Một mai khi ta lớn (P.2)
Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019
Đâu là biểu hiện
của con người trưởng thành ở thế kỷ XXI hiện nay?
Lớn khôn hay lớn
dại?
Có lẽ đây lại là
một câu hỏi mà câu trả lời được giấu kín trong lòng của mỗi người. Sẽ không ai
cho bạn câu trả lời đúng như lòng bạn nghĩ và phán xét.
…
Rồi thì … sẽ có
một ngày nào đó con người lớn và trưởng thành thật sự. Ai rồi cũng có sự hiểu
biết khách quan, sáng rõ và biết hành động theo sự chín chắn của con tim, làm
theo tiếng gọi của lòng mình. Cùng chung tay xây dựng một xã hội con người bình
đẳng, hài hòa, yêu thương đúng mực. Khi sự hiểu biết đạt được sự khách quan,
tổng thể, sáng rõ,… con người sẽ rõ biết dù bạc nhược, ích kỉ, thực dụng lẫn
tránh những sự thật có nơi sự sống thì con người cũng sẽ chết. Kéo dài ngày
tháng sống ích kỷ, chui rúc, tự dối lừa sự an toàn cá nhân, dòng tộc chỉ làm
tổn thương lòng tự trọng giá trị phần người trong chính bản thân mình, khi đó
ta chỉ cố tồn tại trong sự ương hèn chứ ta chưa bao giờ thật sống.
Rồi thì câu hỏi
“Ta nên thật sống hay cố tồn tại mà ích kỷ, xa rời xã hội loài người sẽ được
mỗi người đánh thức trong nội tâm”.
Sống trong một
truyền thống thực dụng, ích kỷ, thủ đoạn xấu xa như thế thì những người con,
thế hệ trẻ sẽ học được gì?
Những người con,
thế hệ trẻ sẽ đối mặt với ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi,… bằng hành vi
chọn lựa nào khi trong tư tưởng, tinh thần của giới trẻ bị chủ nghĩa, lối sống
ích kỷ, thực dụng chiếm lĩnh.
Mạnh ai nấy
sống…? Sống chết mặc bây… chăng?
Rồi thì… con
người lớn khôn, trưởng thành sẽ tự chọn cho nhân loại một sự định hướng rõ ràng
Nhân Loại Đổ Nát hay Nhân Loại Văn Minh, Tiến Bộ, Hiểu Biết.
…
Bằng vào ngành
giáo dục, sự học, chủ nghĩa duy vật, thế giới vật chất,… khó mong “cứu vãn”
nhân cách, đạo đức con người nếu không muốn rằng bằng vào đường lối mà các nhà
quản lý trên toàn thế giới đang định hướng cho xã hội loài người là không thể,
không bao giờ xây dựng được một xã hội con người hài hòa, yên bình, không chiến
tranh, hỗn loạn.
Thế nên, Kỷ
Nguyên Văn Minh, Tiến Bộ, Bình Đẳng của nhân loại là giấc mơ xa vời mà con
người khó thể chạm đến.
Chết là hết, chủ
nghĩa thực dụng, lối sống ích kỷ,… sẽ “gặm nhấm” từng người, từng dân tộc, từng
đất nước và toàn nhân loại.
Khổ đau, thù
hận, mất mát, hỗn độn sẽ nhấn chìm nhân loại nếu sự hiểu biết nhân loại không
“nâng cao tầm vóc” tri thức con người.
Có phải Sự Đổ
Nát Xã Hội đang lộ vết tích và sẽ mau chóng nhấn chìm nhân loại?
Giải pháp toàn
vẹn cho vấn đề nội tâm con người, cứu cánh cho sự tồn vong nhân loại,… con
người biết tìm ở nơi đâu?
Hay là chấp nhận
xã hội con người như con tàu đang đắm giữa cơn bão biển? Chết chùm mà, có sao
đâu?
Cứu hay không
cứu?...
Thà rằng tôi
không biết.
Tri thức nhân
loại nên chăng dừng lại và xét xem “Con người có thật chết là hết hay chết là
để bắt đầu cho một đời sống khác?
Xã hội, vòng tái
sinh luân hồi rồi có thể tốt đẹp hơn hay sẽ tệ hại, xấu xa hơn?”, “Có không sự
tồn tại của thế giới tâm linh, cõi giới những người đã khuất”,…?
Đó là những câu
hỏi cần được tri thức nhân loại cập nhật trong thời điểm hiện tại. Đây là chiếc
chìa khóa then chốt giải tỏa những bấn loạn trong lòng người, cân bằng lại nội
tâm nhân loại.
Nhân cách, đạo
đức, giá trị con người sẽ được dưỡng nuôi từ chủ nghĩa duy tâm khách quan, sáng
rõ. Là cứu cánh cho sự tồn vong con người và hướng nhân loại đến một sự bình
đẳng, bác ái, hài hòa,…
Tri thức nhân
loại đang dần chấp nhận sự tồn tại của chủ nghĩa duy tâm, của tôn giáo.
Những nhà quản
lý xã hội theo trường phái chủ nghĩa duy vật đang dần thừa nhận sự tồn tại của
chủ nghĩa duy tâm với tư cách của kẻ cả, tỏ ra sự bao dung, cao thượng, có hiểu
biết.
Không một lời
xin lỗi nào chính thức được đưa ra cho những sai lầm xa xưa khi cố gắng xóa bỏ
chủ nghĩa duy tâm một cách cực đoan, quá khích. Chủ nghĩa vô thần được nuôi lớn
và nhấn chìm nội tâm của phần lớn nhân loại mà không có một lời xin lỗi có giá
trị nào được xác lập.
Những nhà quản
lý xã hội, tri thức nhân loại,… đang tiếp tục phạm sai lầm khi lại giở trò “lừa
người, dối mình” thêm lần nữa.
Họ chấp nhận tự
do tôn giáo, mặc tình để các loại hình tôn giáo tự do sinh sôi, nẩy nở mà hoàn
toàn không có khả năng điều tiết đúng mực.
Họ đang cố dùng
tôn giáo như một công cụ an định lòng người, ổn định xã hội.
Nhưng họ đã sai
khi sử dụng một món đồ vật mà không thật sự biết giá trị của món đồ vật đó.
Tôn giáo là một
món đồ vật khó lường, biến ảo vô định. Tôn giáo là một con dao sắc bén và các
nhà quản lý xã hội đang dùng con dao đó múa máy điên cuồng.
Khủng hoảng vật
chất nơi lòng người vượt mức và các nhà quản lý dùng tôn giáo để phần nào “vớt
vát” lại tình thế.
Nhưng khi những
tôn giáo cơ hội, tà giáo hoành hành tư tưởng, tinh thần con người - Khủng hoảng
tâm linh thì con người biết phải làm sao?
Khi bùa chú, mê
tín dị đoan, cuồng tín,… len vào, chiếm lĩnh xã hội loài người. Lúc bấy giờ, âm
thịnh, dương suy xã hội con người làm sao cứu?
Dưới góc nhìn
chủ quan, “3 bó vô 1 giạ”, các nhà quản lý xã hội tuyên truyền câu “Tốt đạo,
đẹp đời”, “Tôn giáo nào cũng tốt, đều hướng con người đến những điều thiện”,…
Vậy mà sao lại
phân chia tên gọi ra nhiều loại hình để mà làm gì?
Phải chăng đã có
rất nhiều cuộc tranh giành, giết chóc cuồng loạn cũng phát sinh ra từ những tôn
giáo hướng con người làm những điều thiện đó…?
Thế nào là điều
thiện???
Tổ chức lễ hội
truyền thống với nhang đèn, lễ vật, đồ cúng lên số tiền hàng tỷ.
Tiền của ai đã
chi cho những khoản chi vô tội vạ đó?
Nếu là một nhà
kinh tế thì phàm làm việc gì cũng có doanh thu vượt trội hoặc là thu được một
giá trị nào đó.
Chỉ nghe những
lễ hội tiêu tốn một lượng tiền của khổng lồ, không nghe đến những khoản thu lợi
tức, hay những khoản thu này đã bị ém nhẹm?
Tôi là người dân
và được quyền đặt ra những câu hỏi hợp pháp.
Hơn nữa, dưới
những trò bói toán, đồng cốt, cầu an, giải hạn,… con người từ từ, chầm chậm rơi
vào mê tín dị đoan, tin vào số phận, hối lộ thần thánh…
Có đúng vậy không?
Hay một lời ngụy
biện được đưa ra chỉ có một số ít những người kém hiểu biết, trình độ văn hóa
thấp mới rơi vào mê tín dị đoan?
Chỉ thấy số
người tin vào người âm ngày càng nhiều.
Họ có trình độ
văn hóa thấp ư?
Có rất nhiều các
mệnh phụ phu nhân của các quan chức đương quyền đến đền chùa, miếu mạo,… xin
xăm, giải hạn, xin bùa giữ ghế cho chồng. Không lý nào nói họ là người kém hiểu
biết.
Và những chiếc
xe biển số xanh nối đuôi nhau dài thườn thượt, lũ lượt kéo đến những ngôi chùa
được tiếng linh thiêng, họ đi cúng “trả lễ”.
Trả lễ mà lễ gì
thế?
Xe biển số xanh
có phải cũng chính chủ không hỡi các nhà quản lý xã hội hay là xe cho mượn?
Thừa nhận hay
không thừa nhận về thế giới tâm linh cần phải rõ ràng, minh bạch. Tin theo chủ
nghĩa vô thần mà vào đền chùa, miếu mạo,… phô trương, làm càn loạn khiến người
dân khó tránh khỏi bất bình. Rồi còn dẫn đường cho người dân rơi vào tệ nạn mê
tín, dị đoan, cuồng tin...
Làm thế nào để
thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo mà không rơi vào mê tín dị đoan, chìm sâu vào
tư duy, nhận thức “Lệ thuộc số phận” ở con người?
Đó là phải nhận
ra giá trị của từng loại hình tôn giáo, tính sáng rõ, đúng đắn có nơi kinh sách
của tôn giáo. Khi sự hiểu biết con người đạt đến sự khách quan, tổng thể, sáng
rõ thì tôn giáo mới thật sự có giá trị an định lòng người, ổn định xã hội.
Tôn giáo có cội
nguồn từ thời cổ đại và mỗi tín ngưỡng tôn giáo đã tạo ra vô số những vị thần
thánh, đấng quyền năng - Thượng đế, thần nước, thần lửa, thần vệ nữ, thần mặt
trời, Đại phạm thiên, phạm thiên, thiên thần, quỷ sa tăng, đầu trâu mặt ngựa,…
Thật rất nhiều
và quá khó để phân biệt rõ ràng.
Có không sự tồn
tại của thiên đường, địa ngục, hỏa ngục,…?
Có lý nào người
cổ đại xưa đã biết lợi dụng thế giới sau người chết để “nắm quyền” kiểm soát tư
tưởng người sống hay đây là sự hiểu biết nông cạn, mù quáng của người xưa?
Bỏ qua câu hỏi
này, phải chăng đã có không ít người chạm đến phần còn lại nơi thế giới cõi vô
hình?
Nếu không thì
người cổ đại xưa ở mọi miền trái đất đã không tin nhận, thờ phụng, nể trọng cõi
giới vô hình đến vậy?
Tuy nhiên, do
không dễ nhận biết tầng lớp, thứ bậc, các ngôi của thế giới vô hình mà mỗi tín
ngưỡng tôn giáo đã tạo lập ra một trật tự thế giới vô hình khác biệt.
Ừ, vậy thôi tôi
cũng giở trò “3 bó vô 1 giạ”, gom lại cho dễ nhìn.
Phải chăng
thượng đế, thiên thần, quỷ sứ, đại phạm thiên,… đều tồn tại ở dạng vô hình,
không dễ tạng mặt?
Vậy thôi hãy xếp
họ vào cùng 1 nhóm - cõi giới vô hình. Nếu lập luận sống tốt trong đời con
người khi chết đi sẽ về cộng trú, hợp thể mãi mãi với đấng quyền năng, còn bằng
sống tàn ác, gian trá sẽ mãi bị đọa đày nơi địa ngục, hỏa ngục… làm ma quỷ,
vong hồn lang thang, vất vưởng.
Không có sự tái
sinh, không có việc sửa sai,… vậy giá trị của tôn giáo đối với đời sống con
người là không nhiều giá trị.
Đã không có giá
trị mà lại trói con người lệ thuộc vào đấng quyền năng, tin theo số phận thì
tôn giáo là món đồ vật đáng vất đi, không nên gìn giữ lại bằng cụm từ hoa mĩ -
cổ vật, văn hóa phi vật thể.
Thần thánh mà
con người có thể hối lộ được sao?
Nếu thần thánh
mà con người hối lộ được thì thần thánh đó chẳng ra gì, cần triệt tiêu, xóa bỏ.
Có không một sự
luân hồi, tương tục nơi sự sống con người?
Để con người có
còn cơ hội xây dựng, phá bỏ, hay sửa sai những sai lầm mà con người đã chủ
quan, nông cạn vấp phải. Đây là điều mà con người hiện đại, tinh khôn ngày nay
cần tư duy, xét lại.
Nếu rõ biết
“Chết không là hết” là sự thật thì con người mới trân quý giá trị con người,
vạn vật và biết gìn giữ cho muôn đời sau thật sự.
Bỏ qua thời cổ
đại lâu xa, trở về hơn 2000 năm có lẻ, con người luôn tự hào là sự hiểu biết
nâng lên đến giá trị Văn Minh, Tiến Bộ, Hiện Đại nhưng giá trị thật của lời lẽ
gây ngộ nhận, “dùng vải thưa che mắt thánh” là gì?
Bạo loạn, chiến
tranh, khủng bố giết chóc tràn lan, không ngừng leo thang. Những nhà quản lý xã
hội trưng ra một cái bánh vẽ Xã Hội Hạnh Phúc nhưng “Thế Nào Là Hạnh Phúc?” thì
họ đã quên bỏ trong việc giáo dục, rèn luyện, học hỏi nơi giá trị phần người
của con người.
Không có gia
đình hạnh phúc thì đào ở đâu ra tính khả thi nơi cái bánh vẽ Xã Hội Hạnh Phúc ở
những nhà quản lý xã hội. Và … chính họ, không ai khác những nhà quản lý xã
hội,… cũng không rõ biết “Thế nào là hạnh phúc?”.
Một phần không
nhỏ những nhà quản lý đồng quy, mặc định “Lòng tham là hạnh phúc” dù rằng họ
không thừa nhận điều đó.
…
Hãy quay về giữ
lòng mình hồn nhiên, ngây thơ và vô tư như con trẻ. Nơi đó con người sẽ tìm
thấy dấu vết của hạnh phúc.
Bỏ qua lo toan,
muộn phiền, thù hận, tranh giành, mở lòng ra cho tình yêu hạn hẹp, gò bó trong
lòng được thấm đẫm tình người.
Đừng ngụy biện
với tôi rằng “Tôi cần gom góp, tích lũy tài sản để đảm bảo một gia đình hạnh
phúc”.
Bởi lẽ nếu không
biết đủ bạn sẽ không bao giờ thấy đủ, lòng tham kết hợp với sự ngụy biện sẽ
trói cả đời bạn vào âu lo, toan tính, muộn phiền…
Hãy nhìn theo
chiều dài lịch sử nhân loại. Bạn có quyền tin rằng bạn đủ thông minh, sáng suốt
nhìn nhận đánh giá cuộc đời.
Những gia đình
giàu có quyền thế có nỗi lo của họ, những nỗi lo đè nặng cả kiếp người, hạnh
phúc thật là một món quà tặng cuộc sống xa vời…
Ngay khi gần đất
xa trời, những nhà tài phiệt giàu có chìm sâu trong khắc khoải “Ta không muốn
chết, tài sản ta rất nhiều, ta cần thời gian hưởng thụ và gìn giữ”.
Rồi chia gia tài
cho con, sự tranh giành, lũ con vô tích sự, bọn ăn hại,… Giàu và hạnh phúc - hai
phạm trù không hẳn đã bước sóng đôi.
Dừng lại. Ai
cũng nói được nhưng không nhiều người làm được. Lòng tham là một thứ ma lực tà
quái mà không phải ai cũng có thể cưỡng lại.
Những kẻ làm ăn
phi pháp, buôn lậu, buôn ma túy, buôn người giàu sụ,… đã không dừng lại và bị
sống trong lao tù, tử hình vì đã không dừng lại. Họ nói đến phi vụ cuối nhưng
không bao giờ có phi vụ cuối cùng.
Và… hãy nhìn xem
các nguyên thủ quốc gia, những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới có biết dừng lại
không?
Nhiệm kỳ 1 rồi
nhiệm kỳ 2, quyền lực trong tay giúp họ kéo giãn nhiệm kỳ và cố gắng tranh
giành chiếc ghế,…
Họ vì người dân,
dân tộc chăng?
Họ tự biết họ là
tài giỏi nhất và không ai có thể thay thế khả năng quản lý của họ chăng?
Ngụy biện, dối
lừa và giả trá.
Đằng sau sự ham
mê quyền lực, địa vị đó là gì?
Lòng tham. Quyền
lực, địa vị,… sẽ cho họ tài vật, danh tiếng, đời sống vương giả cùng với trách
nhiệm lo cho toàn dân.
Nhưng sự thực
dụng đã khiến không ít vị nguyên thủ quốc gia, những nhà quản lý xã hội,… xa
rời trách nhiệm. Họ chỉ biết thu gom nhiều hơn lợi ích cho mình, gia đình, dòng
tộc và thành phần, tầng lớp xã hội họ đang nắm giữ.
Đừng bảo rằng
“Tôi tùy tiện ngậm máu phun người”.
Có bao giờ bạn
thấy những nhà quản lý xã hội phương Tây “thắt lưng buộc bụng” của chính mình chăm
lo cho người lao động?
Họ không lĩnh
lương hoặc chỉ nhận một phần lương lấy lệ còn phần hơn xung vào công quỹ lo cho
đất nước đẹp giàu.
Dù rằng tài sản
gia đình, dòng tộc họ đủ “nuôi dưỡng” những chính khách, biểu tượng quốc gia no
đủ nhiều đời. Nhưng dường như là không có một nhà lãnh đạo nào đã làm điều đó.
Đúng vậy. Chí ít
là cho đến hiện tại, nhân loại đã không thấy, không nghe, không từng biết đến
một nhà lãnh đạo nào làm điều giản dị đó.
Bởi lẽ họ là con
người, trong họ cũng có đủ đầy phần con và phần người, họ không là thánh nhân
vì thế họ đã không làm điều giản dị đó. Nếu họ biết làm điều giản dị thì họ đã
là thánh nhân mất rồi.
Chỉ thấy tranh
giành quyền lực, làm việc không hiệu quả, vấp nhiều sai lầm thì “đổ thừa” người
tiền nhiệm, người dân, cơ chế và xin sửa sai bằng cách tiếp tục “ngồi nhầm
chỗ”…
Xin hứa, khắc
phục, sửa sai… nói và không làm.
Hơn 2000 năm có
lẻ mà những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý xã hội ở khắp mọi miền thế giới đã
không thật sửa sai, dù rằng họ luôn nói đến việc sửa sai, khắc phục hậu quả để
lại của những người tiền nhiệm.
Thật ra những
nhà quản lý xã hội đã không nhận diện được lổ hổng sai lầm nơi xã hội.
Đã không thể
nhận biết cội rễ sai lầm thì hiển nhiên những nhà quản lý sẽ không thể “truyền
lửa” tư duy, ý thức, nhận thức về hạnh phúc, cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh
phúc, xã hội hạnh phúc cho con người, người dân.
Bản thân họ
không rõ biết “Thế nào để chính họ có hạnh phúc?” thì làm sao có thể san sẻ cho
người.
Tư duy phiến
diện chủ quan đã đẩy đời sống con người ngày càng rời xa hạnh phúc giản đơn,
lòng tham, lối sống thực dụng ích kỷ…
Ai đã sai?
Thế nên, đừng
nói với tôi về sự vô tư ngồi vào chiếc ghế quyền lực, hoặc thiết tha ngụy biện
là việc lo cho dân tộc, người dân.
Nếu muốn ngồi
nơi chiếc ghế uy quyền thì hãy nhớ những lời tôi nhắn nhủ.
Đấu tranh, vận
động quyết liệt để ngồi vào chiếc ghế trách nhiệm thì hãy nên có trách nhiệm
gánh vác vận mệnh dân tộc, đất nước.
Tôi chấp nhận
anh ngồi nơi chiếc ghế quyền lực và mong rằng anh có trách nhiệm với người dân.
Tôi đồng ý nơi
lối sống thực dụng đơn thuần, không có việc trách nhiệm suông mà không có quyền
lợi, lợi danh đi cùng nhưng hãy nên sống có trách nhiệm dù chỉ là một ít.
Tôi chấp nhận
anh là người làm công được trả lương cao, có quyền lực, tầm ảnh hưởng lớn lao
cho sự phát triển xã hội.
Nhưng tôi không
đồng thuận việc anh “Trộm long, tráo phụng”, vẽ hổ thêm cánh, vẽ rồng thêm chân
vì lẽ tôi không thể nhận diện cái con vật dị hình, quái thai đó.
Anh là người làm
công hưởng lương cao chứ không là ông chủ của đất nước, dân tộc vì thế anh nên
rõ biết vai trò, trách nhiệm, quyền lực giới hạn của anh cùng tổ chức, tránh
phạm những sai lầm đi ngược với lòng người, cô phụ người lao động, công nhân,
nông dân và mọi thành phần, tầng lớp xã hội.
Bởi lẽ anh chỉ
là một người làm công cho dân tộc, tôi đã đặt anh vào vị trí, địa vị đó thì tôi
có thể kéo anh rời khỏi chỗ ngồi mà anh đang ngồi nếu anh làm việc không hiệu
quả.
Có thể tôi đã
không là người đặt anh vào vị trí đó nhưng tôi vẫn còn toàn quyền quyết định
việc giữ lại hay phế trừ anh. Dẫu sao tôi vẫn mong anh làm việc có trách nhiệm
và hiệu quả, tôi không thích lắm những sự xáo trộn không cần thiết.
Đã có những sai
lầm nơi hiểu biết nhân loại, việc chối bỏ sự tồn tại của thế giới tâm linh. Anh
không phải là người đầu tiên tạo ra lỗi lầm đáng tiếc đó, anh cũng không phải
là người chịu trách nhiệm cho sai lầm tệ hại trên vì đây là sai lầm nơi tri
thức nhân loại.
Dù vậy anh phải
có trách nhiệm thừa nhận sự sai lầm nơi tri thức nhân loại và hoạch định hướng
đi đúng mực hơn cho sự phát triển, tiến bộ nhân loại.
Khi đại diện cho
sự hiểu biết nhân loại quả cảm, hiểu biết nhìn nhận sai lầm lớn lao mà tri thức
nhân loại đã phạm phải, khách quan sửa sai thì xã hội con người, nội tâm trong
mỗi con người mới có cơ may cân bằng lại. Chủ nghĩa thực dụng và lòng tham mù
quáng không hủy hoại nhân loại.
…
Có thể bạn nhìn
nhận tôi đang ở vị trí đối đầu với các nhà quản lý xã hội cùng tri thức nhân
loại đương đại. Tương quan lực lượng rất chênh lệch, tôi chỉ có một mình, đơn
lẻ kêu gào, còn lực lượng đối lập thì lại rất hùng mạnh, bao gồm đại diện cho
sự hiểu biết nhân loại, tri thức loài người đương thời.
Nhưng tôi sẽ
không là người thất bại ở bên kia chiến tuyến, bạn hãy tin vào điều đó.
Lẽ ra tôi chỉ là
người đối thoại bình dị nhưng giới hạn tri thức nhân loại đã “khép cửa” với
những lời thầm thì.
Thế nên… đã
không thể đối thoại bình đẳng và vì một sự bình an mong manh trong lòng nhân
loại, tôi đã bị đặt vào tư thế đối đầu - Kẻ đối đầu ngông cuồng, ngang ngạnh,
quá khích,…
…
Tôi không phải là
nhà truyền giáo, càng không phải là một nhà chính trị lợi dụng tôn giáo để trấn
an xã hội.
Hiển nhiên tôi
không có lý do gì dùng tôn giáo để dối lừa người thiên hạ vì mong muốn “cứu
vãn” sự tồn vong của nhân loại.
Dù vậy, tôi vẫn
khẳng định sự sai lầm nơi ý thức, tư duy ở những nhà quản lý xã hội, tri thức
nhân loại, dần chỉ ra giá trị thật, giá trị vốn có của những tôn giáo chân
chính. Thế nên, mong rằng bạn bỏ chút thời gian suy xét những điều tôi đã, đang
và sẽ trình bày.
Bạn có quyền
hoài nghi những điều tôi đã viết cho đến khi bạn tự tìm câu trả lời hợp với
lòng mình.
…
Những điều tôi
viết không đơn giản chỉ vì sự bình an, hài hòa ở đất nước, nơi tôi đang sống mà
đó cũng là lời giải, giải pháp dứt trừ những bấn loạn, rối ren trong lòng người
ở phạm vi thế giới.
Nếu bạn có thể
giúp những bài viết tôi lan truyền ra thế giới thì dân tộc Việt Nam sẽ có lúc
“nâng tầm” vị thế của mình trên trường quốc tế.
Nâng tầm về mặt
tư duy, ý thức, nhận thức xã hội, cuộc sống và con người. Bởi lẽ đây không là
tri thức vay mượn mà là tri thức khách quan, tổng thể, đúng mực, sáng rõ.
Đó không là chân
lý hay lý tưởng, học thuyết mà là sự hiểu biết chứa đựng, diễn đạt một sự thật
về cội nguồn con người, về bản chất, tâm ý sự sống.
Khi số đông nhân
loại rõ biết về sự thật nơi tồn tại con người thì xã hội loài người tự an định.
Hiển nhiên là điều này sẽ mất một khoảng thời gian vì nhân loại cần hoài nghi,
suy xét và chọn lựa.
Rồi thì … con
người sẽ lớn khôn, trưởng thành hơn cho việc chọn lựa tương lai nhân loại cũng
chính là tương lai dòng tộc, gia đình và cả bản thân. Tin rằng “Ngày mai, sự
hiểu biết nhân loại sẽ trưởng thành và đúng mực hơn”.
Bài liên quan
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.1)
- Lý sự cùn đinh về chiến tranh, sự thắng lợi, tranh chấp biển Đông …
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.3)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.2)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.1)
- Lạm bàn về biểu tượng lá cờ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét