Chào Mừng Các Bạn Đến Với Trang Facebook Nikaya & Đốn Ngộ!
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020
Cách đây mươi mười năm, Viên Tánh Sa Môn bước đầu tìm đến đạo Phật, thời may hữu duyên được tiếp cận một vài bộ kinh sách Phật học của cả hai hệ phái Phật giáo Nam Truyền và Bắc Truyền.
Do Viên Tánh Sa Môn bước đầu tìm đến đạo Phật mà không có thiện tri thức kề cận chỉ bày nên hoàn toàn không có ý niệm tiểu thừa hay đại thừa, Nam Truyền hay Bắc Truyền, nguyên thủy hay phát triển,...
Qua quá trình tham cứu kinh sách Phật học bước đầu Viên Tánh Sa Môn nhận ra có hai dạng kinh sách Phật học khác nhau, một dạng kinh sách Phật học viết theo lối lập đoạn 3 lần và một dạng kinh sách Phật học viết theo lối hành văn thông thường. Hẳn do không có sự ngăn ngại về tự tôn hệ phái Phật học mà việc tham cứu kinh điển Phật học của Viên Tánh Sa Môn không có sự chướng ngại về mặt pháp môn hay hệ phái, Viên Tánh Sa Môn nhận thấy nội dung kinh sách Phật học không có sự chống trái lẫn nhau, điều này có được có lẽ do bởi tính dính mắc phân biệt ở Viên Tánh Sa Môn không quá cao, cùng với việc không cầu toàn nên việc xem kinh Phật của Viên Tánh Sa Môn khá nhàn hạ, đoạn kinh Phật nào hiểu thì tốt, không hiểu thì cho qua.
Nói là vậy, song về sau Viên Tánh Sa Môn nhận thấy có những bộ kinh Phật ý tứ chừng như là có sự chống trái, xung đột về mặt nội dung nhưng Viên Tánh Sa Môn không lấy làm nghiêm trọng hóa vấn đề dần dà Viên Tánh Sa Môn lĩnh hội được rằng "Đấy không là một sự chống trái, xung đột ở giáo lý Phật học mà là sự bổ khuyết trọn vẹn".
Ngày nay, đạo Phật đang dường như phát triển rộng khắp ở phạm vi thế giới nhưng Viên Tánh Sa Môn nhận ra một sự thật là cơ hồ như đạo Phật đang phát triển vượt trội về số lượng nhưng có một sự tổn khuyết không dễ lấp đầy về chất lượng. Người học Phật ngày nay nặng oằn tri kiến khoa học, tri kiến thế gian nên không dễ thâm nhập tận cùng giáo lý chánh pháp thậm thâm, vi diệu.
Thêm nữa, sự hời hợt trải nghiệm đời đạo cùng sự cạn cợt nội hàm của việc học Phật theo trào lưu mà người học Phật ngày nay rất dễ sa vào việc chấp pháp môn, chấp hệ phái Phật học, chấp Thầy Tổ chân truyền,... Những điều này thật sự là chướng ngại cho người học Phật đương thời, khiến tà kiến ngoại đạo có dịp len lõi vào Phật môn, là mối nguy tiềm ẩn hủy hoại giáo lý đạo Phật.
Viên Tánh Sa Môn nhận biết kinh Phật nguyên thủy và kinh Phật phát triển vốn chẳng ngại nhau nhưng chính do tâm phân biệt thủ xả, chấp trước ở người học Phật, ở người tham cứu kinh sách Phật học mà đạo Phât có sự chia tông, rẽ giáo. Và có một điều rất đáng tiếc là chính các vị Thầy Tổ, những vị Tăng Bảo danh tiếng cùng với môn đồ học Phật thuần tín xưa nay đã gây ra sự chia tông, rẽ giáo nơi đạo Phật.
Người học Phật ngày nay dễ thường rơi vào hai thái cực:
- Thái cực thứ nhất là đại đa số người học Phật có chung một lỗi lầm là lười tham cứu kinh Phật, việc học hỏi giáo lý kinh điển phó mặc cho sư thầy Tăng bảo, đặc biệt là những vị Tăng Bảo bổn sư, chính điều này đã ngăn chặn khả năng thông tỏ giáo lý chánh pháp, gây ra sự nghẽn lối việc tiến tu ở người học Phật. Người học Phật rơi vào thái cực thứ nhất dễ thường đánh mất sự tự chủ, không đủ nội hàm tin rằng mình là Phật, từ đó việc học Phật nương nhờ tha lực, quy thuận vị Tăng bảo bổn sư. Tuy nhiên, có một sự thật là các vị Tăng Bảo từ lâu đã rơi vào hệ phái chấp, pháp môn chấp,...đã không thể thông tỏ Phật pháp. Do rơi vào biên kiến nẻo đạo các vị Tăng bảo được tiếng là chân truyền đều đang học Phật, hành pháp theo lối biên kiến nên khó tránh khỏi việc sai lạc chánh pháp Phật môn. Sư thầy Tăng bảo từ bao đời nay vô hình chung chính là người lạc lối Phật đạo, điều này đã kéo theo muôn người học Phật thuần tín vị Tăng bảo bổn sư ngộ nhận chánh pháp, lẽ ra việc học Phật là để giác ngộ giải thoát bỗng chốc trở thành điều ràng buộc, não phiền và đọa lạc hầm vô ký.
- Thái cực thứ hai mà người học Phật dễ rơi vào đó là việc u mê buổi đầu, cả tin vào sư thầy Tăng bảo bổn sư cũng như thiện tri thức còn chưa thông tuệ vội lập nên sự ngăn ngại hệ phái, pháp môn. Thành phần học Phật này vốn ham học hỏi, siêng năng tham khảo kinh sách Phật học, điều đáng tiếc là do rơi vào việc chấp pháp, chấp hệ phái Phật học mà việc tham cứu kinh sách Phật có sự thiên lệch của kiến - văn - giác - tri, bị kiến - văn - giác - tri chủ quan mê hoặc từ đó sa vào sự cực đoan duy ngã, duy pháp môn, duy hệ phái... Do cả nghĩ "hiểu đúng, biết đủ" những người học Phật theo lối rộng cầu tri kiến này phát triển hùng tâm hoằng dương chánh pháp, chấn hưng Phật pháp. Từ đó thành phần học Phật theo thái cực thứ hai sa lầy vào những cuộc hý luận, lạm bàn không hồi kết về kinh Phật, về hệ phái, về pháp môn,... khuấy động lại đại cuộc chia tông, rẽ giáo ở đạo Phật, tiếp tục tạo ra những phân cành, chẻ nhánh vụn vặt nơi đạo Phật, việc này khiến đại đa số người học Phật và cả chính tự thân chìm nổi trong u mê, sân hận, chấp trước. Sự thanh tịnh nơi bản tâm, sự giác ngộ giải thoát ở những người học Phật rộng cầu tri kiến, năng thuyết bất năng hành cứ thế ngày càng lệch lạc chánh pháp Phật môn. Thật không dễ "tháo chốt" cho những người học Phật nặng oằn tri kiến sở tri cả nghĩ thông tuệ, năng thuyết bất năng hành. Với hạng người học Phật dạng này chỉ có thể nói rằng "Hãy để đời dạy họ thêm nhiều!".
Do nhận biết hiện tướng của người học Phật ngày nay là như thế, lại rõ kinh sách Phật học ở hai hệ phái Phật học Nam Truyền - Bắc Truyền vốn chẳng ngại nhau nên Viên Tánh Sa Môn thư thả tùy duyên trích lục, hiệu đính, tinh chỉnh những đoạn kinh Phật ở cả nguồn kinh Tạng Nikaya cũng như kinh sách Phật học và pháp ngữ ở đường lối học Phật đốn ngộ, tùy thời vạch ra sự chấp pháp cũng như việc sa vào hý luận, hư cấu của các pháp phương tiện học Phật xưa nay.
Sự ra đời trang Nikaya & Đốn Ngộ là nhằm vào việc gieo duyên tín tâm học Phật, phần nào phá vỡ những vọng chấp sở tri ở người học Phật Nam Bắc Tông.
Việc trích lục, chia sẻ những đoạn kinh văn thấm nhuần giá trị chánh pháp giác ngộ giải thoát rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Viên Tánh Sa Môn - Ngạo Thuyết rất mong nhận được sự đóng góp những đoạn kinh sách Phật học tâm đắc ở các bạn! Trân trọng tri ân!
P/S:
Việc ra đời trang Nikaya & Đốn Ngộ có thể sẽ là tiền đề cho việc chuyển ngữ một vài bộ kinh sách Phật học theo lối thuần Việt hơn, đồng thời với việc dịch thuật là việc tháo gỡ những chi tiết ngoại đạo, đặc biệt là tư tưởng Trung Hoa len lõi trong kinh sách Phật học.
#Nikaya_Đốn_Ngộ
Do Viên Tánh Sa Môn bước đầu tìm đến đạo Phật mà không có thiện tri thức kề cận chỉ bày nên hoàn toàn không có ý niệm tiểu thừa hay đại thừa, Nam Truyền hay Bắc Truyền, nguyên thủy hay phát triển,...
Qua quá trình tham cứu kinh sách Phật học bước đầu Viên Tánh Sa Môn nhận ra có hai dạng kinh sách Phật học khác nhau, một dạng kinh sách Phật học viết theo lối lập đoạn 3 lần và một dạng kinh sách Phật học viết theo lối hành văn thông thường. Hẳn do không có sự ngăn ngại về tự tôn hệ phái Phật học mà việc tham cứu kinh điển Phật học của Viên Tánh Sa Môn không có sự chướng ngại về mặt pháp môn hay hệ phái, Viên Tánh Sa Môn nhận thấy nội dung kinh sách Phật học không có sự chống trái lẫn nhau, điều này có được có lẽ do bởi tính dính mắc phân biệt ở Viên Tánh Sa Môn không quá cao, cùng với việc không cầu toàn nên việc xem kinh Phật của Viên Tánh Sa Môn khá nhàn hạ, đoạn kinh Phật nào hiểu thì tốt, không hiểu thì cho qua.
Nói là vậy, song về sau Viên Tánh Sa Môn nhận thấy có những bộ kinh Phật ý tứ chừng như là có sự chống trái, xung đột về mặt nội dung nhưng Viên Tánh Sa Môn không lấy làm nghiêm trọng hóa vấn đề dần dà Viên Tánh Sa Môn lĩnh hội được rằng "Đấy không là một sự chống trái, xung đột ở giáo lý Phật học mà là sự bổ khuyết trọn vẹn".
Ngày nay, đạo Phật đang dường như phát triển rộng khắp ở phạm vi thế giới nhưng Viên Tánh Sa Môn nhận ra một sự thật là cơ hồ như đạo Phật đang phát triển vượt trội về số lượng nhưng có một sự tổn khuyết không dễ lấp đầy về chất lượng. Người học Phật ngày nay nặng oằn tri kiến khoa học, tri kiến thế gian nên không dễ thâm nhập tận cùng giáo lý chánh pháp thậm thâm, vi diệu.
Thêm nữa, sự hời hợt trải nghiệm đời đạo cùng sự cạn cợt nội hàm của việc học Phật theo trào lưu mà người học Phật ngày nay rất dễ sa vào việc chấp pháp môn, chấp hệ phái Phật học, chấp Thầy Tổ chân truyền,... Những điều này thật sự là chướng ngại cho người học Phật đương thời, khiến tà kiến ngoại đạo có dịp len lõi vào Phật môn, là mối nguy tiềm ẩn hủy hoại giáo lý đạo Phật.
Viên Tánh Sa Môn nhận biết kinh Phật nguyên thủy và kinh Phật phát triển vốn chẳng ngại nhau nhưng chính do tâm phân biệt thủ xả, chấp trước ở người học Phật, ở người tham cứu kinh sách Phật học mà đạo Phât có sự chia tông, rẽ giáo. Và có một điều rất đáng tiếc là chính các vị Thầy Tổ, những vị Tăng Bảo danh tiếng cùng với môn đồ học Phật thuần tín xưa nay đã gây ra sự chia tông, rẽ giáo nơi đạo Phật.
Người học Phật ngày nay dễ thường rơi vào hai thái cực:
- Thái cực thứ nhất là đại đa số người học Phật có chung một lỗi lầm là lười tham cứu kinh Phật, việc học hỏi giáo lý kinh điển phó mặc cho sư thầy Tăng bảo, đặc biệt là những vị Tăng Bảo bổn sư, chính điều này đã ngăn chặn khả năng thông tỏ giáo lý chánh pháp, gây ra sự nghẽn lối việc tiến tu ở người học Phật. Người học Phật rơi vào thái cực thứ nhất dễ thường đánh mất sự tự chủ, không đủ nội hàm tin rằng mình là Phật, từ đó việc học Phật nương nhờ tha lực, quy thuận vị Tăng bảo bổn sư. Tuy nhiên, có một sự thật là các vị Tăng Bảo từ lâu đã rơi vào hệ phái chấp, pháp môn chấp,...đã không thể thông tỏ Phật pháp. Do rơi vào biên kiến nẻo đạo các vị Tăng bảo được tiếng là chân truyền đều đang học Phật, hành pháp theo lối biên kiến nên khó tránh khỏi việc sai lạc chánh pháp Phật môn. Sư thầy Tăng bảo từ bao đời nay vô hình chung chính là người lạc lối Phật đạo, điều này đã kéo theo muôn người học Phật thuần tín vị Tăng bảo bổn sư ngộ nhận chánh pháp, lẽ ra việc học Phật là để giác ngộ giải thoát bỗng chốc trở thành điều ràng buộc, não phiền và đọa lạc hầm vô ký.
- Thái cực thứ hai mà người học Phật dễ rơi vào đó là việc u mê buổi đầu, cả tin vào sư thầy Tăng bảo bổn sư cũng như thiện tri thức còn chưa thông tuệ vội lập nên sự ngăn ngại hệ phái, pháp môn. Thành phần học Phật này vốn ham học hỏi, siêng năng tham khảo kinh sách Phật học, điều đáng tiếc là do rơi vào việc chấp pháp, chấp hệ phái Phật học mà việc tham cứu kinh sách Phật có sự thiên lệch của kiến - văn - giác - tri, bị kiến - văn - giác - tri chủ quan mê hoặc từ đó sa vào sự cực đoan duy ngã, duy pháp môn, duy hệ phái... Do cả nghĩ "hiểu đúng, biết đủ" những người học Phật theo lối rộng cầu tri kiến này phát triển hùng tâm hoằng dương chánh pháp, chấn hưng Phật pháp. Từ đó thành phần học Phật theo thái cực thứ hai sa lầy vào những cuộc hý luận, lạm bàn không hồi kết về kinh Phật, về hệ phái, về pháp môn,... khuấy động lại đại cuộc chia tông, rẽ giáo ở đạo Phật, tiếp tục tạo ra những phân cành, chẻ nhánh vụn vặt nơi đạo Phật, việc này khiến đại đa số người học Phật và cả chính tự thân chìm nổi trong u mê, sân hận, chấp trước. Sự thanh tịnh nơi bản tâm, sự giác ngộ giải thoát ở những người học Phật rộng cầu tri kiến, năng thuyết bất năng hành cứ thế ngày càng lệch lạc chánh pháp Phật môn. Thật không dễ "tháo chốt" cho những người học Phật nặng oằn tri kiến sở tri cả nghĩ thông tuệ, năng thuyết bất năng hành. Với hạng người học Phật dạng này chỉ có thể nói rằng "Hãy để đời dạy họ thêm nhiều!".
Do nhận biết hiện tướng của người học Phật ngày nay là như thế, lại rõ kinh sách Phật học ở hai hệ phái Phật học Nam Truyền - Bắc Truyền vốn chẳng ngại nhau nên Viên Tánh Sa Môn thư thả tùy duyên trích lục, hiệu đính, tinh chỉnh những đoạn kinh Phật ở cả nguồn kinh Tạng Nikaya cũng như kinh sách Phật học và pháp ngữ ở đường lối học Phật đốn ngộ, tùy thời vạch ra sự chấp pháp cũng như việc sa vào hý luận, hư cấu của các pháp phương tiện học Phật xưa nay.
Sự ra đời trang Nikaya & Đốn Ngộ là nhằm vào việc gieo duyên tín tâm học Phật, phần nào phá vỡ những vọng chấp sở tri ở người học Phật Nam Bắc Tông.
Việc trích lục, chia sẻ những đoạn kinh văn thấm nhuần giá trị chánh pháp giác ngộ giải thoát rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Viên Tánh Sa Môn - Ngạo Thuyết rất mong nhận được sự đóng góp những đoạn kinh sách Phật học tâm đắc ở các bạn! Trân trọng tri ân!
P/S:
Việc ra đời trang Nikaya & Đốn Ngộ có thể sẽ là tiền đề cho việc chuyển ngữ một vài bộ kinh sách Phật học theo lối thuần Việt hơn, đồng thời với việc dịch thuật là việc tháo gỡ những chi tiết ngoại đạo, đặc biệt là tư tưởng Trung Hoa len lõi trong kinh sách Phật học.
#Nikaya_Đốn_Ngộ
Bài liên quan
- Giải Pháp Phòng Chống Dịch Covid Cho Hiện Tại Và Tương Lai - Phá Kiến Thức
- Thuyết Âm Mưu Về Chiến Lược Phòng Chống dịch Covid Của Trung Cộng - Thuật Dùng Binh - Kiếm Trung Kiếm
- Những Sự Ngu Người Trong Đại Cuộc Chống Dịch Covid - 19 Ở Việt Nam và Toàn Thế Giới - Đoạn Kiếm, Tàn Cầm
- Chúng Ta Cầu Nguyện Đã Quá Lâu Rồi!
- Lưu Manh Tâm Linh
- Ngành Giáo Dục Tật Nguyền - Thầy Cô Đã Cúi Rạp Người, Học Trò Sao Dám Đứng Thẳng Lưng?
- Yêu Trump! - Một Lá Phiếu Dành Cho Trump.
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.2)
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.1)
- Chúng Ta Còn Phải Sống Với Covid - 19 Đến Bao Giờ?
- Hờn Trách Con Đò 2.0
- Thông Điệp Thứ Nhất - Trang Nikaya & Đốn Ngộ Hiện Đang Truyền Tải Điều Gì?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét