Thần Chết E Dè Trước Những Nụ Cười Tươi (P. 2)
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020
Hãy Yêu Thương Nhau Khi Còn Có Thể!
Hòa đại oán tất hữu dư oán được diễn nghĩa với đại ý là giải trừ được oán cừu lớn vẫn còn đó chút oán thừa.
Thôi vậy Ngạo Thuyết giải nốt chút oán thừa ngõ hầu gìn giữ tình yêu thương ở lại.
...
Nhiều năm về trước, có một người lạc bước vào trang blog Một thoáng phương Đông do Ngạo Thuyết làm admin. Người này chỉ xem vội một vài bài đăng trên blog đã vội khẳng định với đại ý rằng gã này nếu không khùng thì đích thị là một kẻ cơ hội chính trị.
Thực tế thì Ngạo Thuyết đối với những vấn đề chính trị hầu không quan tâm. Ngạo Thuyết vốn là tuýp người miền tây quê mùa, khù khờ, chẳng buồn "dòm ngó" đến chuyện chính trị, ông nào, bà nào làm chủ tịch, thủ tướng, bí thư... cũng mặc kệ, chẳng dính gì nhau. Việc ai, người nấy làm, chén cơm, đồng tiền... Ngạo Thuyết kiếm được bằng mồ hôi, công sức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam hay cái gọi là chính phủ, là nhà nước Việt Nam thực sự đâu từng bận tâm cuộc sống của Ngạo Thuyết thế nào, sống chết ra sao... Vì lẽ đó Ngạo Thuyết bận lòng chi việc tồn tại của họ.
Có người nói rằng nhờ Đảng cộng sản, chính phủ Việt Nam mà đất nước Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước; Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam mà đất nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, ổn định và hòa bình.
Thực tế là việc giành lại chủ quyền đất nước đã trả giá bằng biết bao xương máu của dân tộc Việt Nam ở cả hai phe tham chiến, sự hy sinh đó chính nghĩa có, phi nghĩa có. Song kết quả chung cùng của xã hội Việt Nam ngày nay liệu có khác gì thời kỳ được gọi là đen tối của lịch sử Việt Nam, thời kỳ thực dân nửa phong kiến với sưu cao, thuế nặng với vô vàn chế tài, hình luật rối rắm tạo điều kiện làm giàu cho những quan tham, cho những gã đầy tớ của nhân dân hạng sang.
Không chỉ vậy, mỗi người công dân Việt Nam kể cả những đứa trẻ mới sinh và chưa sinh ra hiện đã phải chen vai gánh vác khoản nợ hơn 30 triệu/người. Và người ta gọi đó là nợ công, thêm nữa các khoản nợ công không ngừng tăng lên hàng năm, những đứa trẻ chưa mở mắt chào đời đã cõng trên mình một núi nợ mà chưa được bú mớm gì. Hẳn là sau trận phòng chống dịch Covid - 19 được khai sinh từ người anh em Trung Quốc, nợ công của đất nước Việt Nam sẽ được hợp thức hóa lũy tiến hoặc sẽ được dấu nhẹm đi cho đến lúc không thể che đậy được nữa.
Vả lại thực tế là xương máu của những người nằm xuống đã tạo ra cơ hội phất lên nhanh như diều gặp gió ở những kẻ ăn trên, ngồi trước.
Chớ bảo Ngạo Thuyết cứ tin và hãy tin Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh tài tình và sáng suốt, sự thoái hóa, biến chất của một số ít ỏi Đảng viên cộng sản chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh.
Ồ! Thế à! Ngạo Thuyết cũng muốn tin vào điều đó như thuở nào thơ dại lắm. Nhưng làm sao Ngạo Thuyết tin được khi mỗi một việc công khai tài sản của các quan chức chính phủ Việt Nam mãi mãi chìm xuồng và những biệt phủ nguy nga, tráng lệ cùng những khối tài sản khổng lồ của những người đầy tớ nhân dân được phanh phui khắp mọi nơi nhờ vào thời đại công nghệ thông tin internet phát triển.
Thôi vậy! Đừng bảo Ngạo Thuyết cứ tin và hãy tin. Và Ngạo Thuyết cũng sẽ chẳng bận tâm việc bỏ phiếu bầu cử ai vào vị trí nào trong hệ thống chính trị nước Việt Nam bởi lẽ Ngạo Thuyết không muốn người đời sau ví Ngạo Thuyết như là Mị Châu với trái tim lầm chỗ để trên đầu.
...
Mỗi khi Ngạo Thuyết viết bài liên quan đến chính trị thì sẽ có hai nhóm người quan tâm. Một nhóm người thiên về đời sống xã hội sẽ ủng hộ, trông chờ những bài viết của Ngạo Thuyết; Nhóm còn lại có khuynh hướng thiên về đạo thường sẽ không muốn Ngạo Thuyết viết về những đề tài liên quan đến chính trị. Họ thương mến Ngạo Thuyết nên không muốn Ngạo Thuyết "chạm đến" những vấn đề được mặc định là nóng, nhạy cảm dễ thường nguy hiểm tính mạng, nguy cơ có thật là bị rơi vào chốn lao tù. Trong lòng họ thầm mong Ngạo Thuyết bảo toàn tính mạng, giữ mạng hoằng dương chánh pháp. Ngạo Thuyết biết những điều đó và luôn trân quý những tình cảm đẹp mà những người bạn đã giành cho Ngạo Thuyết. Song nếu Ngạo Thuyết bỏ quên đời quá lâu thì mọi chuyện sẽ đi về đâu?
Sự thật là Ngạo Thuyết không ưa nói về những vấn đề chính trị, vấn đề Ngạo Thuyết quan tâm hơn đó là làm sáng rõ lại giá trị chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền, con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
...
Vả lại những điều Ngạo Thuyết trình bày liên quan đến chính trị, xã hội... thực chất không đơn thuần chỉ dừng lại ở chừng mực chính trị, xã hội. Những điều Ngạo Thuyết trình bày thường vượt thoát khỏi một lĩnh vực đơn thuần.
...
Quay lại vấn đề có người ngờ rằng Ngạo Thuyết là kẻ cơ hội chính trị.
Ngạo Thuyết không mơ màng việc làm một nhà chính trị hay đặt mình vào hàng ngũ của giới chính trị.
Có một sự thật là Ngạo Thuyết không đánh giá cao về nhân cách, đạo đức của giới làm chính trị cả về tài và đức. Cá nhân Ngạo Thuyết nhận diện rằng giới làm chính trị xưa nay phần đa là những kẻ bần hèn, hạ tiện, bẩn thỉu, tráo trở và nhiều tham vọng. Và trong thời đại xã hội đang chìm đắm trong lối sống thực dụng, tham lam và ích kỉ thì Ngạo Thuyết càng tin rằng giới chính trị càng tệ hại, càng suy đồi hơn nữa,...
Và thực tế là ở phạm vi thế giới trong kỷ nguyên được tiếng là hiện đại, văn minh, tiến bộ ngày nay đã phơi bày ra không ít những kẻ làm chính trị, những nguyên thủ quốc gia hiện tướng không còn là một con người.
Đảng phái chính trị với cái nhìn của Ngạo Thuyết phơi bày ra một hình thái khác, hình thức khác của các băng nhóm xã hội,... Đã là số đông thì sự tồn tại của nó sẽ có xu hướng "Ngưu tầm ngưu, Mã tầm mã" và sẽ cùng tranh ăn trên cánh đồng cỏ cộng đồng. Sẽ có những con sói cầm trịch. Những con voi, con mãnh sư có lẽ phần nhiều không bận rộn đến việc tranh ăn và kiếm ăn.
...
Sẽ có người cho rằng Ngạo Thuyết nói quá, nói không đúng sự thật và có xu hướng cực đoan tiêu cực. Chí ít ở giới chính trị cũng phải có người có tâm, có tài, yêu nước thương dân chứ.
Ồ! Ngạo Thuyết đính chính lại một chút. Ngạo Thuyết không khẳng định rằng mỗi đất nước, mỗi vùng miền không có người hiền tài, hiền đức nhưng những con người có tâm, có tài đó dễ thường đã bị "thải loại" từ "vòng gửi xe" khi dấn thân vào con đường làm chính trị hoặc là người đó phải biến chất thì mới mong tồn tại được ở cơ chế bầy đàn "Ngưu tầm ngưu, Mã tầm mã". Để tồn tại trên con đường chính trị và có thể đi xa một con người được tiếng có tâm, có tài buộc phải chuyển mình thành con cáo, con sói.
...
Ngạo Thuyết có cực đoan tiêu cực khi nhìn nhận, nhận diện giới chính trị hay không chúng ta hãy rà soát lại sự tồn tại chính trị từ xưa đến nay.
Tích xưa kể rằng Hàn Tín phải luồn trôn giữa chợ để rồi sau này trở thành một danh tướng "bách chiến, bách thắng" dưới trướng vua Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Chuyện Việt Vương Câu Tiễn "nếm mật, nằm gai", thậm chí nếm cả phân của Ngô Vương Ngô Phù Sai để lấy lòng, nhằm chờ cơ hội "đánh úp" nước Ngô giành lại ngôi vương. Sau khi giành lại được đất nước, Việt Vương Câu Tiễn ra sức tận diệt những công thần từng "vào sinh, ra tử" bởi sự nghi ngại "Công cao át chủ"
Ta lại thấy một vị quan Đại phu Phạm Lãi đã đồng thuận cho Tây Thi, là vợ chưa cưới sang nước Ngô thực hiện mưu kế dùng nhan sắc khuynh đảo Ngô Phù Sai, lũng đoạn triều chính nước Ngô, hãm hại trung thần ái quốc,...
Có người nhận định Hàn Tín, Câu Tiễn,... là bậc đại trượng phu khéo giỏi nhẫn nhịn ngõ hầu thành toàn việc lớn. Ngạo Thuyết thì nhìn nhận ở góc cạnh khác, đấy là sự bần hèn, hạ tiện, thủ đoạn,... của giới làm chính trị.
Ngạo Thuyết không cho rằng những nhận định hay việc làm của những người làm chính trị là đúng hay sai. Vấn đề thực sự chỉ là sự chọn lựa của mỗi người. Chỉ thế thôi!
...
Sẽ có người nhận định Việt Vương Câu Tiễn đã phải nếm phân là vì lòng yêu nước, thương dân. Lý thuyết yêu nước, thương dân là một cái bánh vẽ ngọt ngào mà giới chính trị xưa nay thường làm mồi nhử những người trung quân, ái quốc và cả việc lừa mị người dân.
Trong tích truyện này Việt Vương Câu Tiễn làm mọi việc đều vì chính bản thân ông ta, vì tham vọng quyền lực. Việc "được chim, bẻ ná", tận diệt trung thần đã thể hiện rất rõ điều đó. Và có một sự thật là nhìn vào lịch sử của các vương triều phong kiến bằng một cái nhìn rộng mở, khách quan thì mỗi người sẽ không quá khó để nhận diện được sự bẩn thỉu, hạ tiện, tráo trở của giới làm chính trị.
Đây là những tích truyện ở bên Tàu.
Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, nào những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Hồ Quý Ly, Nguyễn Ánh,... Họ sẵn sàng "Cõng rắn cắn gà nhà" để được ngồi chễm chệ trên ngôi cao vương, bá. Họ rất sẵn sàng trong việc tắm máu dân thường chỉ cần nhằm vào mục đích nắm lấy vương quyền.
Thế lẽ nào việc yêu nước, thương dân ở giới chính trị là không hề tồn tại từ xưa đến nay?
Ngạo Thuyết không cho rằng việc yêu nước, thương dân, tinh thần dân tộc ở giới chính trị từ xưa đến nay là không có nhưng nó không quá nhiều, không quá đẹp như một bức tranh như nhiều người lầm tưởng.
Và điều đó, tinh thần yêu nước, thương dân, tự tôn dân tộc ở giới chính trị chỉ được vun bồi khi xã hội xây dựng trên tinh thần nhân trị, đức trị, ở một môi trường giáo dục xem trọng giá trị, đạo đức, nhân cách con người.
Ngược lại, một khi xã hội được xây dựng, giáo dục theo lối chạy theo thành tích, tham vọng, chìm đắm trong lối sống thực dụng, duy ngã thì việc tìm được một người trong giới chính trị không quá xấu thực sự đã là một điều rất đáng mừng.
Bạn đặt yêu cầu người làm chính trị, những vị nguyên thủ quốc gia phải yêu nước, thương dân trong thời đại thực dụng là dựa vào lẽ gì?
Từng người dân, mỗi người dân, bạn là con,... là cháu trong gia đình, trong dòng tộc họ chăng?
Tại sao giới chính trị phải yêu nước khi mà đất đai, vườn tược, núi rừng, biển đảo,... vốn không phải là tài sản riêng của ông bà họ để lại. Giới chính trị nhất thiết phải gìn giữ làm gì, chi bằng "gả bán", cho thuê sẽ được những "lại quả" là những khoản tiền khổng lồ. Những khoản tiền này có thật và là của họ. Nhiệm kỳ quyền lực quá ngắn ngủi, lối sống thực dụng đã xâm thực nhân cách, phẩm giá những người làm chính trị, vậy nên hẳn là họ không cần quá nhiều sự đắn đo và băn khoăn.
Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang,... chết vì bệnh lạ, vì virus lạ, vì nhiễm chất độc phóng xạ ARS, vì sao lại bị nhiễm chất phóng xạ như thế....? Khoan hẳn nói đến sự liêm khiết, chính trực của họ,...
Phải chăng họ đã chết vì lòng người của giới chính trị ngày nay?
...
Một câu hỏi đặt ra là vì sao Ngạo Thuyết nói viết loạt bài viết Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn nhưng lại chỉ lẩn quẩn ở sân nhà?
Ngạo Thuyết trước khi dong thuyền ra biển lớn sẽ phải giải trừ chút oán thừa.
Thực tế là loạt bài viết Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn mà Ngạo Thuyết đã đang sẽ trình bày dù muốn, dù không cũng sẽ như là những cú tát nảy lửa vào bộ mặt của giới lãnh đạo đất nước Việt Nam đương quyền. Đánh Tập Cận Bình gần như là chạm đến Nguyễn Phú Trọng, đánh Trung Cộng thì gần như là đụng đến Đảng cộng sản Việt Nam.
...
Đã nhiều năm rồi, những bài viết liên quan đến chính trị của Ngạo Thuyết luôn là như thế. Chính vì lẽ đó khi Ngạo Thuyết xác quyết việc viết quyển sách đầu tay Hãy Là Đường Xưa Mây Trắng bay, Ngạo Thuyết đã liền đó triển khai việc giải trừ những oán thừa.
Thực tế là những điều Ngạo Thuyết trình bày có tính đụng chạm toàn diện, không chỉ giới chính trị mà cả các vấn đề kinh tế, khoa học, giáo dục, tôn giáo,...
Những điều Ngạo Thuyết trình bày có vẻ thô mộc nhưng lại là những chất liệu thật, điều này vô hình chung sẽ khiến Ngạo Thuyết chuốc lấy những oán thừa.
Và để giải trừ oán thừa theo cách êm đềm nhất, Ngạo Thuyết đã tuyên thệ một lời hứa sẵn sàng hiến tặng gan thận, tim, máu, đôi mắt... ngay cả khi còn sống.
Đã 8, 9 năm trôi qua Ngạo Thuyết hãy vẫn còn vẹn nguyên và Ngạo Thuyết vẫn khẽ mỉm cười tự tại. Có lẽ Thần chết đã e dè trước những nụ cười tự do của Ngạo Thuyết chăng?
Sắp tới đây, Ngạo Thuyết lại viết loạt bài Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn, đây là việc Ngạo Thuyết nhận định rằng Ngạo Thuyết nên làm, cần làm. Ngạo Thuyết sẽ lại đụng chạm toàn diện cả đạo và đời với nụ cười thường lặng lẽ trên môi.
Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn?
Ồ! Không. Ngạo Thuyết chỉ đánh ngã Tập Cận Bình thôi, việc Úp là của mọi người. Chứ Ngạo Thuyết vừa đánh vừa úp hẳn là vướng chân, vướng tay lắm.
Tập Cận Bình sợ gì?
Hoa Kỳ, các nước phương Tây, các nước quanh khu vực biển Đông chăng?
Không có lý lẽ đó.
Tập Cận Bình sợ cộng đồng thế giới lên tiếng bài Tàu chăng?
Không có lý lẽ đó.
...
Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc sợ sự thật được đưa ra ánh sáng. Tập Cận Bình và Trung Cộng sợ điểm yếu, lỗ hổng của giới chính trị, toan tính sâu kín của Đảng cộng sản Trung Quốc bị người dân Trung Quốc thấy rõ và không còn ủng hộ chế độ chính trị chuyên chính độc tài.
...
Hòa đại oán tất hữu dư oán được diễn nghĩa với đại ý là giải trừ được oán cừu lớn vẫn còn đó chút oán thừa.
Thôi vậy Ngạo Thuyết giải nốt chút oán thừa ngõ hầu gìn giữ tình yêu thương ở lại.
...
Nhiều năm về trước, có một người lạc bước vào trang blog Một thoáng phương Đông do Ngạo Thuyết làm admin. Người này chỉ xem vội một vài bài đăng trên blog đã vội khẳng định với đại ý rằng gã này nếu không khùng thì đích thị là một kẻ cơ hội chính trị.
Thực tế thì Ngạo Thuyết đối với những vấn đề chính trị hầu không quan tâm. Ngạo Thuyết vốn là tuýp người miền tây quê mùa, khù khờ, chẳng buồn "dòm ngó" đến chuyện chính trị, ông nào, bà nào làm chủ tịch, thủ tướng, bí thư... cũng mặc kệ, chẳng dính gì nhau. Việc ai, người nấy làm, chén cơm, đồng tiền... Ngạo Thuyết kiếm được bằng mồ hôi, công sức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam hay cái gọi là chính phủ, là nhà nước Việt Nam thực sự đâu từng bận tâm cuộc sống của Ngạo Thuyết thế nào, sống chết ra sao... Vì lẽ đó Ngạo Thuyết bận lòng chi việc tồn tại của họ.
Có người nói rằng nhờ Đảng cộng sản, chính phủ Việt Nam mà đất nước Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước; Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam mà đất nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, ổn định và hòa bình.
Thực tế là việc giành lại chủ quyền đất nước đã trả giá bằng biết bao xương máu của dân tộc Việt Nam ở cả hai phe tham chiến, sự hy sinh đó chính nghĩa có, phi nghĩa có. Song kết quả chung cùng của xã hội Việt Nam ngày nay liệu có khác gì thời kỳ được gọi là đen tối của lịch sử Việt Nam, thời kỳ thực dân nửa phong kiến với sưu cao, thuế nặng với vô vàn chế tài, hình luật rối rắm tạo điều kiện làm giàu cho những quan tham, cho những gã đầy tớ của nhân dân hạng sang.
Không chỉ vậy, mỗi người công dân Việt Nam kể cả những đứa trẻ mới sinh và chưa sinh ra hiện đã phải chen vai gánh vác khoản nợ hơn 30 triệu/người. Và người ta gọi đó là nợ công, thêm nữa các khoản nợ công không ngừng tăng lên hàng năm, những đứa trẻ chưa mở mắt chào đời đã cõng trên mình một núi nợ mà chưa được bú mớm gì. Hẳn là sau trận phòng chống dịch Covid - 19 được khai sinh từ người anh em Trung Quốc, nợ công của đất nước Việt Nam sẽ được hợp thức hóa lũy tiến hoặc sẽ được dấu nhẹm đi cho đến lúc không thể che đậy được nữa.
Vả lại thực tế là xương máu của những người nằm xuống đã tạo ra cơ hội phất lên nhanh như diều gặp gió ở những kẻ ăn trên, ngồi trước.
Chớ bảo Ngạo Thuyết cứ tin và hãy tin Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh tài tình và sáng suốt, sự thoái hóa, biến chất của một số ít ỏi Đảng viên cộng sản chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh.
Ồ! Thế à! Ngạo Thuyết cũng muốn tin vào điều đó như thuở nào thơ dại lắm. Nhưng làm sao Ngạo Thuyết tin được khi mỗi một việc công khai tài sản của các quan chức chính phủ Việt Nam mãi mãi chìm xuồng và những biệt phủ nguy nga, tráng lệ cùng những khối tài sản khổng lồ của những người đầy tớ nhân dân được phanh phui khắp mọi nơi nhờ vào thời đại công nghệ thông tin internet phát triển.
Thôi vậy! Đừng bảo Ngạo Thuyết cứ tin và hãy tin. Và Ngạo Thuyết cũng sẽ chẳng bận tâm việc bỏ phiếu bầu cử ai vào vị trí nào trong hệ thống chính trị nước Việt Nam bởi lẽ Ngạo Thuyết không muốn người đời sau ví Ngạo Thuyết như là Mị Châu với trái tim lầm chỗ để trên đầu.
...
Mỗi khi Ngạo Thuyết viết bài liên quan đến chính trị thì sẽ có hai nhóm người quan tâm. Một nhóm người thiên về đời sống xã hội sẽ ủng hộ, trông chờ những bài viết của Ngạo Thuyết; Nhóm còn lại có khuynh hướng thiên về đạo thường sẽ không muốn Ngạo Thuyết viết về những đề tài liên quan đến chính trị. Họ thương mến Ngạo Thuyết nên không muốn Ngạo Thuyết "chạm đến" những vấn đề được mặc định là nóng, nhạy cảm dễ thường nguy hiểm tính mạng, nguy cơ có thật là bị rơi vào chốn lao tù. Trong lòng họ thầm mong Ngạo Thuyết bảo toàn tính mạng, giữ mạng hoằng dương chánh pháp. Ngạo Thuyết biết những điều đó và luôn trân quý những tình cảm đẹp mà những người bạn đã giành cho Ngạo Thuyết. Song nếu Ngạo Thuyết bỏ quên đời quá lâu thì mọi chuyện sẽ đi về đâu?
Sự thật là Ngạo Thuyết không ưa nói về những vấn đề chính trị, vấn đề Ngạo Thuyết quan tâm hơn đó là làm sáng rõ lại giá trị chánh pháp mà Phật Thích Ca trao truyền, con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
...
Vả lại những điều Ngạo Thuyết trình bày liên quan đến chính trị, xã hội... thực chất không đơn thuần chỉ dừng lại ở chừng mực chính trị, xã hội. Những điều Ngạo Thuyết trình bày thường vượt thoát khỏi một lĩnh vực đơn thuần.
...
Quay lại vấn đề có người ngờ rằng Ngạo Thuyết là kẻ cơ hội chính trị.
Ngạo Thuyết không mơ màng việc làm một nhà chính trị hay đặt mình vào hàng ngũ của giới chính trị.
Có một sự thật là Ngạo Thuyết không đánh giá cao về nhân cách, đạo đức của giới làm chính trị cả về tài và đức. Cá nhân Ngạo Thuyết nhận diện rằng giới làm chính trị xưa nay phần đa là những kẻ bần hèn, hạ tiện, bẩn thỉu, tráo trở và nhiều tham vọng. Và trong thời đại xã hội đang chìm đắm trong lối sống thực dụng, tham lam và ích kỉ thì Ngạo Thuyết càng tin rằng giới chính trị càng tệ hại, càng suy đồi hơn nữa,...
Và thực tế là ở phạm vi thế giới trong kỷ nguyên được tiếng là hiện đại, văn minh, tiến bộ ngày nay đã phơi bày ra không ít những kẻ làm chính trị, những nguyên thủ quốc gia hiện tướng không còn là một con người.
Đảng phái chính trị với cái nhìn của Ngạo Thuyết phơi bày ra một hình thái khác, hình thức khác của các băng nhóm xã hội,... Đã là số đông thì sự tồn tại của nó sẽ có xu hướng "Ngưu tầm ngưu, Mã tầm mã" và sẽ cùng tranh ăn trên cánh đồng cỏ cộng đồng. Sẽ có những con sói cầm trịch. Những con voi, con mãnh sư có lẽ phần nhiều không bận rộn đến việc tranh ăn và kiếm ăn.
...
Sẽ có người cho rằng Ngạo Thuyết nói quá, nói không đúng sự thật và có xu hướng cực đoan tiêu cực. Chí ít ở giới chính trị cũng phải có người có tâm, có tài, yêu nước thương dân chứ.
Ồ! Ngạo Thuyết đính chính lại một chút. Ngạo Thuyết không khẳng định rằng mỗi đất nước, mỗi vùng miền không có người hiền tài, hiền đức nhưng những con người có tâm, có tài đó dễ thường đã bị "thải loại" từ "vòng gửi xe" khi dấn thân vào con đường làm chính trị hoặc là người đó phải biến chất thì mới mong tồn tại được ở cơ chế bầy đàn "Ngưu tầm ngưu, Mã tầm mã". Để tồn tại trên con đường chính trị và có thể đi xa một con người được tiếng có tâm, có tài buộc phải chuyển mình thành con cáo, con sói.
...
Ngạo Thuyết có cực đoan tiêu cực khi nhìn nhận, nhận diện giới chính trị hay không chúng ta hãy rà soát lại sự tồn tại chính trị từ xưa đến nay.
Tích xưa kể rằng Hàn Tín phải luồn trôn giữa chợ để rồi sau này trở thành một danh tướng "bách chiến, bách thắng" dưới trướng vua Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Chuyện Việt Vương Câu Tiễn "nếm mật, nằm gai", thậm chí nếm cả phân của Ngô Vương Ngô Phù Sai để lấy lòng, nhằm chờ cơ hội "đánh úp" nước Ngô giành lại ngôi vương. Sau khi giành lại được đất nước, Việt Vương Câu Tiễn ra sức tận diệt những công thần từng "vào sinh, ra tử" bởi sự nghi ngại "Công cao át chủ"
Ta lại thấy một vị quan Đại phu Phạm Lãi đã đồng thuận cho Tây Thi, là vợ chưa cưới sang nước Ngô thực hiện mưu kế dùng nhan sắc khuynh đảo Ngô Phù Sai, lũng đoạn triều chính nước Ngô, hãm hại trung thần ái quốc,...
Có người nhận định Hàn Tín, Câu Tiễn,... là bậc đại trượng phu khéo giỏi nhẫn nhịn ngõ hầu thành toàn việc lớn. Ngạo Thuyết thì nhìn nhận ở góc cạnh khác, đấy là sự bần hèn, hạ tiện, thủ đoạn,... của giới làm chính trị.
Ngạo Thuyết không cho rằng những nhận định hay việc làm của những người làm chính trị là đúng hay sai. Vấn đề thực sự chỉ là sự chọn lựa của mỗi người. Chỉ thế thôi!
...
Sẽ có người nhận định Việt Vương Câu Tiễn đã phải nếm phân là vì lòng yêu nước, thương dân. Lý thuyết yêu nước, thương dân là một cái bánh vẽ ngọt ngào mà giới chính trị xưa nay thường làm mồi nhử những người trung quân, ái quốc và cả việc lừa mị người dân.
Trong tích truyện này Việt Vương Câu Tiễn làm mọi việc đều vì chính bản thân ông ta, vì tham vọng quyền lực. Việc "được chim, bẻ ná", tận diệt trung thần đã thể hiện rất rõ điều đó. Và có một sự thật là nhìn vào lịch sử của các vương triều phong kiến bằng một cái nhìn rộng mở, khách quan thì mỗi người sẽ không quá khó để nhận diện được sự bẩn thỉu, hạ tiện, tráo trở của giới làm chính trị.
Đây là những tích truyện ở bên Tàu.
Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, nào những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Hồ Quý Ly, Nguyễn Ánh,... Họ sẵn sàng "Cõng rắn cắn gà nhà" để được ngồi chễm chệ trên ngôi cao vương, bá. Họ rất sẵn sàng trong việc tắm máu dân thường chỉ cần nhằm vào mục đích nắm lấy vương quyền.
Thế lẽ nào việc yêu nước, thương dân ở giới chính trị là không hề tồn tại từ xưa đến nay?
Ngạo Thuyết không cho rằng việc yêu nước, thương dân, tinh thần dân tộc ở giới chính trị từ xưa đến nay là không có nhưng nó không quá nhiều, không quá đẹp như một bức tranh như nhiều người lầm tưởng.
Và điều đó, tinh thần yêu nước, thương dân, tự tôn dân tộc ở giới chính trị chỉ được vun bồi khi xã hội xây dựng trên tinh thần nhân trị, đức trị, ở một môi trường giáo dục xem trọng giá trị, đạo đức, nhân cách con người.
Ngược lại, một khi xã hội được xây dựng, giáo dục theo lối chạy theo thành tích, tham vọng, chìm đắm trong lối sống thực dụng, duy ngã thì việc tìm được một người trong giới chính trị không quá xấu thực sự đã là một điều rất đáng mừng.
Bạn đặt yêu cầu người làm chính trị, những vị nguyên thủ quốc gia phải yêu nước, thương dân trong thời đại thực dụng là dựa vào lẽ gì?
Từng người dân, mỗi người dân, bạn là con,... là cháu trong gia đình, trong dòng tộc họ chăng?
Tại sao giới chính trị phải yêu nước khi mà đất đai, vườn tược, núi rừng, biển đảo,... vốn không phải là tài sản riêng của ông bà họ để lại. Giới chính trị nhất thiết phải gìn giữ làm gì, chi bằng "gả bán", cho thuê sẽ được những "lại quả" là những khoản tiền khổng lồ. Những khoản tiền này có thật và là của họ. Nhiệm kỳ quyền lực quá ngắn ngủi, lối sống thực dụng đã xâm thực nhân cách, phẩm giá những người làm chính trị, vậy nên hẳn là họ không cần quá nhiều sự đắn đo và băn khoăn.
Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang,... chết vì bệnh lạ, vì virus lạ, vì nhiễm chất độc phóng xạ ARS, vì sao lại bị nhiễm chất phóng xạ như thế....? Khoan hẳn nói đến sự liêm khiết, chính trực của họ,...
Phải chăng họ đã chết vì lòng người của giới chính trị ngày nay?
...
Một câu hỏi đặt ra là vì sao Ngạo Thuyết nói viết loạt bài viết Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn nhưng lại chỉ lẩn quẩn ở sân nhà?
Ngạo Thuyết trước khi dong thuyền ra biển lớn sẽ phải giải trừ chút oán thừa.
Thực tế là loạt bài viết Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn mà Ngạo Thuyết đã đang sẽ trình bày dù muốn, dù không cũng sẽ như là những cú tát nảy lửa vào bộ mặt của giới lãnh đạo đất nước Việt Nam đương quyền. Đánh Tập Cận Bình gần như là chạm đến Nguyễn Phú Trọng, đánh Trung Cộng thì gần như là đụng đến Đảng cộng sản Việt Nam.
...
Đã nhiều năm rồi, những bài viết liên quan đến chính trị của Ngạo Thuyết luôn là như thế. Chính vì lẽ đó khi Ngạo Thuyết xác quyết việc viết quyển sách đầu tay Hãy Là Đường Xưa Mây Trắng bay, Ngạo Thuyết đã liền đó triển khai việc giải trừ những oán thừa.
Thực tế là những điều Ngạo Thuyết trình bày có tính đụng chạm toàn diện, không chỉ giới chính trị mà cả các vấn đề kinh tế, khoa học, giáo dục, tôn giáo,...
Những điều Ngạo Thuyết trình bày có vẻ thô mộc nhưng lại là những chất liệu thật, điều này vô hình chung sẽ khiến Ngạo Thuyết chuốc lấy những oán thừa.
Và để giải trừ oán thừa theo cách êm đềm nhất, Ngạo Thuyết đã tuyên thệ một lời hứa sẵn sàng hiến tặng gan thận, tim, máu, đôi mắt... ngay cả khi còn sống.
Đã 8, 9 năm trôi qua Ngạo Thuyết hãy vẫn còn vẹn nguyên và Ngạo Thuyết vẫn khẽ mỉm cười tự tại. Có lẽ Thần chết đã e dè trước những nụ cười tự do của Ngạo Thuyết chăng?
Sắp tới đây, Ngạo Thuyết lại viết loạt bài Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn, đây là việc Ngạo Thuyết nhận định rằng Ngạo Thuyết nên làm, cần làm. Ngạo Thuyết sẽ lại đụng chạm toàn diện cả đạo và đời với nụ cười thường lặng lẽ trên môi.
Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn?
Ồ! Không. Ngạo Thuyết chỉ đánh ngã Tập Cận Bình thôi, việc Úp là của mọi người. Chứ Ngạo Thuyết vừa đánh vừa úp hẳn là vướng chân, vướng tay lắm.
Tập Cận Bình sợ gì?
Hoa Kỳ, các nước phương Tây, các nước quanh khu vực biển Đông chăng?
Không có lý lẽ đó.
Tập Cận Bình sợ cộng đồng thế giới lên tiếng bài Tàu chăng?
Không có lý lẽ đó.
...
Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc sợ sự thật được đưa ra ánh sáng. Tập Cận Bình và Trung Cộng sợ điểm yếu, lỗ hổng của giới chính trị, toan tính sâu kín của Đảng cộng sản Trung Quốc bị người dân Trung Quốc thấy rõ và không còn ủng hộ chế độ chính trị chuyên chính độc tài.
...
Bài liên quan
- Hãy Là Người Học Phật Có Tư Duy (Thông Điệp Thứ Hai Của Trang Nikaya & Đốn Ngộ)
- Hóa Giải Nỗi Oan Tình Hơn Hai Ngàn Năm Trăm Năm Của Nàng Ma Đăng Già
- Kinh Phật Do Ai Thuyết?
- Chào Mừng Các Bạn Đến Với Trang Facebook Nikaya & Đốn Ngộ!
- Thần Chết E Dè Trước Những Nụ Cười Tươi (P. 1)
- Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn (P. 6)
- Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn (P. 7)
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.2)
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.1)
- Những Nhập Nhằng Xoay Quanh Vaccine Covid Và Antivaccine Covid Fan
- Sài Gòn Chừng Nào Mở Cửa?
- Trật Con Tán, Bán Con Trâu Trong Chiến Lược Phòng Chống Dịch Covid Ở Việt Nam
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét