Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.3)
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019
Và thực tế là
con người không thể dùng tiền mà mua được nỏ thần. Huống hồ là việc dùng tiền
sai với mục đích, giá trị ban đầu của chúng. Giá trị đúng mực của tiền là xây
dựng, phát triển đất nước, là “no cơm, ấm áo” con người,… chứ không phải tiền
ra đời nhằm vào tham vọng quyền lực, chạy đua vũ trang, phục vụ việc giết chóc,
gây hấn, tạo chiến tranh, hủy hoại con người,… Tiền không thể mua được nỏ thần
nhưng nó lại có thể bán rẻ tinh thần đoàn kết dân tộc, khí tiết của con người
và nhân loại.
Nếu chỉ nhìn
thấy tàu ngầm lớp Kilo 636 đưa về Việt Nam mà nói rằng người Việt Nam đã mua
tàu ngầm lớp Kilo 636 là một phát ngôn nông cạn, thiển cận. Vì bởi đằng sau
những hợp đồng mua bán vũ khí là những cam kết bảo hộ, chống lưng vì tình làng
nghĩa xóm, tình anh em gắn kết lâu đời từ khi Nga - Việt Nam trên cùng chiến
tuyến Xã Hội Chủ Nghĩa. Đây có thể xem là động thái “Hâm Nóng Tình Yêu”. Nhưng
Gần Nga thì Xa Mỹ. Trong một bối cảnh sống thực dụng thì đây là một hành động
không khôn ngoan. Thật không thể tin hoàn toàn vào anh bạn Nga thế là phải có
một hành động kịp thời “bắt tay” với Mỹ. Tàu ngầm hiện đại của Nga đã mua vậy
nên phải tậu vài chiếc chiến đấu cơ tối tân của Mỹ để giữ mối quan hệ nâng cao
tính an toàn vì Nga không hẳn là một đồng minh chung tình. Bởi lẽ nhìn vào thực
tế là Nga đã bắt cá 2 tay, bán tàu ngầm cho Việt Nam cùng cam kết tình thương
mến thương lại giúp Trung Quốc trang bị những 12 chiếc tàu ngầm 636, một động
thái biểu hiện rõ nét vì nguồn lợi nhuận lớn mua bán vũ khí mà làm. Quả thật,
lòng người man trá khiến con người chẳng thể tin vào ai, tin vào điều gì bởi lẽ
chính ta còn không tin ta thì sao có thể tin người.
Thực tế là giới
lãnh đạo Việt Nam có tin người dân Việt Nam không? Ngược lại, người dân Việt
Nam có tin vào thành phần quản lý đất nước không? Hãy trả lời đi!
Có… có…
Ồ! Có… Hơn 80
triệu người mà sao từ “có” phát ra nhỏ và nghe chừng rời rạc vậy. Dường như có
rất … rất nhiều người im lặng, không mở lời. Im lặng là không hay có hay là không
là có. Sao ba phải nhiều vậy? Vậy là tin hay không tin cũng mập mờ, không rõ.
Đôi khi ta không hiểu nỗi chính mình. Thế đấy!
Sắm tàu Nga phải
ghé qua mua đồ Mỹ. Vậy là sẽ có thêm một khoảng tiền khủng ném vào hư không để
mua lấy một cam kết không đảm bảo về sự an toàn. Tiền của đất nước, giá trị
thặng dư người lao động vất vả tạo ra,… cứ được một thành phần người chuyên
quyền mang đem đổ sông, đổ biển để mua về một giá trị không thật và khiến đất
nước ngày càng thêm bị lệ thuộc, chèn ép. Làm hoài mà dân chẳng thể giàu, nước
ngày càng yếu đi vị thế trên trường quốc tế thì người người không nổi điên mới
là chuyện lạ. Hãy đợi đấy!
…
Câu chuyện Gần
Nga, Xa Mỹ nghe có vẻ cũng hợp lý và dựa vào điều gì? Đó là cách hành xử dựa
trên sự đố kỵ, ganh ghét, tỵ hiềm,… đánh mất tính khách quan và tự nhiên. Hãy
xem cách hành xử của bọn trẻ.
Ban đầu, những đứa trẻ thơ hồn nhiên vui đùa cùng
nhau rất tự nhiên và bình đẳng. Rồi sự xuất hiện của người lớn khiến bọn trẻ
biết đến người giàu, kẻ nghèo. Mặc kệ, lũ trẻ chẳng quan tâm. Sau cùng, có một
vài đứa khôn lanh nhận thức được chơi với bọn nhà giàu sẽ hưởng được những món
lợi rơi rớt. Nhưng oái oăm là không phải chỉ có một đứa giàu thế là phải chọn
mặt gửi vàng. Sau nhiều lần, chọn lựa không chuẩn, bị thiệt thế là chiến thuật
chơi cùng một lúc nhiều đứa con nhà giàu được triển khai. Nhưng sự an toàn cũng
đã bị mất đi vì không một ai sẽ mãi là kẻ ngu để cho những thành phần cơ hội,
không thực lực dắt mũi. Vì mãi theo đuổi bọn nhà giàu nên những người bạn hàng
xóm không còn thân như thuở ban đầu. Sự ranh mãnh, khôn lõi của nhóm người cơ
hội, xu thời khiến những người mộc mạc, gần gũi xa lánh, miệt thị. Bọn nhà giàu
vẫn thường là những kẻ thấy lợi quên nghĩa. Sau một vòng quay toan tính, kẻ cơ
hội, xu thời nhận ra ta chẳng còn ai vì chính ta đã chạy theo lối sống bon
chen, nghĩa tình bán mua,… Ta không chân thành với người khó mong người vì ta
mà tận lực. Để rồi chính ta hoài nghi, không tin vào chính mình.
Tại sao những
người đại diện cho quốc gia, những nhà quản lý xã hội hàng đầu thế giới lại có
cách hành xử chủ quan, cục bộ và thiếu tầm tư duy, nhận thức đến vậy?
Những việc làm
biểu hiện thái độ, cách hành xử dường như kém cỏi hơn cả cách sống hồn nhiên,
chân phương của bọn trẻ.
Phải chăng khi
đã là người lớn, con người sẽ tích lũy thêm nhiều hiểu biết chủ quan, lòng gom
góp thêm nhiều ích kỷ, thực dụng và trói nhận thức, tư duy vào nơi lối sống sai
lầm để rồi thể hiện ra cách hành xử đánh mất sự khách quan, trong sáng, đúng
mực?
Và… để che giấu
những đều khuất tất, đen tối, tham vọng trong tâm hồn con người đã dùng phần
hơn nơi sự hiểu biết để dối lừa, khỏa lấp, bưng bít những sự thật khiến con
người rơi vào tấm lưới kém hiểu biết do sống trong một môi trường gần như là
lọc lừa, giả dối hoàn toàn; càng cố bao biện, bưng bít thì con người càng rơi
sâu vào sự man trá, lừa mình, dối người không cùng tận,…
Và… sau cùng con
người được gì nơi sự dối gian, giả trá, lọc lừa,… không cùng tận trong xã hội?
Những mất mát,
lo toan vây kín đời người, vô số nỗi buồn không biết tên, sự hụt hẫng nơi tình
cảm bán mua, một tâm hồn chai sạn cảm giác yêu thương, … sự ích kỷ, thực dụng
thăng hoa ngay trong đời sống cá nhân, gia đình, xã hội. Sống sót, cố gắng gom
góp, hưởng thụ … rồi chết trong nuối tiếc, giận hờn và oán trách…
Khi mọi thứ vượt
giới hạn, rối như tơ vò thì sẽ có một gã khờ nào đó ngồi chết lặng rồi nhận ra
1 sự dối lừa, 2 sự dối lừa, 3 sự dối lừa,… Sau khi lần ra mọi đầu dây, mối nhợ
gã khờ tự nói với lòng “Thì ra bản chất của mọi vấn đề nơi xã hội là sự dối
lừa, là không đáng tin”. Nhưng gã khờ vốn không là người kín miệng thế là gã đi
rêu rao cho mọi người cùng biết; có những điều gã khờ nói đúng khiến mọi người
suy ngẫm và nghĩ đến việc tự đổi thay và một tất yếu nơi cuộc sống là xã hội
loài người cần đổi thay, không thể sống trong dối lừa, giả trá mãi. Và … nếu
những nhà quản lý xã hội, những nhà lãnh đạo đất nước cũng như thế giới không
sớm thức thời để đổi thay cách thức quản lý xã hội dựa trên sự dối lừa, giả
trá, ngụy tạo giá trị,… thì việc bị đào thải khỏi xã hội là điều hoàn toàn tự
nhiên, đúng mực. Khi con người không sống bằng sự thành tín và bị nhận diện thì
sẽ không còn người ủng hộ, tôn trọng nữa. Niềm tin không còn thì có tồn tại, có
sống thì cũng là đồ thừa, là phế vật đáng bỏ đi của con người.
Nhìn lại lịch sử
thăng trầm ở các nước từ lâu xa mỗi người sẽ tự có câu trả lời. Hy Lạp, Ai Cập,
Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư, Italy, Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… tất cả
đã từng là những đế chế hùng mạnh và không ít trong số đó đã từng lụn bại, tan
rã hoặc đang ngụp lặn trong bối cảnh xã hội hiện tại. Đó là do nơi niềm tin bị
đánh cắp. Khi niềm tin không còn thì một tất yếu lịch sử sẽ diễn ra - Sự đổi
thay. Và … sự đổi thay cũng có 5 ngõ, 7 đường.
…
Tại sao ta không
thể sống bình thản, an nhiên, tự tại, là chính mình?
Tại sao ta phải
dựa giẫm, nương nhờ người khác mà không tự đứng trên đôi chân của mình một cách
vững vàng?
Sống vì sự thật
mà không cúi mọp trước những dối lừa, giả trá. Như những đứa trẻ sống hồn
nhiên, chân thành, đồng điệu cùng những người bạn để cuộc sống có nhiều niềm
vui và thảnh thơi. Khối đoàn kết, sự an toàn có nơi sự hiểu biết của nhân loại,
của những người bạn chân thành,… chứ không phải ở nơi những cam kết suông,
không nhiều giá trị. Hãy nên nhớ rằng nơi lối sống thực dụng có câu “Người
không vì mình trời tru, đất diệt”!
Đừng dùng ngôn
từ đãi bôi “Nâng lên một tầm cao mới” vì sẽ không ai biết tầm cao mới là ở nơi
đâu? Tầm cao mới nó không có thật vì thế nó chỉ có giá trị nơi cửa miệng của
một vài người hay nói cách khác nó không có giá trị nào cả và đôi khi nó sẽ
khiến người khác dè bĩu, khinh miệt. Hãy thật sống khách quan, có hiểu biết!
Nếu không thể lãng tránh, lẩn trốn một vấn đề nào đó thì hãy quả cảm, bình thản
đối mặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách đúng mực, dựa vào lẽ phải, sự thật
cùng sự hiểu biết tổng thể, khách quan.
…
Lời thật dễ gây
mất lòng người nhưng thuốc đắng mới dã tật.
Lẽ ra, có những
chuyện nên tế nhị, nói nhỏ cùng nhau nhưng vì giới lãnh đạo đóng cửa, không
nghe lời góp ý thế nên tôi phải trò chuyện cùng mọi người. Tin rằng những lời
bàn ra, nói vào sẽ khiến các nhà quản lý xét đến những điều tôi đã trình bày và
có một sự tìm hiểu đúng mực về những điều tôi đã viết.
Bài liên quan
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.2)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.1)
- Lạm bàn về biểu tượng lá cờ
- Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.2)
- Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.1)
- Khoa học bệnh hoạn
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét