàn kết toàn đảng, toàn dân rời rã, chia chẻ mà không còn sự gắn
kết?
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét