
Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Nay Phơi Bày Hiện Tướng Khuyết Tật, Bệnh Hoạn?
Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019
Có một điều Ngạo Thuyết muốn nhấn mạnh cho các bạn được rõ, đó là Tăng Bảo vốn dĩ là một con người với đầy đủ Thất Tình Lục Dục.
Sở dĩ NT nhấn mạnh điều này là vì ngày nay rất nhiều người học Phật lọt vào tà kiến giới Tăng Bảo là thầy của Trời - Người và từ đó xem giới Tăng Bảo như là những vị Thần, vị Thánh, vị đạo sư bất khả xâm phạm.
Do đó, rất nhiều người học Phật không dám “mạo phạm” đến Tăng Bảo dù rằng họ biết rõ sư thầy Tăng Bảo phạm giới, sa đọa. Họ sợ "đụng chạm" đến Tăng Bảo sẽ bị đọa địa ngục, bị tổn đức, mất phước.
Kết quả của việc không dám nói ra sự sa sút nhân cách, đạo hạnh của các vị Tăng Bảo trong một khoảng thời gian dài đã trở thành việc dung dưỡng cái xấu, cái ác tồn tại trong đạo Phật. Điều này từng bước hủy hoại sự trong sáng có ở đạo Phật, khiến những người sống nương nhờ nơi đạo Phật dần trở nên xa rời thực tế và ngày càng man trá.
...
Ngạo Thuyết đã từng nói với đại ý rằng những người tìm đến đạo (nói chung), tìm đến đạo Phật (nói riêng) đều là những người chênh chao nơi cuộc đời, họ có những khốn cùng, những bế tắc tâm thức - những tổn thương về mặt tâm lý hoặc tinh thần.
Thái tử Tất Đạt Đa là một minh chứng cho lập luận đó của Ngạo Thuyết. Phật Thích Ca đã vậy thì những người xuất gia học Phật chân chính há có thể tìm đến đạo Phật bằng lối khác.
Thời gian gần đây, do sự sa đọa của không ít vị Tăng Bảo báo chí đã vào cuộc, cộng đồng mạng và xã hội đã lên tiếng chỉ trích những hạng người xuất gia học Phật lầm đường.
Thế là đã có những vị Tăng Bảo, những tổ chức trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khuyến khích những người xuất gia ra sức biện giải, đôi chối rằng họ xuất gia không vì cơm áo. Và đã có những vị Tăng Bảo trẻ bị kéo vào vòng xoáy thị phi, họ đã quá ngây thơ khi ra sức biện giải rằng họ đã từng hoặc đang rất giỏi giang, họ thành đạt nơi cuộc sống, nơi xã hội do đó họ xuất gia không vì cơm áo.
Những vị Tăng Bảo này cho rằng họ xuất gia vì lý tưởng, vì muốn giúp loài người thoát ra khỏi mọi khổ đau.
...
Lý tưởng mà giới Tăng Bảo này trình bày nghe có vẻ rất thù thắng, tối ưu, thánh thiện cơ mà họ, giới Tăng Bảo đó sẽ hoàn thành lý tưởng đấy bằng cách nào lại không hề được nói rõ. Tất cả những tâm huyết, lý tưởng của lực lượng Tăng Bảo trẻ rốt cuộc lại rơi vào sự bỏ ngỏ và là những lời biện giải xáo rỗng.
...
Lẽ ra người học Phật xuất gia phải sáng tỏ lý Thanh giả tự Thanh chứ không vội đôi chối khi chưa có được cách bồi đáp trọn vẹn.
...
Người có sự bế tắc tâm thức ở một mức độ nào đó chúng ta vẫn có thể xem như là những người bị tổn thương, bị khiếm khuyết tâm hồn, đây là những tâm hồn cần được chữa trị cho lành lặn.
Và những người chọn lựa con đường xuất gia chân chính vốn thật là những con người như thế. Về điểm này những người xuất gia học Phật rốt ráo tìm về sự giải thoát hoàn toàn phải chấp nhận và không việc gì phải hổ thẹn. Họ có hổ thẹn chăng là việc không ngừng nỗ lực học Phật mà mãi không sáng đạo, không thành tựu được việc giác ngộ giải thoát.
...
Người xuất gia tu hành chân chính đã là những người có tâm hồn đang cần chữa trị thì những hạng người xuất gia vì danh lợi, cơm áo, trốn nghèo tìm sự giàu có, mượn đạo tạo đời càng là những người có tâm hồn bệnh hoạn, khuyết tật.
Những kẻ có tâm tư bệnh hoạn đó vào chùa không từng vì mục đích giải thoát mà là để thâu đoạt tất cả những thứ mà họ mong cầu.
...
Người học Phật là con người với tất cả Thất tình lục dục - Hỷ (mừng) Nộ (giận) Ái (yêu) Ố (ghét) Ai (buồn) Lạc (vui) Dục (ham muốn). Do đó, nếu người xuất gia không có sự hàm dưỡng nội tâm đúng mực thì khi có đủ điều kiện sa ngã họ sẽ dễ dàng rơi vào sự tột cùng của sự băng hoại nhân cách con người.
Và bao giờ cũng vậy nền giáo dục ở mỗi quốc gia sẽ là nền tảng chính xây dựng nên nhân cách, đạo hạnh của sư thầy Tăng Bảo cũng như người đời.
Khi Nho giáo thời thịnh thế, nhân cách của sư thầy Tăng Bảo sẽ được tôi luyện bởi Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín và định hình nên giới hạnh của chư Tăng Bảo thuở trước.
Khi xã hội loài người chìm sâu vào lối sống thực dụng cùng căn bệnh thành tích thì sư thầy Tăng Bảo cũng sẽ "vẫy vùng" trong sự mông lung của đạo đức, giới hạnh. Những tâm hồn khiếm khuyết của người xuất gia cầu đạo sẽ thêm một lần nữa bị thử thách, bị "chênh chao" trong sự rèn giũa của việc tu thân và tu nhân.
...
Những người xuất gia với tâm hồn đang cần chữa lành và cả những người xuất gia vì danh lợi, chấp nhận đắm chìm nơi dục vọng sẽ dễ dàng hiện tướng bệnh hoạn, khuyết tật khi mà việc hàm dưỡng nhân cách con người bị xã hội cũng như ngành giáo dục bỏ ngỏ.
Những điều chúng ta được biết về sự sa đọa, trụy lạc của những vị Tăng Bảo trên báo chí chỉ là chút ít phần nổi của tảng băng trôi. Thực tế là phần chìm của tảng băng luôn rất to lớn.
Đi sâu vào phía sau cánh cửa chùa chiền, tự viện ngày nay chúng ta sẽ không khó trong việc bắt gặp những sư thầy đồng tính cũng như những tình ái lăng nhăng giữa các vị Tăng sinh, ni sinh,... Việc trộm cắp tiền ở các chùa diễn ra rất thường, đây là việc các chú tiểu vẫn hay làm. Việc sư thầy Tăng Bảo, ni chúng giành giật vị thế, lợi danh, tranh đoạt chùa vẫn xảy ra khắp mọi nơi,... Hiển nhiên đây không phải là việc học và hành đạo của những người xuất gia chân chính.
...
Ngày nay, Giới ni, sư, chú tiểu dù muốn hay dù không cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục chạy theo thành tích của lối sống thực dụng đương đại. Chúng ta sẽ thấy giới Tăng Bảo tranh nhau đi du học để gặt hái những học hàm, học vị. Đây không phải là những người học Phật chân chính tìm đến sự giác ngộ giải thoát, họ chỉ là thành phần môn đồ tri giải, là hạng sa môn nghĩa học.
Với khối tri kiến góp nhặt, tích lũy được những vị Tăng Bảo này gần như đánh mất khả năng chứng ngộ. Việc giác ngộ về sự giải thoát hoàn toàn với họ trở nên xa vời, họ dần dần chìm đắm trong lợi danh, tài vật lẫn sắc dục.
...
Những chú tiểu vào chùa từ tấm bé ngày nay sẽ được đến trường học hỏi các môn học cơ sở của ngành giáo dục. Về chùa những chú tiểu sẽ học ít nhiều về giáo lý Phật đà. Việc chùa sẽ chiếm mất khá nhiều thời gian của các chú tiểu. Nói một cách khác là các chú tiểu phải căng sức ra chiến đấu ở cả hai mặt trận – trường học và nhà chùa.
Việc rèn giũa nhân cách, đạo đức ở trường đã bỏ ngỏ thì ở chùa cũng sẽ bỏ ngỏ.
Việc được đến trường các chú tiểu được tiếp xúc với cuộc sống đời thường với những tâm hồn hãy còn non nớt. Với những chú tiểu cuộc sống bên ngoài chùa thật nhiều niềm vui. Các chú tiểu sẽ thấy tủi phận khi không có một mái ấm gia đình và được sống ở nẻo đời.
Phần đa những chú tiểu đều không ý thức được việc vào chùa tu học nhằm đạt được sự giác ngộ giải thoát. Việc thọ giới, tụng kinh, niệm Phật, gõ mõ,... những chú tiểu làm như một cái máy, có một sự gượng ép bắt buộc.
Lớn lên một chút những chú tiểu cảm thấy phân vân giữa hai nẻo đạo đời. Giới tính phát triển kéo theo tâm sinh lý phát triển những chú tiểu có những tò mò về người khác phái như bao con người bình thường khác.
Sinh lý phát triển bình thường khiến những chú tiểu cảm thấy rạo rực, chộn rộn, hoang mang và cả mặc cảm về sự phạm giới, về việc tu học không tốt.
Và ngày nay internet, điện thoại thông minh phổ biến đến mức các chú tiểu, các sư, ni,... không quá khó để sở hữu một chiếc smartphone. Đây là điều kiện cần để các chú tiểu, sư, ni có điều kiện đủ để xem phim sex, ảnh khiêu dâm,... Ngòi nổ cho những ham muốn xác thịt được kích hoạt,... Và rồi điều gì đến cũng sẽ đến khi hội đủ điều kiện.
Ngày nay những chú tiểu vào chùa từ tấm bé dễ thường sẽ thiếu thốn tình cảm gia đình ruột thịt nhưng về cơm ăn, áo mặc và học hành ở các ngôi chùa vương giả vốn thường thừa mứa. Việc khổ đau, khốn khó về một đời sống thế tục những chú tiểu không dễ trực nhận hay trải nghiệm được. Với những chú tiểu nhìn cuộc đời thế tục vẫn đẹp sao cùng với tâm nguyện xuất gia không thật có rất nhiều chú tiểu ước ao được hoàn tục sống ở đời.
...
Việc no cơm rửng mỡ, tâm nguyện chẳng chí thiết sẽ khiến sư thầy, ni chúng, các tiểu từng bước chìm vào lối sống sa đọa, lạc lối chánh đạo.
...
Lẽ ra tâm tham ái, dục vọng cần được người xuất gia điều phục, chuyển hóa nhưng thật sự các sư thầy Tăng Bảo bấy lâu nay đang dùng giới luật để đè nén, kiểm soát dục vọng.
Và cho đến khi việc đè nén tâm tham ái bất thành thì các sư thầy, ni chúng, chú tiểu,... lần lượt sa ngã, trụy lạc.
...
Chế độ ăn uống thuần chay với rất nhiều món ăn có tính âm điển hình như sữa đậu nành, đậu hủ,... có rất nhiều estrogen, các chất phụ gia, các chất bảo quản thực phẩm kết hợp với việc rối loạn tâm sinh lý ở các chú tiểu, các sư thầy,... dễ rơi vào căn bệnh đồng tính luyến ái và bày ra nơi chốn Phật môn những con người bệnh hoạn, khuyết tật tâm hồn.
...
Sư thầy Tăng Bảo, ni chúng, chú tiểu,... phần đa họ là những con người có sự tổn thương tâm hồn và kết hợp với điều kiện phước báu thừa mứa do xã hội ngày nay đang ưu đãi cho Tam Bảo đã dẫn đến giỏi Tăng Bảo dần bị vùi lấp trí tuệ rồi chìm sâu vào bể dục vọng, tham ái.
Sở dĩ NT nhấn mạnh điều này là vì ngày nay rất nhiều người học Phật lọt vào tà kiến giới Tăng Bảo là thầy của Trời - Người và từ đó xem giới Tăng Bảo như là những vị Thần, vị Thánh, vị đạo sư bất khả xâm phạm.
Do đó, rất nhiều người học Phật không dám “mạo phạm” đến Tăng Bảo dù rằng họ biết rõ sư thầy Tăng Bảo phạm giới, sa đọa. Họ sợ "đụng chạm" đến Tăng Bảo sẽ bị đọa địa ngục, bị tổn đức, mất phước.
Kết quả của việc không dám nói ra sự sa sút nhân cách, đạo hạnh của các vị Tăng Bảo trong một khoảng thời gian dài đã trở thành việc dung dưỡng cái xấu, cái ác tồn tại trong đạo Phật. Điều này từng bước hủy hoại sự trong sáng có ở đạo Phật, khiến những người sống nương nhờ nơi đạo Phật dần trở nên xa rời thực tế và ngày càng man trá.
...
Ngạo Thuyết đã từng nói với đại ý rằng những người tìm đến đạo (nói chung), tìm đến đạo Phật (nói riêng) đều là những người chênh chao nơi cuộc đời, họ có những khốn cùng, những bế tắc tâm thức - những tổn thương về mặt tâm lý hoặc tinh thần.
Thái tử Tất Đạt Đa là một minh chứng cho lập luận đó của Ngạo Thuyết. Phật Thích Ca đã vậy thì những người xuất gia học Phật chân chính há có thể tìm đến đạo Phật bằng lối khác.
Thời gian gần đây, do sự sa đọa của không ít vị Tăng Bảo báo chí đã vào cuộc, cộng đồng mạng và xã hội đã lên tiếng chỉ trích những hạng người xuất gia học Phật lầm đường.
Thế là đã có những vị Tăng Bảo, những tổ chức trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khuyến khích những người xuất gia ra sức biện giải, đôi chối rằng họ xuất gia không vì cơm áo. Và đã có những vị Tăng Bảo trẻ bị kéo vào vòng xoáy thị phi, họ đã quá ngây thơ khi ra sức biện giải rằng họ đã từng hoặc đang rất giỏi giang, họ thành đạt nơi cuộc sống, nơi xã hội do đó họ xuất gia không vì cơm áo.
Những vị Tăng Bảo này cho rằng họ xuất gia vì lý tưởng, vì muốn giúp loài người thoát ra khỏi mọi khổ đau.
...
Lý tưởng mà giới Tăng Bảo này trình bày nghe có vẻ rất thù thắng, tối ưu, thánh thiện cơ mà họ, giới Tăng Bảo đó sẽ hoàn thành lý tưởng đấy bằng cách nào lại không hề được nói rõ. Tất cả những tâm huyết, lý tưởng của lực lượng Tăng Bảo trẻ rốt cuộc lại rơi vào sự bỏ ngỏ và là những lời biện giải xáo rỗng.
...
Lẽ ra người học Phật xuất gia phải sáng tỏ lý Thanh giả tự Thanh chứ không vội đôi chối khi chưa có được cách bồi đáp trọn vẹn.
...
Người có sự bế tắc tâm thức ở một mức độ nào đó chúng ta vẫn có thể xem như là những người bị tổn thương, bị khiếm khuyết tâm hồn, đây là những tâm hồn cần được chữa trị cho lành lặn.
Và những người chọn lựa con đường xuất gia chân chính vốn thật là những con người như thế. Về điểm này những người xuất gia học Phật rốt ráo tìm về sự giải thoát hoàn toàn phải chấp nhận và không việc gì phải hổ thẹn. Họ có hổ thẹn chăng là việc không ngừng nỗ lực học Phật mà mãi không sáng đạo, không thành tựu được việc giác ngộ giải thoát.
...
Người xuất gia tu hành chân chính đã là những người có tâm hồn đang cần chữa trị thì những hạng người xuất gia vì danh lợi, cơm áo, trốn nghèo tìm sự giàu có, mượn đạo tạo đời càng là những người có tâm hồn bệnh hoạn, khuyết tật.
Những kẻ có tâm tư bệnh hoạn đó vào chùa không từng vì mục đích giải thoát mà là để thâu đoạt tất cả những thứ mà họ mong cầu.
...
Người học Phật là con người với tất cả Thất tình lục dục - Hỷ (mừng) Nộ (giận) Ái (yêu) Ố (ghét) Ai (buồn) Lạc (vui) Dục (ham muốn). Do đó, nếu người xuất gia không có sự hàm dưỡng nội tâm đúng mực thì khi có đủ điều kiện sa ngã họ sẽ dễ dàng rơi vào sự tột cùng của sự băng hoại nhân cách con người.
Và bao giờ cũng vậy nền giáo dục ở mỗi quốc gia sẽ là nền tảng chính xây dựng nên nhân cách, đạo hạnh của sư thầy Tăng Bảo cũng như người đời.
Khi Nho giáo thời thịnh thế, nhân cách của sư thầy Tăng Bảo sẽ được tôi luyện bởi Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín và định hình nên giới hạnh của chư Tăng Bảo thuở trước.
Khi xã hội loài người chìm sâu vào lối sống thực dụng cùng căn bệnh thành tích thì sư thầy Tăng Bảo cũng sẽ "vẫy vùng" trong sự mông lung của đạo đức, giới hạnh. Những tâm hồn khiếm khuyết của người xuất gia cầu đạo sẽ thêm một lần nữa bị thử thách, bị "chênh chao" trong sự rèn giũa của việc tu thân và tu nhân.
...
Những người xuất gia với tâm hồn đang cần chữa lành và cả những người xuất gia vì danh lợi, chấp nhận đắm chìm nơi dục vọng sẽ dễ dàng hiện tướng bệnh hoạn, khuyết tật khi mà việc hàm dưỡng nhân cách con người bị xã hội cũng như ngành giáo dục bỏ ngỏ.
Những điều chúng ta được biết về sự sa đọa, trụy lạc của những vị Tăng Bảo trên báo chí chỉ là chút ít phần nổi của tảng băng trôi. Thực tế là phần chìm của tảng băng luôn rất to lớn.
Đi sâu vào phía sau cánh cửa chùa chiền, tự viện ngày nay chúng ta sẽ không khó trong việc bắt gặp những sư thầy đồng tính cũng như những tình ái lăng nhăng giữa các vị Tăng sinh, ni sinh,... Việc trộm cắp tiền ở các chùa diễn ra rất thường, đây là việc các chú tiểu vẫn hay làm. Việc sư thầy Tăng Bảo, ni chúng giành giật vị thế, lợi danh, tranh đoạt chùa vẫn xảy ra khắp mọi nơi,... Hiển nhiên đây không phải là việc học và hành đạo của những người xuất gia chân chính.
...
Ngày nay, Giới ni, sư, chú tiểu dù muốn hay dù không cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục chạy theo thành tích của lối sống thực dụng đương đại. Chúng ta sẽ thấy giới Tăng Bảo tranh nhau đi du học để gặt hái những học hàm, học vị. Đây không phải là những người học Phật chân chính tìm đến sự giác ngộ giải thoát, họ chỉ là thành phần môn đồ tri giải, là hạng sa môn nghĩa học.
Với khối tri kiến góp nhặt, tích lũy được những vị Tăng Bảo này gần như đánh mất khả năng chứng ngộ. Việc giác ngộ về sự giải thoát hoàn toàn với họ trở nên xa vời, họ dần dần chìm đắm trong lợi danh, tài vật lẫn sắc dục.
...
Những chú tiểu vào chùa từ tấm bé ngày nay sẽ được đến trường học hỏi các môn học cơ sở của ngành giáo dục. Về chùa những chú tiểu sẽ học ít nhiều về giáo lý Phật đà. Việc chùa sẽ chiếm mất khá nhiều thời gian của các chú tiểu. Nói một cách khác là các chú tiểu phải căng sức ra chiến đấu ở cả hai mặt trận – trường học và nhà chùa.
Việc rèn giũa nhân cách, đạo đức ở trường đã bỏ ngỏ thì ở chùa cũng sẽ bỏ ngỏ.
Việc được đến trường các chú tiểu được tiếp xúc với cuộc sống đời thường với những tâm hồn hãy còn non nớt. Với những chú tiểu cuộc sống bên ngoài chùa thật nhiều niềm vui. Các chú tiểu sẽ thấy tủi phận khi không có một mái ấm gia đình và được sống ở nẻo đời.
Phần đa những chú tiểu đều không ý thức được việc vào chùa tu học nhằm đạt được sự giác ngộ giải thoát. Việc thọ giới, tụng kinh, niệm Phật, gõ mõ,... những chú tiểu làm như một cái máy, có một sự gượng ép bắt buộc.
Lớn lên một chút những chú tiểu cảm thấy phân vân giữa hai nẻo đạo đời. Giới tính phát triển kéo theo tâm sinh lý phát triển những chú tiểu có những tò mò về người khác phái như bao con người bình thường khác.
Sinh lý phát triển bình thường khiến những chú tiểu cảm thấy rạo rực, chộn rộn, hoang mang và cả mặc cảm về sự phạm giới, về việc tu học không tốt.
Và ngày nay internet, điện thoại thông minh phổ biến đến mức các chú tiểu, các sư, ni,... không quá khó để sở hữu một chiếc smartphone. Đây là điều kiện cần để các chú tiểu, sư, ni có điều kiện đủ để xem phim sex, ảnh khiêu dâm,... Ngòi nổ cho những ham muốn xác thịt được kích hoạt,... Và rồi điều gì đến cũng sẽ đến khi hội đủ điều kiện.
Ngày nay những chú tiểu vào chùa từ tấm bé dễ thường sẽ thiếu thốn tình cảm gia đình ruột thịt nhưng về cơm ăn, áo mặc và học hành ở các ngôi chùa vương giả vốn thường thừa mứa. Việc khổ đau, khốn khó về một đời sống thế tục những chú tiểu không dễ trực nhận hay trải nghiệm được. Với những chú tiểu nhìn cuộc đời thế tục vẫn đẹp sao cùng với tâm nguyện xuất gia không thật có rất nhiều chú tiểu ước ao được hoàn tục sống ở đời.
...
Việc no cơm rửng mỡ, tâm nguyện chẳng chí thiết sẽ khiến sư thầy, ni chúng, các tiểu từng bước chìm vào lối sống sa đọa, lạc lối chánh đạo.
...
Lẽ ra tâm tham ái, dục vọng cần được người xuất gia điều phục, chuyển hóa nhưng thật sự các sư thầy Tăng Bảo bấy lâu nay đang dùng giới luật để đè nén, kiểm soát dục vọng.
Và cho đến khi việc đè nén tâm tham ái bất thành thì các sư thầy, ni chúng, chú tiểu,... lần lượt sa ngã, trụy lạc.
...
Chế độ ăn uống thuần chay với rất nhiều món ăn có tính âm điển hình như sữa đậu nành, đậu hủ,... có rất nhiều estrogen, các chất phụ gia, các chất bảo quản thực phẩm kết hợp với việc rối loạn tâm sinh lý ở các chú tiểu, các sư thầy,... dễ rơi vào căn bệnh đồng tính luyến ái và bày ra nơi chốn Phật môn những con người bệnh hoạn, khuyết tật tâm hồn.
...
Sư thầy Tăng Bảo, ni chúng, chú tiểu,... phần đa họ là những con người có sự tổn thương tâm hồn và kết hợp với điều kiện phước báu thừa mứa do xã hội ngày nay đang ưu đãi cho Tam Bảo đã dẫn đến giỏi Tăng Bảo dần bị vùi lấp trí tuệ rồi chìm sâu vào bể dục vọng, tham ái.
Bài liên quan
- Chiết Giải Trực Luận Phật Đà
- Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.1)
- Rác Rưởi Phật Môn – Thiền Tông Tân Diệu
- Phật A Di Đà sẽ độ sinh ở những đâu khi Phật Di Lặc hạ sinh?
- Luận bàn về việc sát sinh ở Đạo Phật
- Hỏi đáp cùng người em về việc "cắt ái, ly gia, học Phật" (P.1)
- Trả lời câu hỏi của một người bạn...
- Mở cửa tâm linh
- Nhân quả chẳng lầm
- Vì Sao Tăng Bảo Ngày Càng Đổ Đốn Đến Tệ?
- Vì Sao Tăng Đoàn Trực Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Rúng Động, Hoảng Loạn...?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét