Lý sự cùn đinh về chiến tranh, sự thắng lợi, tranh chấp biển Đông …
Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019
![]() |
Thêm chú thích |
Việt Nam giành
thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và
vô số cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc là sự thật không cần bàn cãi,
không cần biện minh. Mỗi thế hệ người Việt Nam từ trước đến nay đều ít nhiều tự
hào về trang sử hùng tráng đó.
Không ít người
Việt Nam còn lấy làm tự mãn về khả năng đấu tranh anh dũng, sống còn với mọi kẻ
thù của thế hệ ông cha …
Nhưng có thật là
chúng ta thắng lợi không?
Nếu có chăng thì
sự thắng lợi đó được đánh đổi rất nhiều, rất nhiều máu xương của ông cha và tổn
thất vật chất, tinh thần của dân tộc là không dễ tính đếm.
Sau cuộc chiến
tranh kéo dài, dân tộc ta đã phải trải qua một vài nạn đói kinh hoàng, con
người phải nhai dép cao su, nhấm nhá cả phân bò khô và chết đói nằm la liệt,
thây phơi đầy đường. Cho đến bây giờ thì có vô số nạn nhân chất độc da cam đang
khắc khoải từng ngày cho cuộc đời ảm đạm, những nạn nhân của chiến tranh điên
loạn, khuyết tật dạng hình đang kéo lê cuộc đời có không nhiều ánh sáng ở tương
lai.
Vậy ta có thắng
lợi không với ngần ấy đau thương, mất mát?
Và 2 cuộc kháng
chiến chống Mỹ, chống Pháp gần như là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đó là vết
nhơ có biểu trưng bó đũa bị chia rẽ, và bị bẻ gãy bởi lòng tham trong mỗi con
người.
Ai đúng? Ai sai?
Nói cho cùng thì
ai thờ chúa nấy, chiến tranh mà nhân nhượng với đối phương thì tàn bạo với
chính mình. Việc quay lưng về dân tộc của một lực lượng người thì cũng do thời
cuộc mà thôi. Tất cả cũng đã trở thành quá khứ, hãy để quá khứ ngủ yên. Khi
chiến tranh nổ ra, kết thúc thì có vô số người Việt Nam ngã xuống còn số người
Pháp, người Mỹ nằm lại chiến trường dường như không tương xứng với máu thịt
người Việt đổ ra.
Chiến tranh thật
không có sự công bằng và ta đã tự hào về việc thu hồi, dọn dẹp đống hoang tàn,
đổ nát còn lại. Ta chiến thắng, ta thành công khi giết chóc đồng loại.
Ôi! Thành công
và thất bại chỉ là lằn ranh rất mong manh, đôi lúc ta ngộ nhận sự thật khi tầm
nhìn bị che khuất và việc chủ quan nhận định.
Người Mỹ, người
Pháp rời khỏi Việt Nam mang nỗi buồn thất trận dù rằng chẳng thiệt hại gì
nhiều, không phải bồi thường chiến tranh và chút ít nuối tiếc. Ta đã giành
thắng lợi vẻ vang là vậy.
Vài mươi năm về
trước chiến tranh diễn ra ở Việt Nam hay ở các nước khác trên thế giới là thế.
Thế trận diễn ra một chiều, nơi đất nước bị tấn công, xâm lấn, người dân
thường, quân đội ở đất nước bị xâm chiếm đã hy sinh vô số, chết oan uổng, nhà
cửa, đất đai bị cày xới,… còn quân đội nước phát động chiến tranh tổn thất chút
ít. Không có một viên đạn, một trái bom nào được bắn đến đất nước phát động
chiến tranh.
Ta đã chiến
thắng khi bỏ ra rất nhiều mạng sống để giữ lại một đất nước tan hoang, đổ nát.
Ta cảm nhận thật không công bằng. Chiến tranh thật tang thương, mất mát cho con
người. Ta cần xóa bỏ chiến tranh.
Thật là một giấc
mơ không tưởng! Đúng là giấc mơ chứa sự không tưởng nhưng ta đã tưởng ra, vấn
đề còn lại thì ta phải chuyển hóa giấc mơ thành sự thật. Thế thôi!
Hiện nay, trước
việc Trung Quốc ngông cuồng, ngang ngược lấn chiếm biển Đông.
Ta có thể làm
gì?
Một số người còn
sống với những trang sử hào hùng dân tộc đã nghĩ đến việc đối đầu vũ trang.
Được không?
Leo thang chiến
tranh trong khi sự gắn kết của người dân và giới lãnh đạo không có sự bền chặt,
bó đũa đã chia chẻ ra làm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp xã hội. Nếu chiến
tranh diễn ra trên đất liền thì dân tộc ta còn chút cơ may giữ được nước cùng
với một tổn thất vật chất, con người nặng nề. Còn cuộc chiến diễn ra trên biển
thì xem ra ta không thể đối đầu. Quân đội Trung Quốc sẽ ngang nhiên bắn phá vào
nước Việt Nam liệu ta có dám bắn sang Trung Quốc một loạt tên lửa. Thế nên khi
cuộc chiến xảy ra ta hoàn toàn lép vế, chịu tổn thất khó lường và chỉ có thể
kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp.
Đó chỉ là cách
duy nhất mà ta có thể làm chăng?
Có lẽ nếu may
mắn ta sẽ lại chiến thắng ngay trên đống đổ nát, hoang tàn.
Ta lại tiếp tục
trang bị vũ trang, mua sắm chiến hạm đối đầu, tàu ngầm nguyên tử, máy bay chiến
đấu...
Liệu ta có thể
mua bao nhiêu chiếc tàu chiến cho cuộc đối đầu trên biển?
Thực lực, tài
vật đất nước ta không đủ khả năng để nâng tầm chiến đấu tương đương với Trung
Quốc. Đó là một sự thật mà ta cần rõ biết để không tiếp tục đầu tư tiền của mua
lấy sự hão huyền đối trọng hải quân Trung Quốc. Ta cần phải có một giải pháp
chu toàn hơn, không gây mất mát cho đất nước, dân tộc…
Trên thực tế
chiến thuyền của Trung Quốc là rất lớn, chỉ cần Trung Quốc đề máy tàu, rú ga
thì sóng nước cũng đủ đẩy dạt tàu chiến của ta lùi sâu vào đất liền. Trung Quốc
đã và đang dùng cách thức đó để nuốt chững biển Đông. Muốn chống lại việc bị
trôi dạt thì tàu chiến của ta phải tiếp thêm năng lượng và rướn về phía trước,
ta sẽ mất rất nhiều năng lượng để cố giữ vị trí cố định ban đầu. Tiền của, vật
chất của dân tộc không thể dùng vào việc vô nghĩa đó.
Lẽ nào ta rời
khỏi vị trí giữ biển, chấp nhận mất mát lãnh hải?
Vẫn có cách thức
tốt hơn để giữ biển.
Giới lãnh đạo Việt
Nam cũng đang kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Họ đang trông chờ việc
Philipin, Nhật Bản,… tố Trung Quốc nơi Liên Hiệp Quốc.
Họ định tự thủ,
bàng quan làm “Ngư ông đắc lợi” chăng?
Thật ra giải
pháp này chứa đựng rất nhiều rủi ro, nếu việc nhúng nhường vượt mức của ta nơi
biển Đông sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc càng lấn sâu vào hải phận của Việt
Nam khi đó liệu ta có thể nào giành lại. Có lẽ cần liên kết với các nước cùng
cảnh ngộ bị lấn biển bởi Trung Quốc, cùng họ tiến, cùng họ lui thì mới xem là
giải pháp khả thi hơn. Ta không thể sống không tương trợ mọi người rồi sau đó
lại nhờ họ tiếp ứng, cứu trợ…
Tuy nhiên, có
một giải pháp vẹn toàn hơn giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông. Việc dịch
thuật ra nhiều loại ngôn ngữ, rộng truyền bộ sách mà tôi viết mà nhất là quyển
Tùy bút luận xưa nay - Tập 3 và Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu sẽ là giải pháp
hiệu quả, khả thi cho việc giải quyết những xung đột trên biển Đông.
Ngày xưa, người
Việt Nam còn dùng tiếng hát át tiếng bom, nội dung bộ sách mà tôi viết đã trình
bày khá rõ nội tình, động cơ, nguyên nhân sự manh động của giới lãnh đạo Trung
Quốc, sự giả trá của cộng đồng quốc tế,… nên điều này sẽ khiến các bên liên
quan sẽ sống thật hơn. Họ sẽ xét lại việc nên làm, cần làm và sẽ có những
chuyển biến tích cực.
Bộ sách tôi viết
chứa đựng nội dung cứu vãn, giữ lấy khí tiết người Trung Hoa, nếu giới lãnh đạo
Trung Quốc vẫn có bám víu giấc mộng bá chủ thì chính người dân Trung Quốc sẽ
tẩy chay, quay lưng, không ủng hộ giới lãnh đạo độc tài, cố tâm chôn vùi niềm
tự tôn dân tộc. Và … nhân loại có sự hiểu biết tổng thể, khách quan, sáng rõ sẽ
không đồng thuận việc giới lãnh đạo Trung Quốc dệt một giấc mộng bá quyền, nuôi
giữ chiến tranh, tạo ra thù hận, căm hờn,…
Nếu bạn có thời
gian tổng hợp lại những bài tôi viết về Trung Quốc thì sẽ có một niềm tin nhen
nhóm về lối thoát cho tranh chấp biển Đông.
…
Ta thường cho
rằng người Trung Quốc cứ tham lam, lấn đất, lấn biển Việt Nam. Nếu một ngày nào
đó giới lãnh đạo Trung Quốc phát cuồng cắt 2 tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên cho Việt
Nam thì liệu Ta có dám kham nhận?
Bạn đừng cho
rằng nhận đất không nhận người vì lời nói đó rất ngây ngô, nông cạn. Có bao giờ
bạn nghĩ một ngày nào đó bạn phải cưới một người đã ly dị, có con riêng,… Phải
chăng bạn chỉ chấp nhận lấy người lớn mà bỏ rơi trẻ nhỏ?
Nếu thế thì bạn
rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ riêng mình. Bạn không thật yêu người mà chỉ yêu chính
bản thân mình thôi. Hơn nữa, nếu có một người cho bạn một khu đất rộng lớn có
rất nhiều cây cối, lẽ nào bạn ra yêu cầu dọn hết cây bạn mới nhận đất. Thật khó
ở việc cho và nhận.
Dù rằng giới
lãnh đạo Trung Quốc nói rằng số người dân ở 2 tỉnh đó bạn tùy nghi sử dụng,
giết hay để mặc tình, bạn có dám nhận đất không?
Nếu bạn không
nhận đất thì từ rày về sau bạn đừng nói rằng người Trung Quốc hay lấn đất, lấn
biển,… còn nếu bạn nhận đất thì với dân số vượt trội thì 10 năm sau trong hàng
ngũ giới lãnh đạo Việt Nam sẽ có không ít người Trung Quốc. Đây không phải là
bài toán dễ giải cho giới lãnh đạo cũng như người Việt Nam.
Quay lại vấn đề
tranh chấp biển Đông thì mới đây chiến hạm Trung Quốc đã chĩa rađa điều khiển
tên lửa nhắm vào hạm đội Nhật.
Nhật Bản đã kịch
liệt phản đối cách hành xử ngông cuồng này.
Rồi thì sao?
Mọi thứ lại im
hơi, lặng tiếng.
Sao giống trò
trẻ con thế?
Bởi lẽ ở thời
điểm hiện tại các bên liên quan đều đang rất kìm chế, không một quốc gia nào
muốn nổ phát súng đầu, tất cả chỉ dừng lại nơi sự khiêu khích.
Tại sao?
Ngay cả Trung
Quốc cũng không dám khai hỏa phát súng đầu tiên bởi lẽ các nước phương Tây, Mỹ,
cộng đồng quốc tế đang cùng chờ một động thái sai lầm đó của giới lãnh đạo
Trung Quốc. Chỉ cần phát súng nổ ra do người Trung Quốc thực hiện gây ra chiến
tranh thì cộng đồng quốc tế sẽ đánh phủ đầu, cô lập và chia sẻ đất nước Trung
Quốc.
Bấy lâu nay,
giấc mộng bá quyền của Trung Quốc đã khiến các nước phương Tây, Mỹ, cộng đồng
quốc tế rất lo lắng mà không có kế sách nào kìm hãm đà tăng trưởng của đất nước
1,3 tỷ dân, việc ngang ngược khơi ngòi chiến tranh khu vực biển Đông là cái cớ
không gì tốt hơn để cộng đồng quốc tế hiện thực hóa việc khống chế Trung Quốc.
Thế nên, Trung
Quốc thật không muốn làm nạn nhân của sai lầm ngớ ngẩn. Các nước khác như
Philipin, Nhật, Inđonexia, Việt Nam,… cũng không dám manh động nổ súng.
Nếu việc tranh
chấp biển Đông cứ kéo dài thì cả Trung Quốc lẫn Cộng đồng quốc tế đều được phần
lợi ích. Với sự vượt trội về lực lượng trang bị hải quân cùng với khả năng tì
đè, lấn lướt thì Trung Quốc sẽ từng bước chiếm thêm phần lãnh hải, thềm lục
địa,…
Chính điều này
sẽ tạo điều kiện giúp cộng đồng quốc tế phương Tây, Nga, Mỹ được thâm nhập sâu
hơn phần kiểm soát, điều phối lãnh hải khu vực biển Đông.
Nếu Trung Quốc
khéo tì đè, giả như Việt Nam mất thêm toàn bộ Trường Sa thì Indonexia,
Philipin, Nhật,… cũng sẽ chịu áp lực càng lớn, việc thiệt thòi tranh chấp sẽ lộ
rõ. Thế nên, việc tranh chấp biển Đông càng kéo dài thì các nước trong khu vực
tranh chấp sẽ chịu thiệt nhiều hơn.
Thế nên, ta cần
phải mau chóng chặn đứng tranh chấp biển Đông bằng đòn tâm lý chiến, ngoại giao
hiệu quả, việc dựa vào lòng người trong đó có cả lòng người dân Trung Quốc và
dựa vào sự thật khách quan, sự đúng mực,…
Bài liên quan
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.1)
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.3)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.2)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét