Một mai khi ta lớn (P.1)
Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019
Người đời thường
nói “Con người khi lớn thì sẽ khôn”. Nhưng thú thật dường như tôi thấy phần
đông con người càng lớn lại càng trở nên dại.
Dường như muốn
sự lớn cùng với sự khôn tăng trưởng thực sự con người phải cần có sự trưởng
thành hơn về trí tuệ, khả năng tư duy khách quan, không lệ thuộc, không trói
buộc vào bất kỳ định kiến, học thuyết hay chân lý, lý tưởng nào cả và phải dựa
trên sự hiểu biết sáng rõ, tổng thể của tự thân chứ không thể tựa nơi sự hiểu
biết máy móc, truyền thống chứa không ít sai lạc của giáo dục, của tri thức
nhân loại đương thời.
Điều này phải
chăng là nhận định sai lầm của cá nhân tôi?
Tôi sẽ đưa ra
lập luận, lý giải của riêng mình, tôi mong được mọi người góp ý và chỉ ra những
sai lầm trong nhận thức, tư duy của chính tôi.
…
Có đôi khi tôi
lần về ký ức. Đôi lúc tôi nhận ra khi còn bé tôi rất vụng về, dại khờ, ngoài ra
tôi cũng có tính hay tò mò, táy máy chạm đến mọi món đồ xung quanh. Nước sôi,
lửa, dao kéo, ao hồ, điện,… tôi chẳng sợ món gì cả. Ba mẹ tôi đã vất vả để giữ
tôi không bị thương khi đùa nghịch những đồ vật có thể làm tôi bị tổn thương
đó. Để bảo vệ tôi có nhiều lần họ la rầy, phạt đòn roi. Để giữ tôi không bị ngã
xuống hồ ao họ làm hàng rào chắn giữ, nhốt tôi ở trong nhà.
Việc rầy la, đòn
roi, giữ nhốt,… đã có lúc khiến tôi sợ ba mẹ và không dám làm trái lời của họ.
Tôi còn biết “Có
một vài gia đình để ngăn con cái nghịch đùa nước người lớn đã ném những đứa trẻ
xuống ao cho uống vài ngụm nước, ho sằng sặc rồi họ vớt lên và kể từ đó những
đứa bé chẳng dám bén mảng đến bờ ao, mép nước. Có đôi khi họ thấy đứa trẻ dùng
lửa đốt những tờ giấy, những túi nylon, ống nhựa và vui thú nhìn từng giọt lửa
rơi… Cho đến khi ngọn lửa cháy bén vào ngón tay, đứa bé òa khóc và họ sẽ chạy
đến chữa trị những vết bỏng rát nơi ngón tay, kèm theo lời răn đe, dạy dỗ,…
Những đứa bé ra
đời ban đầu chẳng biết sợ gì, rồi người lớn dạy chúng biết sợ rất nhiều thứ. Sợ
lửa, nước sôi, dao, ao hồ, sâu, chuột, gián, ông kẹ, ma,… và ngày nay người lớn
lại dạy những đứa trẻ phải sợ công an.
Việc răn đe, dạy
dỗ, đánh đập,… nhằm mục đích khiến những đứa trẻ biết sợ nhiều thứ đã góp phần
làm cho đứa trẻ sợ cả người răn dạy chúng - ba mẹ, giáo viên, người lớn,…
Có những việc
răn đe trói đứa bé vào nỗi sợ tạm gọi là đúng nhưng cũng có không ít nỗi sợ
được gieo vào lòng đứa trẻ lại sai, làm hỏng tâm hồn, tuổi thơ của những cô cậu
bé ngây thơ, hồn nhiên.
Theo năm tháng
đứa bé lớn lên có những nỗi sợ được mỗi người tự tháo gỡ. Tuy nhiên, cũng có
những nỗi sợ đeo đẳng cả cuộc đời của con người như sợ sâu, sợ gián, sợ chuột,
ma, nước,… Người sống với nỗi sợ thường sẽ đánh mất ít nhiều tự tin trong cuộc
sống.
Có không ít
người rơi vào trầm cảm, tự kỷ, sống tự ti, chui rúc như loài chuột bọ yếu hèn
bởi lẽ người đó không may khi phải rơi vào tình cảnh ở nhà một mình, đêm hôm ấy
điện cúp, chàng trai trẻ rất sợ chui vào căn phòng chốt cửa, giấc ngủ chập
chờn, tiếng mèo hoang kêu vọng ai oán như tiếng trẻ khóc trong đêm, tiếng sột
soạt như là tiếng chuột đã khiến chàng trai trẻ kinh hoàng co ro, run rẩy nơi
gốc giường và một chiếc phong màn bị gió cuốn rơi phủ trùm lên tấm thân người.
Kể từ đó chàng trai đã không còn là một con người có thần kinh định tỉnh.
Ai đã khiến
chàng trai rơi vào thảm cảnh đó?
Nỗi sợ có từ nơi
người thân gieo rắc đã nhấn chìm kiếp người của chàng thanh niên trẻ.
Nhưng bạn cứ xem
chàng thanh niên đó là người xa lạ, chỉ có chút hối tiếc cho người vì anh ta
không gặp may. Thế là đủ rồi vì anh ta không là người thân của bạn. Dẫu sao anh
ta cũng là một trường hợp cá biệt.
Ở những trường
hợp khác, những đứa trẻ lớn lên trở thành những chàng trai, cô gái cùng với sự
hiểu biết lượm lặt nơi cuộc sống họ nghĩ rằng họ đã khôn
Họ đã không còn sợ một số nỗi sợ từng kìm nén
sự tự do của họ. Đáng kể nhất là nỗi sợ đối với ông bà, cha mẹ.
Vì sao?
Vì cha mẹ, ông
bà già rồi, lớn tiếng rầy la thì chẳng chết ai mà nhìn lại “ông bô, bà bô” thở
hào hển, trông thật đáng thương, tội nghiệp. Nhưng đã bảo rồi, kêu ít nói đi
cho con cháu nhờ, ai biểu không chịu nghe lời, ráng chịu. Còn đòn roi đánh đập
thì biết bao giờ cây roi mới chạm đến người, có chạm đến thì cũng chỉ như phủi
bụi, có đánh được thì cũng chỉ đau lòng ba mẹ, ông bà thôi. Rõ khổ!
Đó là một biểu
hiện của con người lớn và khôn ngày nay. Ý thức giáo dục của xã hội, của thế hệ
hiện tại và tương lai của con người là như thế đó.
Lẽ ra người
trưởng dưỡng ta lớn khôn, ta phải kính trọng, lắng nghe sự dạy bảo thì ta lại
xem như lũ người vô tích sự, hay phàn nàn, cáu gắt.
Vậy là con người
đã lớn khôn chăng?
Sao tôi nghe mặn
đắng lòng mình?
Không chỉ vậy.
Khi con người lớn khôn theo quan niệm như thế thì có những nỗi sợ mất đi, lòng
kính trọng người cao tuổi không còn.
Ba mẹ, người
thân xung quanh không trọng con người lại đi kính những người mà họ chưa từng
tạng mặt. Không những kính mà sợ đến vô cùng.
Nỗi sợ này được
tự thân mỗi người nuôi lớn chúng lên từ ngày khi bước chân vào trường học hỏi
kiến thức thì nỗi sợ này chỉ phơn phớt, qua loa nhưng khi con người bước vào
đời thì nỗi sợ này ngày càng chiếm lấy tâm trí họ.
Họ rất sợ những
người gắn kết với nỗi sợ này vì có lẽ họ nghĩ nếu chạm đến những người này thì
cuộc sống họ sẽ rơi vào khó khăn, khốn đốn, tù đày.
Họ quên rằng
ngay cả khi họ không chạm đến thành phần này thì với những định hướng xây dựng
xã hội sai lầm của thành phần trên trước cũng sẽ đẩy cuộc sống của họ hoặc con
cháu vào quẫn bách, cơ khổ,…
Tôi cũng đã từng
như thế, tôi đã từng nghĩ tự thân khôn lớn khi nhốt mình trong nỗi sợ chung của
nhân loại cho đến khi:
Nếu ngày mai tôi có gặp Tổng thống Barac Obama, Tổng
thống Putin, Thủ tướng Anh, Chính khách Pháp, Nguyên thủ quốc gia Đức, Chủ tịch
Hồ Cẩm Đào,… Tôi sẽ dành cho họ một sự tôn trọng như bất cứ người bạn nào tôi
từng gặp nếu họ dành cho tôi sự tôn trọng. Nếu họ không có sự tôn trọng thì tôi
sẽ rời đi. Bởi lẽ tôi với họ có quyền con người bình đẳng.
Về sự hiểu biết cuộc sống, sự học rộng hiểu nhiều,…
có thể họ hơn tôi. Nhưng đời sống nội tâm, tinh thần, niềm hạnh phúc, an lạc,
thảnh thơi không hẳn họ có nhiều hơn tôi. Về mạng sống, tôi và họ đều có một
mạng sống. Mạng sống của tôi cũng ngang bằng, không hề nhỏ nhoi hơn họ.
Quyền hạn, địa vị, danh vọng,… không quyết định giá
trị, mạng sống của con người. Nếu hiểu biết họ sẽ tôn trọng tôi cũng như tôi đã
từng tôn trọng họ. Tôi đến để giúp họ nhận ra “Họ có đủ khả năng làm tốt hơn
việc đang làm”.
…
Phải chăng khi
lớn lên ta sợ sệt những nguyên thủ quốc gia, thành phần lãnh đạo, những nhà
quản lý xã hội, những thành phần “ăn trên, ngồi trước” là ta đã khôn chăng?
Ta không sợ
những ông già, bà già đã bỏ một quãng đời son trẻ nuôi ta khôn lớn, đang sức
tàn, lực kiệt, gần đất, xa trời là chứng tỏ ta đã lớn, trưởng thành chăng?
Con người đã lớn
lên trong sự giáo dục để biết sợ những người lẽ ra không đáng sợ, những nhà
quản lý xã hội bởi lẽ trong mối quan hệ xã hội thì đây là mối quan hệ hợp tác,
bình đẳng, không có “kẻ trên, người trước”.
Tôi đặt anh vào
vị trí quản lý xã hội để kiến tạo một xã hội hài hòa, ổn định, bền vững, bình
đẳng giữa người với người, hạn chế sự chênh lệch vượt mức giàu nghèo, giảm
thiểu sự bóc lột về sức lao động cũng như tinh thần giữa đồng loại người với
nhau,…
Tôi chi trả anh
1 khoản chi phí xem như là tôi và xã hội trả công cho sự đóng góp, cống hiến
của anh. Nếu làm tốt, được việc thì tôi cùng mọi người giữ anh lại.
Nếu anh chuyên
quyền, độc tài, không chăm lo tốt đời sống người dân, chỉ biết bòn rút tiền của
nhân dân xây dựng nhà cao cửa rộng, tích góp của cải, tài sản phi pháp cho gia
đình, dòng tộc, xem thường người lao động tạo ra của cải, vật chất xây dựng đất
nước, xã hội,… Anh đã không làm đúng vai trò của một nhà quản lý xã hội có tâm,
có tầm, kiến tạo ra những chế tài, hình luật phi lý, kém hiểu biết gây cản trở,
khó khăn cho người dân thì anh chỉ là thứ đáng bỏ đi.
Và… tôi đã sai
khi đặt anh nhầm vị trí. Khi tôi rõ biết tôi đã sai thì tôi và mọi người sẽ sửa
sai, mời anh rời khỏi chiếc ghế mà anh đã ngồi nhầm chỗ.
Nếu anh chỉ biết
ích kỷ chăm lo cho riêng mình và dòng tộc thì anh cần rời khỏi chiếc ghế đã
ngồi nhầm để có nhiều thời gian hơn cho riêng mình cùng dòng tộc. Anh không thể
mãi ngồi nhầm chỗ làm bẩn nhơ, hoen ố chiếc ghế quản lý đất nước mà dân tộc,
người dân đã kỳ vọng vào anh.
Nếu anh có lòng
tự trọng thì hãy xử sự như một người có hiểu biết, có văn hóa.
Nếu anh đã không
còn lòng tự trọng thì tôi cùng mọi người phải mời anh rời khỏi chiếc ghế biểu
tượng đất nước, để nhường chỗ cho người có tài đức lãnh đạo xã hội khác.
Có đúng vậy
không, những nhà quản lý xã hội?
Điều tôi vừa
trình bày phải chăng là hợp pháp?
Tôi thì chỉ mong
rằng mình có thể trình bày những vấn đề hợp pháp, hợp lý, hợp lòng người, không
xu nịnh, bợ đỡ, không a dua, không tát nước theo mưa, không hèn hạ, cúi lòn.
…
Nhưng dường như
con người đang rất khiếp nhược khi đối mặt với những nhà quản lý xã hội. Họ gần
như mất tự chủ hoàn toàn, né tránh hoặc lòn cúi, xum xoe. Con người ngày nay
gần như không dám đóng góp cả ý tưởng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, không
dám chung tay, hợp tác cùng những nhà quản lý xây dựng đất nước phồn thịnh.
Dường như niềm
tin về đức tài ở những nhà quản lý xã hội của con người đã không còn.
Những lời nói
suông đã xuyên suốt chiều dài nhiều thập kỷ, niềm tin vào nhau đã mất. Con
người hiện tại chỉ tin vào một điều - chạm đến những vấn đề nhạy cảm xã hội sẽ
dễ đặt thân mình cùng dòng tộc vào những khó khăn, khốn quẩn nơi cuộc sống, lao
tù, hình phạt,… nơi nhà quản lý sẵn sàng áp đặt “lên vai” kẻ cứng đầu.
Quá khứ về cái
máy chém, loạt đạn thù, những cái chết, những vụ mất tích bí ẩn,… khiến con
người biết khôn hơn.
Va chạm mà làm
gì?
Chỉ thiệt thân.
Đó là chuyện của thiên hạ, của những nhà quản lý xã hội. Ta chỉ là kẻ thấp cổ,
bé miệng, hãy im lặng để giữ mình, bảo toàn đời sống dòng tộc.
Từ đời này qua
đời khác, bao đời nay con người đã xây dựng, tích lũy sự ích kỷ hằn sâu tâm
thức của gia đình, dòng tộc. Và … con người đã cho rằng “Như thế là con người
đã lớn khôn”.
Sự ích kỷ xấu
xa, thực dụng đã được “ươm mầm” vào mọi ngõ ngách của xã hội. Điều gì đến sẽ
phải đến, sự ích kỷ, thực dụng đã bộc phát và làm đảo lộn xã hội, rối ren gia
đình.
Những người con
lớn, đủ khôn để sợ những nhà quản lý xã hội, còn người đáng kính như ông bà,
cha mẹ,… thì đã vô dụng, yếu đuối, trình độ học thức, văn hóa kém thì ta nể
trọng mà làm gì?
Xã hội ngày nay
được giới trẻ đúc kết lại thành câu châm ngôn thiết thực “Đời nay Thạch Sanh
thời ít, Lý Thông thời nhiều”. Điều này đồng nghĩa với sự xuống cấp nhân cách,
đạo đức, giá trị con người dù rằng những nhà giáo dục, văn hóa luôn báo cáo
thành tích năm sau cao hơn năm trước mà chối bỏ hoặc lờ đi một sự thật là thành
phần bất hảo ngày càng nhiều. Bên cạnh là một thành phần người ích kỷ, thủ đoạn,
tệ nạn xã hội giăng giăng.
Những nhà quản
lý cũng thực dụng trong nhiệm kỳ quyền lực. Tất cả cùng im lặng. Chuyện của
thiên hạ.
Rồi đây những
nhà quản lý xã hội có thể làm gì nơi cái xã hội đầy sự rối ren nơi nội tâm con
người, người sống tốt thì dật dờ, lãng tránh cuộc đời như những thây ma cố tồn
tại nơi xã hội,…
Những kẻ ngang
tàng, bạo ngược, đại bàng, đầu gấu,… thì mạnh được yếu thua, tranh giành sức
hưởng quyền lực, địa vị, tài vật nơi những con người lao động chân chính yếu
đuối, tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cướp, khủng bố, bắt cóc tống tiền,…
chiếm lĩnh xã hội con người.
Những nhà quản
lý xã hội lại đòi hỏi, xin thêm tiền, người,… để an định xã hội hỗn tạp.
Bao nhiêu tiền?
Bao nhiêu người
là đủ cho một xã hội yên bình?
Bạn thấy mối
quan hệ mèo và chuột là như thế nào?
Mèo dù có nhiều
đến mấy thì chuột vẫn luôn hiện diện và những chú mèo ngày nay béo úc núc.
Có không những
chú mèo tư lự, nghĩ thầm về chuột “Nhờ có mày mà tao tồn tại và béo tốt thế
này”?
Nếu con người đã
lớn khôn thật sự thì họ chỉ cần khuyên bảo, góp ý, chăm chút lẫn nhau về cách
ăn ở hợp vệ sinh, biết đủ, tránh lãng phí thì dân số chuột tự giảm thiểu. Lúc
bấy giờ mèo cũng chỉ việc ăn no và thi thoảng dọa nạt chuột thì xem như là có
trách nhiệm rồi.
Nhưng nhân loại
ngày nay đang xây dựng xã hội con người theo tiêu chí nào?
Chấp nhận sự gia
tăng đàn chuột để có cớ nuôi thật nhiều mèo chăng?
Nhưng nếu dân số
đàn chuột bùng nổ thì sao?
Con người liệu
có thể quản lý xuể không?
Xã hội loài
người lúc đó sẽ để mặc tình chuột thao túng, nắm quyền kiểm soát chăng?
Quả thật dù rất
muốn kiểm soát nhưng tin rằng “Những nhà quản lý xã hội sẽ bó tay”. Những chú
mèo bị thịt, được nuôi vỗ béo sẽ ngại va chạm với chuột vì sợ bị “sứt đầu, mẻ
trán”.
Ngày nay, mèo và
chuột đều đang đồng quy về tính bầy đàn.
Còn nhớ trước
đây, những băng nhóm giang hồ được những tay anh chị cộm cán dẫn dắt, gặp
chuyện thì mỗi anh chị ra mặt “giải quyết” còn ngày nay thì gặp chuyện thì cả
đám lăn xả, cắn càn.
Nếu đơn lẻ hành
động thì khi gặp chuyện cứ như là mèo phải nước, run lẩy bẩy, đê hèn,… Đó đã là
hiện trạng thực tại chứ không phải là câu chuyện của tương lai.
Mèo ngày nay đã
là bạn tốt của chuột. Trông chờ vào trách nhiệm của mèo thì đúng là trò mèo.
Có những ngôi
nhà mèo khang trang nhưng bên trong lại là những ổ chuột nhung nhúc tanh hôi,
gớm bẩn.
Và … chuột là
một loài vật chứa đựng những mối nguy bệnh tật dịch hạch, ung thư, viêm não,…
Xã hội con người
rồi sẽ về đâu?
Bạn có thấy
chăng ngành giáo dục, ngành văn hóa, các nhà quản lý xã hội,… gần như không có
đối sách đúng mực cho kế hoạch xây dựng xã hội con người hài hòa, bền vững,…
Nhân cách, đạo
đức, giá trị con người đã bị đánh rơi và không có một giải pháp nào tỏ ra khả
thi, hữu hiệu để “cứu vớt” giá trị con người trong cơn lốc chủ nghĩa thực dụng.
Phải chăng tầm
nhìn của tôi thiển cận, kém cỏi?
Tôi đã cố gắng
nhuộm xám xịt, đen kịt bầu trời, nơi con người đang sống. Tôi là kẻ phá hoại sự
yên bình nơi cuộc sống con người.
Mong rằng tôi đã
sai, tôi là kẻ phá hoại vụng về. Mong rằng bạn cùng gia đình, dòng tộc, người
thân đang sống trong một tình yêu thương đồng điệu, sẻ chia, không bị chủ nghĩa
thực dụng, tính ích kỷ xâm hại,…
Bài liên quan
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.1)
- Lý sự cùn đinh về chiến tranh, sự thắng lợi, tranh chấp biển Đông …
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.3)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.2)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.1)
- Lạm bàn về biểu tượng lá cờ
- Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.2)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét