Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Minh
thương - Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc;
Ám
tiễn - Chỉ tang mạ hòe
Muốn giải tỏa
ngòi nổ chiến tranh xảy ra giữa các nước trên biển Đông cũng như làm dịu tình
hình căng thẳng trên biển Đông thì ta phải xét lại nguyên nhân gây ra việc biển
Đông dậy sóng.
Ai đã gây ra
hiện tượng biển Đông dậy sóng?
Nếu vụng về thì
ta sẽ cho rằng người Trung Hoa gây ra hiện tượng biển Đông dậy sóng. Nhưng nếu
sâu sắc một chút thì ta sẽ đưa ra nhận định “Biển Đông dậy sóng là do giới lãnh
đạo Trung Quốc tham lam, ngang ngược, ngông cuồng tạo ra sự tranh chấp trái
luật.
Muốn biển Đông
không còn dậy sóng thì nhân loại phải tách biệt rạch ròi giữa người Trung Hoa
và giới lãnh đạo Trung Quốc. Muốn làm được điều đó thì:
- Một là nhân
loại và bạn cần chỉ rõ sai lầm của giới lãnh đạo Trung Quốc nhằm tách khối đoàn
kết vốn mong manh giữa giới lãnh đạo Trung Quốc và người dân Trung Hoa.
- Hai là chỉ ra
sai lầm nhằm giúp giới lãnh đạo Trung Quốc sửa sai xuống thang tranh chấp trên
biển Đông.
- Ba là “xé” đất
nước Trung Hoa ra thành nhiều nước nhỏ để dập tan tham vọng bá quyền của giới
lãnh đạo Trung Quốc.
- Bốn là chỉ rõ
sự giả trá của quân bài cơ hội ở giới lãnh đạo các cường quốc kinh tế, quân sự,
quốc phòng, sự nhu nhược, hèn kém, thiếu thực lực, thiếu hiểu biết ở giới lãnh
đạo các tổ chức, cộng đồng quốc tế, vai trò mờ nhạt trong việc đảm bảo nền hòa
bình, an ninh khu vực cũng như thế giới ở các tổ chức quản lý xã hội bù nhìn.
Năm là vạch rõ,
chỉ thẳng sai lầm của mỗi con người trong nhân loại ở khía cạnh tự ti, bạc
nhược, sống thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, đời sống xã hội. Chỉ rõ sự sai
trái, yếu kém của lối sống thực dụng, ích kỷ là nguyên nhân gây ra đau khổ, hận
thù và nguyên cơ diệt vong loài người có thể xảy đến với nhân loại. Từ đó, góp
phần giúp cho mỗi con người trưởng thành, vững vàng, tự tin hơn trong việc đoàn
kết cộng đồng người đẩy lùi chiến tranh, hận thù, đau khổ, đảm bảo nền hòa bình
ổn định, bền vững ở khu vực cũng như thế giới, tiến vào kỷ nguyên văn minh,
tiến bộ, thịnh vượng, bình đẳng với sự hiểu biết khách quan, sáng rõ thật sự,…
Bài viết này tôi
sẽ chú trọng hơn về phần nội tại của đất nước Trung Hoa. Đây cũng là lời giải
ngắn và nhanh nhất cho giải pháp chấm dứt tranh chấp biển Đông giữa giới lãnh
đạo Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Trên thực tế sở
dĩ giới lãnh đạo Trung Quốc ngang ngược lấn đất, lấn biển là lý do kinh tế và
vì ý tưởng giết bớt dân nhằm giảm áp lực về dân số cho đất nước Trung Quốc.
Tại sao đất nước
chiếm giữ vị trí nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới lại có sự lo ngại về vấn đề
kinh tế của đất nước?
Bởi vì vị trí
thứ 2 về kinh tế trên thế giới chỉ mang giá trị ảo, không thể bù đắp cho một sự
thật là đất nước Trung Quốc là một con nợ lớn và đời sống người dân đang rất
khó khăn, khốn cùng do sự chênh lệch giàu nghèo của các thành phần xã hội và do
dân số tăng nhanh,…
Cũng chính vì sự
khốn cùng ở việc mưu sinh mà người dân thường Trung Hoa đã phản kháng, chống
đối lại việc làm, cách quản lý của giới lãnh đạo Trung Hoa. Bởi lẽ sự chênh
lệch giàu nghèo của các thành phần xã hội ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều do khả
năng quản lý, điều tiết yếu kém của giới chính trị và nhà cầm quyền.
Chính sự bất
mãn, phản khán, chống đối của người dân đối với giới lãnh đạo, tạo ra nguy cơ
đổ vỡ vai trò quản lý của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Giải pháp để cứu
vãn tình thế là chuyển dịch sự chú ý của người dân ra biển Đông, lấn biển để mở
rộng lãnh thổ và diệt bớt người dân, thành phần chống đối chính quyền là một kế
sách không tệ nhằm đảm bảo vai trò, vị trí mà đảng cộng sản Trung Quốc đang nắm
giữ.
Tại sao nền kinh
tế phát triển đứng vị trí thứ 2 lại không thể giải quyết các khoản vay nước
ngoài?
Do việc đầu tư
các khoản vay nước ngoài không mang lại hiệu quả, do việc khủng hoảng nợ công.
Tại sao có hiện
tượng khủng hoảng nợ công ở đất nước Trung Quốc?
Tôi cùng bạn hãy
xét lại ở một khía cạnh tạo ra hiện tượng khủng hoảng nợ công trên phạm vi toàn
thế giới nói chung hay ở Trung Quốc nói riêng.
Đảng
cộng sản Trung Quốc ra đời và giành lấy quyền lãnh đạo đất nước dựa vào tầng
lớp nông dân và công nhân. Giai cấp vô sản là thành phần chính của đảng cộng
sản Trung Quốc. Khi giai cấp vô sản giành lấy được quyền lãnh đạo thì nước
Trung Hoa đang ở trong tình trạng đói nghèo, kinh tế kém phát triển. Cùng với
đường lối xây dựng kinh tế chệch choạch bước đầu của thể chế Xã hội chủ nghĩa
bám theo Liên bang Xô Viết nền kinh tế, đời sống người dân Trung Quốc chìm sâu
vào nghèo đói, thê thảm.
Nguyên nhân là
phần lớn người làm nên cuộc cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân vốn ít
học, kém hiểu biết vì thế việc điều hành quản lý xây dựng phát triển đất nước
là hoàn toàn bí lối.
Tính cực đoan,
bảo thủ của tầng lớp nông dân có ở giới lãnh đạo đảng cộng sản đã tách rời giới
tư sản và giới trí thức ra khỏi thành phần quản lý xây dựng đất nước Trung
Quốc.
Việc xây dựng
đất nước rập khuôn mô hình của Đảng cộng sản Liên Xô trong bối cảnh, điều kiện
kinh tế, xã hội,… hoàn toàn sai biệt đã khiến đất nước Trung Quốc rệu rã, suy
yếu nghiêm trọng. Đây là kiểu, là mô hình quản lý, xây dựng đất nước dựa trên
cơ sở lý tưởng mà không dựa vào tình hình thực tế.
Chính
Liên bang Xô Viết cũng vì xây dựng đất nước dựa vào lý tưởng, không dựa vào
tình hình thực tế mà dẫn đến sự tan rã thể chế XHCN trên phạm vi thế giới. Mắt
thấy sự “sụp đổ” của đảng cộng sản Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc đã “giật
mình” tỉnh mộng và cố gắng khắc phục những chính sách quản lý sai lầm, coi
trọng giới trí thức và sự hiểu biết nhiều hơn. Nhờ vậy mà đảng cộng sản Trung
Quốc dần thoát ra khỏi việc “diệt vong” đảng cộng sản ở đất nước Trung Hoa.
Có một vài lời
xin lỗi muộn màng được thốt ra từ giới lãnh đạo và do đất nước thoát ra khỏi
tình trạng đói nghèo nên người dân Trung Hoa dễ dàng bỏ lỗi cho giới lãnh đạo
Trung Quốc.
Tuy
nhiên, đảng cộng sản Trung Quốc đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khác. Chính
sai lầm này đã góp phần tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp,
thành phần xã hội, làm rối loạn lòng người và xã hội Trung Quốc hiện tại.
Do ăn theo chủ
nghĩa duy vật biện chứng có trong học thuyết chủ nghĩa Mác - Lê nin, đảng cộng
sản Trung Quốc theo chủ nghĩa vô thần, ra sức tiêu diệt sự tồn tại của chủ
nghĩa duy tâm, khẳng định “Con người chết là hết”. Đây là việc làm vụng về và
nông nổi bậc nhất của lịch sử loài người.
Việc khẳng định
chết là hết của người theo chủ nghĩa vô thần chỉ dựa vào niềm tin mà không dựa
vào sự tổng thể, tính khách quan. Chỉ do chưa có cách thức, chưa có cơ sở chạm
đến thế giới vô hình mà khẳng định thế giới tâm linh không tồn tại là việc làm
không đúng mực, sáng suốt.
Việc làm này đã
khiến lòng người thêm tham lam, tàn độc, xấu ác,… Việc làm này đã nuôi lớn tính
ích kỷ, chủ nghĩa thực dụng ăn sâu vào tâm thức của mọi thành phần, tầng lớp xã
hội. Đây là nguyên nhân đẩy đất nước Trung Quốc vào hàng loạt cuộc khủng hoảng
về kinh tế, chính trị, con người, khủng hoảng nhân đạo,…
Hơn
87% dân số thế giới gắn kết với một loại hình tôn giáo và chỉ có 13% dân số thế
giới là không theo tôn giáo nào và số người tham gia vào tôn giáo không ngừng
tăng lên. Có lý nào 87% dân số thế giới là người tối mắt, ngu si, đần độn tin
vào sự tồn tại thế giới vô hình còn một số ít người theo chủ nghĩa vô thần, duy
vật biện chứng là sáng mắt.
Mặt khác, nếu đã
là người sáng mắt thì tại sao khả năng quản lý, điều tiết xã hội yếu kém, tạo
nhiều lỗi lầm đến vậy và đẩy đời sống của con người, nhân loại vào vô số khổ
đau, tang thương, nuôi lớn hận thù, chiến tranh, bạo loạn,… Không có một giải
pháp khả thi triệt để được những “người sáng mắt” đưa ra nhằm xây dựng xã hội,
đất nước phát triển hài hòa, ổn định, bền vững.
Để giải quyết
những khó khăn trong nước giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra kế sách đi “ăn cướp”
các nước láng giềng, làm dơ bẩn khí tiết người Trung Hoa vốn có nền văn hiến
nhân nghĩa lễ trí tín,… Đó đâu thể là giải pháp vẹn toàn cho việc xây dựng và
phát triển đất nước Trung Quốc.
Do
mọi thành phần xã hội của đất nước chịu sự ảnh hưởng của quan niệm chết là hết
nên sự hiểu biết về thế giới tâm linh của người Trung Hoa bị chặn đứng, họ
không thể biết được mối liên hệ giữa thế giới người sống và thế giới tâm linh,
người đã khuất là gì?
Chết là hết thì
cần gì phải sống lương thiện, ngay thẳng mà chịu cảnh nghèo đói, sống tham lam,
ích kỷ, tranh giành phần hơn về mình, coi trọng mạng sống cá nhân, xem nhẹ mạng
người sẽ mang về nhiều tiền tài, danh lợi, địa vị xã hội, sống đời sung túc,
phú quý, giàu sang, sống hưởng thụ bất kể luân thường đạo lý không phải sẽ tốt
hơn sao?
Luân thường đạo
lý đâu thể “gặm nhấm” mà ăn, mà sống được?
Do
nhận biết giá trị của giới trí thức, sự hiểu biết và người tài trong việc phát
triển, xây dựng đất nước giới lãnh đạo Trung Quốc đã gia tăng số lượng giới trí
thức, người tài trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, số
trí thức tài giỏi mà hệ thống chính trị tuyển mộ lại thiếu hẳn những người có
đức vì lẽ chủ nghĩa thực dụng và quan niệm “chết là hết” đã không chừa đất sống
cho người có đức, người có đức không tồn tại trong hệ thống chính trị khi con
người xây dựng xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa thực dụng và chết là hết.
Hệ
thống chính trị tuyển dụng hàng loạt nhân sự mới dựa trên cơ sở trí thức, có
tài nhưng không thể sa thải một lượng nhân sự già cỗi, yếu năng lực, kém chuyên
môn khổng lồ có trong hệ thống chính trị vì lý do họ là công thần của cuộc cách
mạng dân chủ xã hội chủ nghĩa dù họ ít kiến thức, lớn tuổi, khả năng làm việc
không tốt, chậm chạp thông tin. Nhưng bù trừ lại họ có quan hệ rộng, nhiều quen
biết.
Hơn nữa, nếu
đuổi lượng người đông đảo đó thì khác gì việc rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo mà
phải khó khăn lắm mới có một vài người thuộc đảng cộng sản Trung Quốc giành
giật được.
Để tuyển mộ giới
trí thức, người tài vào làm trong hệ thống chính trị chính sách lương bổng được
cải thiện cho người mới được thông qua nhưng tăng lương người mới, không thể
không tăng lương người cũ. Tính thực dụng được con người học hỏi và quan niệm
chết là hết được phát huy cao độ. Do vào làm trong hệ thống chính trị sẽ có
tính bền vững, hưởng nhiều ưu đãi thành phần người mới vào hệ thống chính trị
tăng lên với số lượng vượt mức, đến không cần thiết.
Đáng tiếc là
thành phần người mới này không chỉ là thành phần người tài mà còn 1 lượng lớn
là thành phần người COCC (Con ông, cháu cha).
Lòng tham, tính
thực dụng đã biến hệ thống chính trị của đất nước Trung Quốc trở nên cồng kềnh,
việc quản lý chồng chéo dẫn đến hiệu quả công việc kém.
Việc trả lương
cho hệ thống quản lý cồng kềnh đã ngốn một lượng tiền của khổng lồ. Vì thế các
khoản đóng góp của người dân được nâng lên không ngừng. Việc quản lý xã hội
kém, lối sống thực dụng đã tạo ra chênh lệch giàu nghèo giữa các thành phần xã
hội là vô cùng lớn, người lao động bất mãn nhà cầm quyền và một số tổ chức đối
lập với chính sách cai trị của giới lãnh đạo Trung Quốc ra đời mau chóng bị
đảng cộng sản Trung Quốc ghép vào tội phản động, chống đối đảng và nhà nước.
Nhằm đảm bảo vai
trò, vị trí cầm quyền quân đội được nâng cấp, số lượng, tổ chức an ninh được
tăng lên,… tiền của đóng góp, tiền thuế của người dân được dùng vào mục đích
xây dựng, nuôi dưỡng một lượng người đông đảo chống lại đời sống của người dân.
Dường như mục
đích của quân đội và lực lượng an ninh Trung Quốc được xây dựng nhằm vào việc
chống “thù trong” là người dân và các tổ chức có ý tưởng xây dựng đất nước sai
khác với cách xây dựng xã hội của giới chính trị đương thời.
Việc
nộp sưu cao, thuế nặng khiến người dân càng thêm bất mãn giới lãnh đạo Trung
Quốc, người dân gia nhập vào các lực lượng đối lập ngày càng nhiều, những cuộc
đấu tranh đòi ly khai, tự trị liên tiếp xảy ra ở Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng,
Ninh Hạ, Đài Loan,…
Thêm
nữa, vì con người trong hệ thống chính trị Trung Quốc được tuyển dụng là thế hệ
người sống theo chủ nghĩa thực dụng, có thể có tài nhưng kém đức, sống ích kỷ.
Thế nên, khi giới lãnh đạo Trung Quốc triển khai việc làm vô đạo, trái đức, bất
nhân, bất nghĩa, gây hấn ngang ngược trên biển Đông nhằm vào mục đích cướp đất,
mở rộng lãnh thổ trái luật, diệt bớt dân thường,… Việc làm chứa đựng hành vi
chôn vùi khí tiết dân tộc Trung Hoa đó đã không được những người làm việc có
hiểu biết trong hệ thống chính trị lên tiếng can ngăn, cứu vãn nguyên khí quốc
gia, khí tiết con người Trung Hoa.
“Người không vì
mình trời tru, đất diệt” được mọi thành phần, tầng lớp xã hội Trung Quốc vận
dụng. Giới chính khách có tài, kém đức tham gia vào nền kinh tế, lợi dụng quyền
thế gom góp của riêng, lợi thế và vô số giá trị thặng dư của người lao động
chui tọt vào túi của không ít đảng viên cộng sản Trung Quốc tha hóa nhân cách,
đạo đức.
Các khoản thuế
khổng lồ có được từ người dân được sử dụng không hiệu quả, sai mục đích, những
khoản vay nước ngoài mau chóng “tìm về” kho “tài sản vơ vét” của cán bộ công
quyền.
Trong khi, hành
loạt tập đoàn kinh tế nhà nước bị vỡ nợ thì cũng có vô số đảng viên cộng sản
Trung Quốc vốn xuất thân bần hàn, thuộc giai cấp vô sản trở thành những nhà tư
bản tài phiệt, những tỷ phú với số tài sản không thể ước lượng, tính đếm.
Nhằm đảm bảo
nguồn thu ngân sách nhà nước giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành tăng thuế, tăng
các loại hình chế tài, hình phạt,… Việc làm nhằm góp phần khắc phục thâm thủng
ngân sách, khủng hoảng nợ công, gom góp giá trị thặng dư nơi người dân yếu
đuối, kém hiểu biết, không có tổ chức, thiếu đoàn kết để “bồi hoàn” những khoản
vay nước ngoài đến hạn,…
Ai ăn ốc mà lại
bắt người dân đổ vỏ?
Người dân Trung
Quốc tự ti thân phận “thấp cổ, bé họng”, sống ích kỷ do trói vào chủ nghĩa thực
dụng nên đành cam chịu dẫn đến lối sống ngày thêm túng quẩn, khốn cùng. Họ bị
cuốn vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền nên đã không có nhiều thời gian “xét lại”
toàn cảnh xã hội.
Tại sao người
dân nghèo vì đói nghèo quẩn bách đã trộm cướp vài chục, vài trăm, vài ngàn,…
nhân dân tệ (NDT) thì bị phạt tù vài chục năm?
Thậm chí bị tử
hình.
Còn giới lãnh
đạo, chính khách, cán bộ công quyền, các nhà kinh tế,… làm thất thoát hàng
nhiều tỷ NDT vẫn còn tại vị, vẫn sống phây phây ngoài vòng pháp luật, sống
hưởng thụ trên khối tài sản khổng lồ?
Và người lao
động mà nhất là người dân nghèo “bị buộc” phải “gánh trả” những khoản nợ khổng
lồ mà tự thân chưa hề biết đến. Các khoản thuế, các loại lệ phí được nâng lên
theo cấp số nhân với nhiều tên gọi là các khoản thu khác nhau.
Việc làm “gạt
người” này chỉ làm rối mắt nhau, giúp cho hệ thống công quyền dễ dàng “cắt xén,
chia chác”. Vì lẽ dù cho các khoản thu có tên gọi “mĩ miều”, “hoa lá cành” đi
chăng nữa thì người chịu tác động trực tiếp chính là người tiêu dùng. Hay nói
cách khác đó chính là thành phần dân lao động nghèo chiếm đại đa số dân số
Trung Quốc, còn các thành phần khác như giới chính trị, nhà kinh tế, doanh
nghiệp giàu có,… thì những khoản thu đó chỉ là “chuyện vặt”. Họ dễ dàng “lấy
lại” bằng 10 tỷ NDT gửi vào ngân hàng hoặc bằng vào một vài việc làm bất minh,
nhũng nhiễu, hối lộ,… Không thể nói đây là một cuộc chơi công bằng.
Người dân nghèo
phải gánh một cái gánh nặng xã hội, dưỡng nuôi cả đất nước Trung Quốc, giới
kinh tế, giới chính trị, giới chuyên gia,… và không ít người trong số đó là
những kẻ ăn không, ngồi rồi, vô đạo, kém đức, sống hưởng thụ bằng vào việc “ăn
thịt, uống máu” người dân.
Ai đã bắt người
dân nghèo Trung Quốc phải trả các khoản nợ lớn mà họ chưa từng chạm đến?
Chính là giới
lãnh đạo Trung Quốc mà đại diện là đảng cộng sản Trung Quốc hành xử không đẹp,
không khách quan, đã xử ép người dân thường Trung Quốc.
Tại sao việc làm
bất nghĩa, bất nhân như vậy mà giới lãnh đạo Trung Quốc lại có thể làm?
Vì họ tin rằng
họ là ông chủ còn người dân, người lao động chỉ là những tên nô lệ mạt hạn, kém
cỏi và ngu ngốc. Có lẽ việc làm bất nhân, bất nghĩa mà giới lãnh đạo Trung Quốc
đang thực hiện ở đất nước Trung Hoa chỉ có thể tạm lý giải như vậy.
Nhưng do người
dân nghèo bị dồn ép đến cùng đường, họ cũng là người, cũng có hiểu biết nhất
định. Thêm nữa, việc bất mãn nhà cầm quyền kéo dài người dân nghèo đã oán thán,
“chửi chó, mắng mèo”,… là tiền đề cho những cuộc phản kháng, đấu tranh đòi
quyền sống, phong trào ly khai, tự trị ra đời và lan rộng khắp cả đất nước
Trung Hoa.
Chiếc ghế thống
trị bị lung lay đảng cộng sản Trung Quốc tăng cường các biện pháp trấn áp,
chống bạo loạn, hàng loạt cuộc đàn áp trừng phạt nhằm vào các tổ chức đối lập,
tìm giết, trừng phạt những người tham gia đấu tranh tự trị, ly khai. Nhiều cuộc
thảm sát được thực hiện.
Người dân thường
Trung Quốc sau khi đóng góp, xây dựng đất nước bằng các khoản thuế với ước mơ
cuộc sống tốt đẹp hơn lại bị giới lãnh đạo Trung Quốc dùng tiền sai mục đích,
nuôi dưỡng một lực lượng an ninh, quân đội chèn ép, chống đối lại cuộc sống của
họ và tìm họ giết. Thật là một thảm cảnh khủng hoảng nhân đạo của người Trung
Hoa nói riêng và của nhân loại nói chung.
Việc cần thiết
phải ngăn chặn phong trào chống đối, phản kháng của người dân lên cao được giới
lãnh đạo đưa ra, phân tích, mổ xẻ nhưng vẫn không thể có giải pháp nào thật sự
khả thi, dân số lại tăng nhanh.
Tranh chấp biển
Đông được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra nhằm giải quyết vấn đề, phân tán sự
chú ý của người dân và cộng đồng quốc tế.
Nếu may mắn thì
giành được thêm phần lãnh thổ, nếu không may mắn thì cũng giải quyết được một
lượng lớn thành phần chống đối giới lãnh đạo Trung Quốc chẳng thiệt hại gì?
Thế nên…
Dù
vậy, đây là việc làm sai. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn cứ ngang ngược,
ngông cuồng với hành vi lấn đất, lấn biển, làm dậy sóng biển Đông, gây chiến
tranh trong khu vực thì tôi tin rằng “Sẽ có người vì nền hòa bình của khu vực
biển Đông và thế giới sẽ buộc phải ra tay “xé” đất nước Trung Hoa thành nhiều
nước nhỏ”.
Lẽ
ra, giới lãnh đạo Trung Quốc nên tinh giảm hệ thống chính trị nhằm làm giảm áp
lực nộp thuế ở người dân trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khiến người dân
đang rơi vào khốn cùng, túng quẩn.
Khủng hoảng nợ công
ngay đó sẽ giảm vì thành phần “ăn không, ngồi rồi”, vô tích sự, làm việc không
hiệu quả trong hệ thống công quyền sẽ bị gạt khỏi vị trí tham nhũng, hối lộ,
thành phần “ăn trên ngồi trước” tham lam không còn cơ hội vơ vét tiền của cho
vào túi riêng.
Việc quản lý
hiệu quả, cách hành xử đúng mực của giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ hóa giải sự bất
mãn trong lòng người dân, các tổ chức đối lập vì thế cũng sẽ giải tán. Đó mới
là giải pháp đúng mực mà giới lãnh đạo Trung Quốc nên làm.
Không thể “bòn
rút” sức lao động của người dân phục vụ cho sự xa hoa, lãng phí, vô trách nhiệm
của giới lãnh đạo cũng như các thành phần xã hội thông qua các khoản thuế “Tận
thu”. Vì việc làm đó có khác gì việc “lóc da, xẻo thịt, ăn tim, uống máu” người
mà sống vô đạo nhởn nhơ.
Ngoài ra, giới
lãnh đạo Trung Quốc còn phải thừa nhận sự sai lầm khi đã khẳng định “Con người
chết là hết”. Từ đó, giúp người dân tìm hiểu, nhìn nhận thế giới tâm linh một
cách khách quan, tổng thể.
Việc nhận biết
mối liên hệ giữa người sống và thế giới vô hình sẽ giúp người dân quay về lối
sống biết sống vì nhau, an định nội tâm trong lòng người góp phần làm hóa giải
những rối ren ở xã hội, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các thành phần xã hội sẽ
từng bước rút ngắn lại, hài hòa hơn.
Với
đòn minh thương tôi tin rằng “Chỉ cần 1/3 dân số Trung Quốc được đọc qua bài
viết này thì ngay lập tức khối đoàn kết mong manh của người Trung Hoa và giới
lãnh đạo Trung Quốc sẽ bị bẻ gãy.
Sẽ có không ít
người Trung Hoa lên tiếng ngăn chặn hành vi ngang ngược trên biển Đông của giới
lãnh đạo Trung Quốc nhằm vào việc cứu vãn khí tiết dân tộc, giá trị con người
Trung Hoa.
Giới lãnh đạo
Trung Quốc khi xem bài viết này sẽ hoàn toàn run sợ vì lẽ bài viết đã điểm
trúng tử huyệt của giới lãnh đạo Trung Quốc. Việc làm sai trái bất nhân, bất
nghĩa của họ người người đều biết, nhân loại và người dân đã rõ biết. Vì lẽ đó
giới lãnh đạo Trung Quốc nếu muốn còn tại vị thì phải mau chóng sửa sai, xuống
thang tranh chấp trên biển Đông ngay lập tức vì rõ biết “Cuộc chiến chưa bắt
đầu nhưng ta đã thua”. Thế nên, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lập tức sửa sai nếu
muốn còn tại vị. Tin rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dám manh động khi
đọc và lĩnh hội được sức mạnh của cây minh thương này.
Không
chỉ vậy. Đây không chỉ là cây minh thương mà còn che dấu một ngọn ám tiễn - Chỉ
Tang Mạ Hòe.
Tang đã là giới
lãnh đạo Trung Quốc còn hòe là ai đây?
Với tiêu đề bài
viết thì tang hòe đã rõ. Quả thật dù đã biết nhưng liệu có ai dám đứng ra nói
tôi đang làm một việc làm sai và ghép tôi vào chế tài, án phạt,…
Có một sự thật
là phần lớn giới lãnh đạo ở rất nhiều nước trên thế giới đều phạm vào những sai
lầm mà tôi ít nhiều chỉ ra trong bài viết. Nhưng nếu muốn tôi trả giá cho việc
đã làm thì lại không hề dễ dàng. Vì lẽ việc làm đó có khác nào việc la to “Lạy
ông tôi ở bụi này”.
Tôi
đã từng nói là đừng buộc tôi phải ra sát chiêu nhưng có lẽ lời cảnh báo của tôi
đã không được quan tâm đúng mực. Thế nên, giới chính trị cứ liên tiếp phạm sai
lầm.
Những sai lầm
của giới chính trị sẽ khiến cho xã hội càng thêm hỗn độn, rối ren, con người -
những người bạn của tôi sẽ vì thế mà lâm vào đời sống khốn cùng, phiền muộn, lo
toan vây quanh. Biết mà không nói thì thôi tôi xin làm người chết.
Trên
thực tế là khi bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người”
cũng như bài viết này rộng truyền ra phạm vi thế giới thì sẽ chẳng có giới lãnh
đạo của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dám “chạm”đến mạng sống của tôi.
Tuy nhiên, có
thể có chút oán thừa khiến họ nuốt không trôi. Thế nên, có thể sẽ là trò vu
oan, giá họa để danh chính, ngôn thuận trừng phạt một con người ngạo mạn nhưng
đó sẽ không là một việc làm đúng mực, khôn ngoan.
Nếu muốn trừng
phạt tôi thì hãy hành động âm thầm, đừng làm kinh động nhiều người. Còn bằng
dùng thủ đoạn, gian kế ép tôi vào chế tài, hình luật thì đôi khi tôi “tương kế,
tựu kế” phơi bày bộ mặt hèn kém của con người “miệng hùm, gan sứa”.
Khi tôi tự bêu
xấu mình thì sẽ bẩn mặt ai?
Tôi đã đồng
thuận việc hiến tặng nội tạng cho người thì có lẽ đây sẽ là cách thức hóa giải
oán thừa, để rồi không ai nợ ai.
Thực
tế hơn nữa là đến giờ phút này chỉ có hơn 3000 lượt đọc bài viết trong blog
latuan0907.vnweblogs.com. Điều này thể hiện số người bạn ghé thăm nhà tôi sẽ
không quá 30 người. Với số lượng này thì giới lãnh đạo bất nhân, bất nghĩa sẽ
dễ dàng “bắt lỗi” và trừng phạt tôi. Tuy nhiên, những bài viết của tôi không hề
sai trái với luật pháp Việt Nam hiện hành. Thế nên, bạn cùng mọi người hãy yên
tâm rộng truyền vì một thế giới tốt đẹp hơn ở ngày mai.
Tại
sao tôi mãi đặt thân mình vào nơi hung hiểm?
Lẽ nào tôi đã
hết muốn sống?
Thực
ra tôi rất quý trọng sự sống, cuộc sống. Vì lẽ đó tôi rất trân trọng giá trị
những ngày được sống của tự thân. Sống thật với lòng để mai này không ân hận và
nuối tiếc.
Tôi
là người được học hỏi trong môi trường giáo dục khoa học, chịu nhiều ảnh hưởng
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đã từng tin rằng “Con người chết là hết”. Cho
đến khi tôi có dịp “tạng mặt” những người đã khuất. Trải qua thêm một thời gian
dài tìm hiểu và chứng nghiệm rõ hơn về phần còn lại của thế giới vật chất hữu
hình - Phần thế giới tâm linh vô hình.
Ít nhiều nhận ra
mối liên hệ tương tác không thể tách rời của 2 phần thế giới. Trước bối cảnh xã
hội đang rơi vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dụng đầy đau khổ, gian trá, lọc
lừa, máu, nước mắt, chiến tranh và thù hận tôi đã lên tiếng buộc tri thức nhân
loại, chủ nghĩa duy vật thừa nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh.
Học hỏi và tìm
hiểu về thế giới linh một cách khách quan, sáng rõ là chìa khóa đảm bảo cho sự
tồn vong cho con người.
Tôi đã phải chạm
đến thành phần người có trong giới chính trị bất nhân, bất nghĩa,… nhằm cứu
vãn, giúp họ sửa sai những sai lầm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn
định, có sự hiểu biết sẻ chia nơi nhân loại.
Giá trị thặng dư
mà con người tạo ra cần phải được phân chia đúng mực, hài hòa hơn cho mọi thành
phần, tầng lớp xã hội và con người. Sẽ không thể là tuyệt đối nhưng chí ít giá
trị thặng dư cần được phân bố hợp lý tương đối.
Chết. Có thể tôi
sẽ chết vì những lời nói thẳng, nói thật nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm những
điều cần làm cho đến khi không còn mạng để làm.
Tại sao?
Tôi làm không vì
ý nghĩ tôi sẽ thành thánh nhân, thành Phật, thành Chúa, thành Thượng đế hoặc về
cộng trú cùng họ. Tôi rõ biết tôi sẽ về đâu nên bình thản bước đi và hoàn thành
những việc cần làm.
Vạn nhất tôi
chết đi thì nhân loại hãy lờ đi và xem như tôi chưa từng tồn tại, thờ cúng,
tưởng nhớ, khói hương e rằng sẽ cay mắt nhau thôi.
Tôi hy vọng bạn
đừng cho rằng tôi đang hành xử như một gã điên. Nhưng nếu bạn có nhận định như
thế thì cũng không sao cả. Duy có điều tôi mong bạn hiểu cho nếu tôi có là một
gã điên thì gã điên đó cũng chưa mất hết tính người.
Có một điều tôi
sẽ khẳng định lại “Việc tôi đang làm không phải là vì lý tưởng, niềm tin, chân
lý mà tôi làm vì sự hiểu biết”.
Lý tưởng, chân
lý chẳng có giá trị gì đối với tôi vì chết tôi chẳng thể mang theo và lý tưởng,
chân lý của tôi chẳng thể giúp bạn sống chung cùng chân lý, lý tưởng của tôi
được. Thế nên tôi chẳng cố làm một việc làm vô ích.
Niềm tin?
Khi nói về niềm
tin thì con người thường gắn với việc “Ta sẽ được điều gì?” nhưng việc tôi làm
xem ra tôi không mong cho mình một điều gì cả và chết tôi cũng chẳng thể mang
theo. Dù vậy khi tôi chết mọi người lại “chôn vùi” tôi cùng với lý tưởng, chân
lý, niềm tin của tôi (nếu có).
Sự hiểu biết?
Chết tôi cũng đã
bỏ lại rồi. Dù vậy, có lẽ sự hiểu biết đó sẽ có chút giá trị cho sự sống còn
của nhân loại, góp phần giúp bạn trưởng thành, tự tin rằng “Mỗi con người không
hề nhỏ bé, mỗi con người là cả nhân loại”, giúp bạn dẹp bỏ sự tự ti, sự mặc cảm
về thân phận “thấp cổ, bé miệng”, cùng chung tay đoàn kết xây dựng xã hội con
người trong hòa bình, bác ái, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Nếu ngày mai tôi
chết thì phải chăng những gì tôi đã biết cũng sẽ bị vùi chôn?
Có lẽ sự hiểu
biết của tôi sẽ không thể chôn vùi bởi lẽ khi bạn đọc những bài viết và đồng
cảm thì sự hiểu biết đã là của bạn. Bạn sẽ không thể chối bỏ điều đó, bạn chỉ
có thể đồng thuận hay không đồng thuận mà thôi.
Có thể ngay lập
tức bạn cùng mọi người không đồng cảm hoặc không góp phần giúp cho những bài
tôi viết lan xa vì bạn nghĩ đây là một việc làm kém an toàn. Nhưng cho đến khi
bạn nhận ra những điều tôi viết không sai, hợp pháp, việc rộng truyền những bài
viết sẽ góp phần xây dựng xã hội phát triển hài hòa, tốt đẹp hơn. Có lẽ bạn sẽ
giúp cho nội dung bài viết chan hòa đến với mọi người. Hiển nhiên, tôi sẽ chịu
hoàn toàn trách nhiệm về nội dung bài viết.
Tôi thử làm một
phép tính. Ban đầu, tôi có chút ít hiểu biết nếu tôi giữ cho riêng mình thì khi
tôi chết thì sự hiểu biết của tôi sẽ vùi chôn. Nhưng tôi đã truyền cho bạn. Từ
1 đã thành 2, dù tôi có chết thì bạn đã có chút hiểu biết đó. Nhưng tôi chưa
chết tôi sẽ tiếp tục trao truyền và bạn cũng sẽ trao truyền sự hiểu biết mà bạn
đồng cảm, sự hiểu biết bây giờ đã là của bạn.
Mọi người khi có
sự đồng cảm thì tốc độ lan truyền sẽ rất nhanh và một khi giới lãnh đạo, các
thành phần, tầng lớp xã hội khác cũng như người lao động sẽ có những chuyển
biến, sửa sai những sai lầm đã phạm phải.
Có thể nhân loại
chưa thể chấp nhận ngay những điều tôi viết, có thể tôi sẽ chết vì tạo oán thừa
trong lòng một nhóm người nhưng điều đó không có hại cho sự tồn vong xã hội con
người. Và rồi thì tri thức nhân loại cũng phải thừa nhận sự thật để tránh sự
diệt vong nhân loại - Con người chết không là hết.
Mong rằng bạn
hãy tìm tòi, khám phá sự thật khách quan, đúng mực đó và hãy cảnh tỉnh cho nhân
loại biết sự thật đó bằng việc rộng truyền bài viết này. Đây là một việc làm
hợp pháp đối với quy định của pháp luật Việt Nam. Không xuyên tạc, không bôi
nhọ, không mê tín dị đoan,…
Cám ơn mọi người
đã xem và giới thiệu bạn bè cùng xem bài viết!
Bài liên quan
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.1)
- Lý sự cùn đinh về chiến tranh, sự thắng lợi, tranh chấp biển Đông …
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét