Vì Sao Tăng Bảo Ngày Càng Đổ Đốn Đến Tệ?
Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019
Cuộc sống như cung đàn muôn điệu, năm tháng dần trôi cho cây xanh hé nụ, cho vô thường mầu nhiệm...
Thời gian gần đây người học Phật không quá khó để bắt gặp sự trượt dài nhân cách đạo hạnh của giới Tăng Bảo mà gần đây nhất là vụ gạ tình tai tiếng của sư Thích Thanh Toàn, trước đó là vụ hiếp dâm bé gái 14 tuổi của sư Thích Phước Hoàn, trước nữa là vụ lùm xùm ở chùa Ba Vàng do sư Thích Trúc Thái Minh cùng bà Phạm Thị Yến chủ xướng,... rồi đến sự nổi loạn của viện chủ tự phong Nguyễn Nhân chưởng quản chùa Tân Diệu - Long An,...
Những thị phi chốn Tòng Lâm đã kéo theo biết bao sư thầy rơi vào vòng xoáy mà điển hình là sư Thích Nhật Từ, Thích Trí Minh, Thích Từ Thông, Bửu Chánh, Pháp Tánh,... người đấm, kẻ xoa gây điên đảo thị phi.
Lội ngược dòng thêm một đoạn nữa người học Phật sẽ thấy một sư thầy Thích Thông Lạc với những tư tưởng cực đoan quá khích, một sư thầy Thích Chân Quang dối truyền Phật pháp đổi trắng, thay đen,...
Về những ni sư chốn Phật môn danh tiếng hiện nay NT có thể khẳng định họ là những bậc thầy "Tám" chuyện.
Lắng lòng một chút người nghe sẽ không quá khó để nhận ra một sự thật là rất rất nhiều ni sư thuyết pháp với những câu chuyện được thêu dệt, thêm thắt cùng những khẳng định nói như đúng rồi về những điều mà chính họ không thật sự rõ biết và họ thường gắn mác kinh Phật cho những câu chuyện để thâu tóm niềm tin nơi tín đồ.
...
Có vẻ không ồn ào, không lộ liễu đổ đốn như chư Tăng Bảo nhưng tin rằng nơi chốn hậu cung ni chúng sẽ không ngớt thị phi bởi lẽ đơn giản ni sư hay chư Tăng đều là con người. Và thị phi thường còn ở chốn hậu cung là sự đương nhiên bởi vì "Vì Ni Là Con Gái".
...
Trước sự trượt dài nhân cách đạo hạnh của giới Tăng Bảo ngày nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cơ hồ như quá "im lìm", rất đỗi vô trách nhiệm đối với sự suy thịnh của đạo pháp.
Tại sao lại như vậy?
Vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ là một công cụ quản lý xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những người làm nơi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ăn cơm Chúa nên phải múa theo sự chỉ đạo của Chúa. Họ không là người có tâm huyết đối với đạo pháp do Phật Thích Ca trao truyền. Ngồi ở nơi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam họ có cơm ăn, áo mặc và sự trọng thị.
Do đó việc Nguyễn Nhân, Thích Trúc Thái Minh,... hay bất kỳ ai có hủy hoại chánh pháp đều không khiến họ động tâm. Bởi lẽ họ biết mọi việc đã có Đảng và Nhà Nước lo; việc của họ là ngồi chơi xơi nước, chờ đợi sự cung phụng là những món lợi quả được các chùa chiền, tự viện gửi về và chờ đợi cả sự chỉ đạo ở Cấp Trên.
...
Những bê bối xảy ra ở giới Tăng Bảo, ở các hệ thống chùa chiền, tự viện lẽ nào Đảng và Nhà Nước không hề biết? Họ biết cả đấy. Nguyễn Nhân không thể một tay chống trời, để làm được những điều đã đang và sẽ làm Nguyễn Nhân, Thích Trúc Thái Minh, Thích Thanh Quyết, Thích Phước Hoàn, Thích Thanh Toàn, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang,... nói túm lại là những người dòng họ Thích mang danh nghĩa tu hành mà chạy theo danh lợi, chùa to, Phật lớn đều được ô dù chống lưng, chỉ có ô dù chống lưng họ mới có thể tồn tại làm những việc trái đạo và huênh hoang như thế.
Ô dù từ đâu mà có? Ô dù to bự chẳng thể từ nơi dân đen mà có, ô dù đương nhiên sẽ phải ở nội bộ của các tổ chức chính trị. Và chúng ta đều biết Việt Nam vốn độc đảng, chỉ có mỗi Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trì đại cuộc. Do đó, yêu cũng nơi đấy, ghét cũng nơi đây. Việc đúng sai chỉ là sự xấp ngửa bàn tay nơi chốn này.
Tại sao lại có việc xuất hiện rất nhiều ô dù chống lưng cho các sư thầy, các cá nhân làm bậy ở các hệ thống chùa chiền, tự viện?
Bởi lẽ chúng ta đều biết và họ cũng biết nước trong sẽ không có cá. Thế nên bằng cách này, cách khác họ Phải làm cho nước đục.
...
Việc chống lưng là chống lưng nhưng nếu sư thầy nào hành xử lộ liễu và bị nắm thóp thì họ sẽ không ngần ngại việc "cờ bí, thí tốt" chăng?
Có vẻ là vậy nhưng thật ra cờ không hề bí, tốt vẫn cứ thí. Đấy là chỗ "cao minh" của người làm chính trị.
Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận là một mối nguy cho chế độ độc tài. Tự do tôn giáo đã là rào cản khiến Đảng và Nhà Nước không thể quản lý sát sao nội bộ các tôn giáo. Đạo Phật cũng thừa hưởng sự tự do mà giới lãnh đạo đất nước không hề mong muốn. Những thùng Tam Bảo đầy ắp tiền và những khối tài sản khổng lồ của đạo Phật quả thật là một món mồi thơm ngon, béo bở.
Thêm nữa, nắm lấy tư tưởng của tín đồ Phật tử, thuần phục họ bằng niềm tin tâm linh là một điều rất tuyệt vời. Nếu làm được như thế quả thật là thập toàn, thập mỹ. Đấy là một cách cư xử rất đặc trưng, rất đời. Và đó cũng là sự ấu trĩ, thiển cận của đời. Đời là thế.
Đã nghĩ là làm. Cần phải quốc hữu hóa đạo Phật. Bên cạnh việc cài cắm cán bộ, quy hoạch sư thầy Tăng Bảo vẫn cần đến việc sư thầy hư đốn để việc quốc hữu hóa đạo Phật được lòng dân cùng với sự ủng hộ của tín đồ Phật tử. Có vẻ mọi việc đều thuận lợi. Cơ mà cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, thế nên những việc vô đạo, trái đức há dễ trót lọt.
Hòa Thân tham lam, xảo trá đến mấy thì Càn Long cũng sẽ thịt khi thấy đủ béo mụp. Và người trong thiên hạ vẫn dõi mắt xem những vở tuồng man trá, lọc lừa với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
...
Thế nên... vì thế sư thầy Tăng Bảo ngày nay sẽ từng bước được quy hoạch với phương châm Thuận Ta Thì Sống, Chống Ta Thì Chết. Do vậy Tăng Bảo có đạo tâm sẽ bị thải loại từ vòng gởi xe.
Đạo Phật Việt Nam ngày càng rất đời là vì thế. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến giới Tăng Bảo ngày càng kém cỏi, đổ đốn ra.
...
Ngoài việc quốc hữu hóa đạo Phật khiến giới Tăng Bảo ngày càng bệ rạc, tha hóa còn có nguyên nhân nào khiến giới xuất gia trở nên Rất Đời đến tệ?
NT sẽ lại tiếp tục câu chuyện bằng một lược trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp:
...
Vua Milanda hỏi:
-Vì muốn cầu điều chi mà các ngài xuất gia làm sa môn?
Na Tiên đáp:
- Chúng tôi xuất gia làm sa môn là muốn trừ hết những khổ não trong đời này, cũng không muốn đời sau phải chịu khổ não nữa. Vì những mục đích ấy, chúng tôi xuất gia làm sa môn. Chúng tôi xem đó là điều cốt yếu nhất, tốt đẹp nhất vậy.
Vua lại hỏi:
- Có phải hết thảy các vị sa môn đều vì muốn diệt khổ não đời này và đời sau nên mới xuất gia làm sa môn hay chăng?”
Na Tiên đáp:
- Không phải vậy. Thật ra, những người xuất gia làm sa môn có bốn hạng khác nhau.
Vua hỏi:
- Thế nào là bốn hạng sa môn khác nhau?
Na Tiên nói:
- Trong số những người xuất gia làm sa môn, có người do nơi mắc phải nợ nần nên xuất gia để tránh né; có người vì phạm phép nước nên sợ mà xuất gia để lẩn tránh; có người vì quá nghèo khổ nên xuất gia để được có cơm ăn, áo mặc. Ba hạng ấy không phải vì muốn diệt khổ não mà xuất gia. Hạng thứ tư là những bậc chân chánh xuất gia. Vì muốn trừ diệt hết khổ não đời này và đời sau, nên mới xuất gia làm sa môn.
...
Trực Luận: Thế đấy! Người xuất gia làm sa môn có bốn hạng. Và chỉ có hạng thứ tư mới là hạng xuất gia chân chánh, và người xuất gia chân chánh đeo đuổi việc trừ diệt hết khổ não đời này, đời sau từ xưa đến nay thật sự là rất hiếm hoi.
Phần đa người xuất gia xưa nay đều do hoàn cảnh túng ngặt như mắc nợ nần, phạm pháp, trốn lính, đói ăn, khổ đau, tuyệt vọng, chán đời,... mà tìm đến đạo Phật. Đây mới là sự thật hiện tồn nơi đạo từ lâu xa đến nay.
Phần đa người xuất gia xưa nay đều không thật sự xác định rõ mục tiêu tìm về đạo Phật của mình và phần đa đều không kiên định ở mục tiêu thoát khổ não đời này, đời sau tức việc giải thoát hoàn toàn.
Người lớn xuất gia đã không thể xác định được mục tiêu học Phật thì những chú tiểu vào chùa từ thuở bé thơ càng không biết lý do của việc học Phật nơi mình. Cụ thể được phơi bày nơi đoạn lược trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp:
...
Vua hỏi:
- Như đại đức, có phải vì cầu đạo mà làm sa môn chăng?
Na Tiên đáp:
- Bần Tăng vốn xuất gia khi còn nhỏ tuổi, nhờ có kinh điển của Phật, cùng các vị sa môn đều là những bậc cao minh giáo hóa cho. Bần Tăng học kinh, thọ giới, thâm nhập vào trong tâm. Vì thế mà lập chí nguyện quyết trừ dứt khổ não trong đời này và đời sau vậy.
...
Chú tiểu Na Tiên nhờ có minh sư dìu dắt mà nhận diện và theo đuổi được mục tiêu xuất gia chân chánh.
Đáng tiếc là minh sư nơi đạo Phật ngày nay hoàn toàn vắng bóng, người chứng ngộ đạo pháp hoàn toàn không có. Thế nên con đường học Phật, hành theo Phật trở nên cam go, xa vời.
Vì sao minh sư nơi đạo Phật ngày nay lại hiếm hoi đến mức bặt dấu?
Vì thực tế là phần đa người xuất gia học Phật từ lâu chỉ là những hạng người khốn cùng trốn nợ, trốn lính, chán đời, đói ăn, bần hàn,...
Người chân chánh xuất gia vốn đã ít ỏi lại không có minh sư chỉ điểm nên dần dần đánh mất chí nguyện xuất thế giải thoát hoàn toàn, từng bước lạc lối chánh đạo.
Có còn lại chăng chỉ là một vài vị Tăng Bảo có đạo tâm gìn giữ đạo Phật chân chánh. Vai trò gìn giữ, truyền trao kinh Phật chính là vai trò chính yếu mà Phật Thích Ca gởi gắm cho giới Tăng Bảo. Và đến thời điểm hiện tại giới Tăng Bảo chí ít vẫn còn làm được điều đó. Lành thay!
...
Qua phần trích lục kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Ngạo Thuyết muốn truyền tải đến các bạn điều gì?
Đó là vai trò gìn giữ Kinh Phật là vai trò chính của thành phần Tăng Bảo.
Đồng thời với sự phân hóa mục đích xuất gia ở giới Tăng Bảo cũng như bối cảnh quản lý đạo Phật ngày nay thật khó để thành tựu bậc Long Tượng chốn chùa chiền, tự viện.
...
Với những hạng xuất gia hiện tồn nơi đạo Phật ngày nay cùng với sự định hướng quốc hữu hóa đạo Phật của Đảng cộng sản Việt Nam giới Tăng Bảo ngày càng trở nên Rất Đời là lẽ hiển nhiên mà người học Phật cùng xã hội phải chấp nhận và thừa nhận.
(Mời Các Bạn Xem Tiếp Bài Viết - Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Càng Trở Nên Rất Đời Như Thế)
Thời gian gần đây người học Phật không quá khó để bắt gặp sự trượt dài nhân cách đạo hạnh của giới Tăng Bảo mà gần đây nhất là vụ gạ tình tai tiếng của sư Thích Thanh Toàn, trước đó là vụ hiếp dâm bé gái 14 tuổi của sư Thích Phước Hoàn, trước nữa là vụ lùm xùm ở chùa Ba Vàng do sư Thích Trúc Thái Minh cùng bà Phạm Thị Yến chủ xướng,... rồi đến sự nổi loạn của viện chủ tự phong Nguyễn Nhân chưởng quản chùa Tân Diệu - Long An,...
Những thị phi chốn Tòng Lâm đã kéo theo biết bao sư thầy rơi vào vòng xoáy mà điển hình là sư Thích Nhật Từ, Thích Trí Minh, Thích Từ Thông, Bửu Chánh, Pháp Tánh,... người đấm, kẻ xoa gây điên đảo thị phi.
Lội ngược dòng thêm một đoạn nữa người học Phật sẽ thấy một sư thầy Thích Thông Lạc với những tư tưởng cực đoan quá khích, một sư thầy Thích Chân Quang dối truyền Phật pháp đổi trắng, thay đen,...
Về những ni sư chốn Phật môn danh tiếng hiện nay NT có thể khẳng định họ là những bậc thầy "Tám" chuyện.
Lắng lòng một chút người nghe sẽ không quá khó để nhận ra một sự thật là rất rất nhiều ni sư thuyết pháp với những câu chuyện được thêu dệt, thêm thắt cùng những khẳng định nói như đúng rồi về những điều mà chính họ không thật sự rõ biết và họ thường gắn mác kinh Phật cho những câu chuyện để thâu tóm niềm tin nơi tín đồ.
...
Có vẻ không ồn ào, không lộ liễu đổ đốn như chư Tăng Bảo nhưng tin rằng nơi chốn hậu cung ni chúng sẽ không ngớt thị phi bởi lẽ đơn giản ni sư hay chư Tăng đều là con người. Và thị phi thường còn ở chốn hậu cung là sự đương nhiên bởi vì "Vì Ni Là Con Gái".
...
Trước sự trượt dài nhân cách đạo hạnh của giới Tăng Bảo ngày nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cơ hồ như quá "im lìm", rất đỗi vô trách nhiệm đối với sự suy thịnh của đạo pháp.
Tại sao lại như vậy?
Vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ là một công cụ quản lý xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những người làm nơi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ăn cơm Chúa nên phải múa theo sự chỉ đạo của Chúa. Họ không là người có tâm huyết đối với đạo pháp do Phật Thích Ca trao truyền. Ngồi ở nơi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam họ có cơm ăn, áo mặc và sự trọng thị.
Do đó việc Nguyễn Nhân, Thích Trúc Thái Minh,... hay bất kỳ ai có hủy hoại chánh pháp đều không khiến họ động tâm. Bởi lẽ họ biết mọi việc đã có Đảng và Nhà Nước lo; việc của họ là ngồi chơi xơi nước, chờ đợi sự cung phụng là những món lợi quả được các chùa chiền, tự viện gửi về và chờ đợi cả sự chỉ đạo ở Cấp Trên.
...
Những bê bối xảy ra ở giới Tăng Bảo, ở các hệ thống chùa chiền, tự viện lẽ nào Đảng và Nhà Nước không hề biết? Họ biết cả đấy. Nguyễn Nhân không thể một tay chống trời, để làm được những điều đã đang và sẽ làm Nguyễn Nhân, Thích Trúc Thái Minh, Thích Thanh Quyết, Thích Phước Hoàn, Thích Thanh Toàn, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang,... nói túm lại là những người dòng họ Thích mang danh nghĩa tu hành mà chạy theo danh lợi, chùa to, Phật lớn đều được ô dù chống lưng, chỉ có ô dù chống lưng họ mới có thể tồn tại làm những việc trái đạo và huênh hoang như thế.
Ô dù từ đâu mà có? Ô dù to bự chẳng thể từ nơi dân đen mà có, ô dù đương nhiên sẽ phải ở nội bộ của các tổ chức chính trị. Và chúng ta đều biết Việt Nam vốn độc đảng, chỉ có mỗi Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trì đại cuộc. Do đó, yêu cũng nơi đấy, ghét cũng nơi đây. Việc đúng sai chỉ là sự xấp ngửa bàn tay nơi chốn này.
Tại sao lại có việc xuất hiện rất nhiều ô dù chống lưng cho các sư thầy, các cá nhân làm bậy ở các hệ thống chùa chiền, tự viện?
Bởi lẽ chúng ta đều biết và họ cũng biết nước trong sẽ không có cá. Thế nên bằng cách này, cách khác họ Phải làm cho nước đục.
...
Việc chống lưng là chống lưng nhưng nếu sư thầy nào hành xử lộ liễu và bị nắm thóp thì họ sẽ không ngần ngại việc "cờ bí, thí tốt" chăng?
Có vẻ là vậy nhưng thật ra cờ không hề bí, tốt vẫn cứ thí. Đấy là chỗ "cao minh" của người làm chính trị.
Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận là một mối nguy cho chế độ độc tài. Tự do tôn giáo đã là rào cản khiến Đảng và Nhà Nước không thể quản lý sát sao nội bộ các tôn giáo. Đạo Phật cũng thừa hưởng sự tự do mà giới lãnh đạo đất nước không hề mong muốn. Những thùng Tam Bảo đầy ắp tiền và những khối tài sản khổng lồ của đạo Phật quả thật là một món mồi thơm ngon, béo bở.
Thêm nữa, nắm lấy tư tưởng của tín đồ Phật tử, thuần phục họ bằng niềm tin tâm linh là một điều rất tuyệt vời. Nếu làm được như thế quả thật là thập toàn, thập mỹ. Đấy là một cách cư xử rất đặc trưng, rất đời. Và đó cũng là sự ấu trĩ, thiển cận của đời. Đời là thế.
Đã nghĩ là làm. Cần phải quốc hữu hóa đạo Phật. Bên cạnh việc cài cắm cán bộ, quy hoạch sư thầy Tăng Bảo vẫn cần đến việc sư thầy hư đốn để việc quốc hữu hóa đạo Phật được lòng dân cùng với sự ủng hộ của tín đồ Phật tử. Có vẻ mọi việc đều thuận lợi. Cơ mà cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, thế nên những việc vô đạo, trái đức há dễ trót lọt.
Hòa Thân tham lam, xảo trá đến mấy thì Càn Long cũng sẽ thịt khi thấy đủ béo mụp. Và người trong thiên hạ vẫn dõi mắt xem những vở tuồng man trá, lọc lừa với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
...
Thế nên... vì thế sư thầy Tăng Bảo ngày nay sẽ từng bước được quy hoạch với phương châm Thuận Ta Thì Sống, Chống Ta Thì Chết. Do vậy Tăng Bảo có đạo tâm sẽ bị thải loại từ vòng gởi xe.
Đạo Phật Việt Nam ngày càng rất đời là vì thế. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến giới Tăng Bảo ngày càng kém cỏi, đổ đốn ra.
...
Ngoài việc quốc hữu hóa đạo Phật khiến giới Tăng Bảo ngày càng bệ rạc, tha hóa còn có nguyên nhân nào khiến giới xuất gia trở nên Rất Đời đến tệ?
NT sẽ lại tiếp tục câu chuyện bằng một lược trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp:
...
Vua Milanda hỏi:
-Vì muốn cầu điều chi mà các ngài xuất gia làm sa môn?
Na Tiên đáp:
- Chúng tôi xuất gia làm sa môn là muốn trừ hết những khổ não trong đời này, cũng không muốn đời sau phải chịu khổ não nữa. Vì những mục đích ấy, chúng tôi xuất gia làm sa môn. Chúng tôi xem đó là điều cốt yếu nhất, tốt đẹp nhất vậy.
Vua lại hỏi:
- Có phải hết thảy các vị sa môn đều vì muốn diệt khổ não đời này và đời sau nên mới xuất gia làm sa môn hay chăng?”
Na Tiên đáp:
- Không phải vậy. Thật ra, những người xuất gia làm sa môn có bốn hạng khác nhau.
Vua hỏi:
- Thế nào là bốn hạng sa môn khác nhau?
Na Tiên nói:
- Trong số những người xuất gia làm sa môn, có người do nơi mắc phải nợ nần nên xuất gia để tránh né; có người vì phạm phép nước nên sợ mà xuất gia để lẩn tránh; có người vì quá nghèo khổ nên xuất gia để được có cơm ăn, áo mặc. Ba hạng ấy không phải vì muốn diệt khổ não mà xuất gia. Hạng thứ tư là những bậc chân chánh xuất gia. Vì muốn trừ diệt hết khổ não đời này và đời sau, nên mới xuất gia làm sa môn.
...
Trực Luận: Thế đấy! Người xuất gia làm sa môn có bốn hạng. Và chỉ có hạng thứ tư mới là hạng xuất gia chân chánh, và người xuất gia chân chánh đeo đuổi việc trừ diệt hết khổ não đời này, đời sau từ xưa đến nay thật sự là rất hiếm hoi.
Phần đa người xuất gia xưa nay đều do hoàn cảnh túng ngặt như mắc nợ nần, phạm pháp, trốn lính, đói ăn, khổ đau, tuyệt vọng, chán đời,... mà tìm đến đạo Phật. Đây mới là sự thật hiện tồn nơi đạo từ lâu xa đến nay.
Phần đa người xuất gia xưa nay đều không thật sự xác định rõ mục tiêu tìm về đạo Phật của mình và phần đa đều không kiên định ở mục tiêu thoát khổ não đời này, đời sau tức việc giải thoát hoàn toàn.
Người lớn xuất gia đã không thể xác định được mục tiêu học Phật thì những chú tiểu vào chùa từ thuở bé thơ càng không biết lý do của việc học Phật nơi mình. Cụ thể được phơi bày nơi đoạn lược trích từ kinh Mi Tiên Vấn Đáp:
...
Vua hỏi:
- Như đại đức, có phải vì cầu đạo mà làm sa môn chăng?
Na Tiên đáp:
- Bần Tăng vốn xuất gia khi còn nhỏ tuổi, nhờ có kinh điển của Phật, cùng các vị sa môn đều là những bậc cao minh giáo hóa cho. Bần Tăng học kinh, thọ giới, thâm nhập vào trong tâm. Vì thế mà lập chí nguyện quyết trừ dứt khổ não trong đời này và đời sau vậy.
...
Chú tiểu Na Tiên nhờ có minh sư dìu dắt mà nhận diện và theo đuổi được mục tiêu xuất gia chân chánh.
Đáng tiếc là minh sư nơi đạo Phật ngày nay hoàn toàn vắng bóng, người chứng ngộ đạo pháp hoàn toàn không có. Thế nên con đường học Phật, hành theo Phật trở nên cam go, xa vời.
Vì sao minh sư nơi đạo Phật ngày nay lại hiếm hoi đến mức bặt dấu?
Vì thực tế là phần đa người xuất gia học Phật từ lâu chỉ là những hạng người khốn cùng trốn nợ, trốn lính, chán đời, đói ăn, bần hàn,...
Người chân chánh xuất gia vốn đã ít ỏi lại không có minh sư chỉ điểm nên dần dần đánh mất chí nguyện xuất thế giải thoát hoàn toàn, từng bước lạc lối chánh đạo.
Có còn lại chăng chỉ là một vài vị Tăng Bảo có đạo tâm gìn giữ đạo Phật chân chánh. Vai trò gìn giữ, truyền trao kinh Phật chính là vai trò chính yếu mà Phật Thích Ca gởi gắm cho giới Tăng Bảo. Và đến thời điểm hiện tại giới Tăng Bảo chí ít vẫn còn làm được điều đó. Lành thay!
...
Qua phần trích lục kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Ngạo Thuyết muốn truyền tải đến các bạn điều gì?
Đó là vai trò gìn giữ Kinh Phật là vai trò chính của thành phần Tăng Bảo.
Đồng thời với sự phân hóa mục đích xuất gia ở giới Tăng Bảo cũng như bối cảnh quản lý đạo Phật ngày nay thật khó để thành tựu bậc Long Tượng chốn chùa chiền, tự viện.
...
Với những hạng xuất gia hiện tồn nơi đạo Phật ngày nay cùng với sự định hướng quốc hữu hóa đạo Phật của Đảng cộng sản Việt Nam giới Tăng Bảo ngày càng trở nên Rất Đời là lẽ hiển nhiên mà người học Phật cùng xã hội phải chấp nhận và thừa nhận.
(Mời Các Bạn Xem Tiếp Bài Viết - Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Càng Trở Nên Rất Đời Như Thế)
Bài liên quan
- Rác Rưởi Phật Môn – Thiền Tông Tân Diệu
- Phật A Di Đà sẽ độ sinh ở những đâu khi Phật Di Lặc hạ sinh?
- Luận bàn về việc sát sinh ở Đạo Phật
- Hỏi đáp cùng người em về việc "cắt ái, ly gia, học Phật" (P.1)
- Trả lời câu hỏi của một người bạn...
- Mở cửa tâm linh
- Nhân quả chẳng lầm
- Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Nay Phơi Bày Hiện Tướng Khuyết Tật, Bệnh Hoạn?
- Vì Sao Tăng Đoàn Trực Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Rúng Động, Hoảng Loạn...?
- Chiết Giải Trực Luận Phật Đà
- Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét