Kinh Phật Do Ai Thuyết?
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020
Hiển nhiên câu trả lời sẽ là Kinh Phật do Phật thuyết. Với lề lối học Phật máy móc truyền thống thì câu trả lời sẽ luôn là như thế. Cấm cãi!
Song lịch sử Phật giáo đã từng có một câu chuyện chẳng phải đùa như sau:
Quy Sơn hỏi:
- 40 phẩm của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn bao nhiêu là lời Phật nói, bao nhiêu là lời ma nói?
Ngưỡng Sơn đáp:
- Toàn là lời ma nói.
Quy Sơn tán thán:
- Từ giờ trở đi không ai làm phiền ông.
...
Trước câu trả lời như thế, nhiều người học Phật ngày nay sẽ không ngần ngại phán quyết rằng "Người có câu trả lời như thế chắc chắn sẽ đọa địa ngục chịu muôn ức vạn khổ hình.
- 40 phẩm của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn bao nhiêu là lời Phật nói, bao nhiêu là lời ma nói?
Ngưỡng Sơn đáp:
- Toàn là lời ma nói.
Quy Sơn tán thán:
- Từ giờ trở đi không ai làm phiền ông.
...
Trước câu trả lời như thế, nhiều người học Phật ngày nay sẽ không ngần ngại phán quyết rằng "Người có câu trả lời như thế chắc chắn sẽ đọa địa ngục chịu muôn ức vạn khổ hình.
Tuy nhiên, một khi biết đấy là pháp ngữ của hai vị Tổ sáng lập nên Tông Thiền Quy Ngưỡng danh tiếng một thời thì lời nhận định theo đó sẽ trở nên ôn hòa hơn "Người nói ra những lời như thế phải là bậc Đại bồ tát thì không lỗi, chứ phàm phu mà nói vậy sẽ đọa địa ngục A tỳ không có ngày ra".
Đấy! Đấy là cách học Phật máy móc, cứng nhắc của người học Phật theo lề thói truyền thống một chiều xưa nay.
...
Ở đoạn pháp ngữ trên ta thấy Quy Sơn, vốn là Sơ Tổ của Tông Quy Ngưỡng vấn hỏi Ngưỡng Sơn bằng câu hỏi ướm truyền Tổ vị, đây là câu hỏi có tính chất "Tâm truyền Tâm" không dành chỗ cho sự suy lường. Ngưỡng Sơn là người đã nếm trải pháp vị nên biết Sơ Tổ vấn hỏi chỗ sở ngộ nên không ngần ngại đáp "Toàn là lời ma nói". Sơ Tổ Quy Sơn tìm được truyền nhân đắc ý nên hào sảng tán thán "Từ giờ trở đi không ai làm phiền ông".
...
Ở đoạn pháp ngữ trên ta thấy Quy Sơn, vốn là Sơ Tổ của Tông Quy Ngưỡng vấn hỏi Ngưỡng Sơn bằng câu hỏi ướm truyền Tổ vị, đây là câu hỏi có tính chất "Tâm truyền Tâm" không dành chỗ cho sự suy lường. Ngưỡng Sơn là người đã nếm trải pháp vị nên biết Sơ Tổ vấn hỏi chỗ sở ngộ nên không ngần ngại đáp "Toàn là lời ma nói". Sơ Tổ Quy Sơn tìm được truyền nhân đắc ý nên hào sảng tán thán "Từ giờ trở đi không ai làm phiền ông".
Về sau, Ngưỡng Sơn nghiễm nhiên yên vị làm nhị Tổ. Quy Sơn - Ngưỡng Sơn, một già, một trẻ kiến tạo nên 1 trong 5 dòng Thiền oai trấn một thời.
...
Hôm nay, tạm bỏ qua việc tán thán dòng Thiền Quy Ngưỡng ta chỉ xét pháp ngữ đã một thời làm nên giai thoại huy hoàng của một nhánh Thiền Tông. Có một điểm đáng lưu ý ở đây, bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn vốn là kinh Tạng Pali, thuộc một trong những pho kinh Phật nguyên thủy Nikaya chứ không phải là kinh Phật phát triển Bắc Tông sau này.
...
Hôm nay, tạm bỏ qua việc tán thán dòng Thiền Quy Ngưỡng ta chỉ xét pháp ngữ đã một thời làm nên giai thoại huy hoàng của một nhánh Thiền Tông. Có một điểm đáng lưu ý ở đây, bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn vốn là kinh Tạng Pali, thuộc một trong những pho kinh Phật nguyên thủy Nikaya chứ không phải là kinh Phật phát triển Bắc Tông sau này.
Vì sao Ngưỡng Sơn trả lời một cách dứt khoác Kinh Đại Bát Niết Bàn là lời ma nói?
Phải chăng Ngưỡng Sơn đã nắm bắt được một thông tin xác đáng nào đó có giá trị minh chứng bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn không phải do Phật thuyết?
Thật ra không phải Ngưỡng Sơn tìm ra được giềng mối chứng thực Kinh Đại Bát Niết Bàn không do Phật Thích Ca thuyết mà đấy chỉ là "Thủ Đoạn" mà các vị đắc pháp Tổ Sư Thiền từ sau thời Lục Tổ Huệ Năng ưa dùng.
Câu hỏi của Quy Sơn nhằm khảo vấn Ngưỡng Sơn có còn chấp pháp hay không, Ngưỡng Sơn hội ý Tổ nên trả lời bằng lối phá chấp. Nếu Ngưỡng Sơn là người không thông đạt tông phong Thiền vị hẳn sẽ trả lời kinh Phật đương nhiên do Phật thuyết. Và khi trả lời như thế trước Quy Sơn thì Ngưỡng Sơn sẽ hiện nguyên hình là một hạng môn đồ tri giải, là hạng sa môn nghĩa học chấp pháp chẳng thể buông.
Do đó, câu trả lời của Ngưỡng Sơn chủ yếu là phá chấp thật, chấp không, chấp Phật, chấp ma ở người học Phật Thanh Văn Thừa cũng như lối nhận thức, tư duy của người đời xưa nay.
Hôm nay, Ngạo Thuyết mở rộng vấn đề ra một chút, câu hỏi sẽ không giới hạn ở Kinh Đại Bát Niết Bàn do ai thuyết mà là kinh Phật do ai thuyết?
Và hiển nhiên là nếu kinh Phật do Phật thuyết thì Ngạo Thuyết đã không nhiều lời làm gì.
Kinh Phật thực sự không chỉ riêng mỗi Phật Thích Ca diễn nói, thời Phật tại thế có nhiều vị học trò của Phật đã góp lời cho việc hoàn thiện pho Kinh Tạng Nikaya.
Về sau, kinh Phật đã có những sự canh tân nhất định và được hoàn thiện dần theo lịch sử phát triển của xã hội loài người, của đạo Phật, điều này thể hiện rõ ở các cuộc kết tập kinh Phật. Không chỉ vậy, sau thời Phật Thích Ca nhập diệt vài trăm năm có một người nhờ học Phật mà thâm nhập trí tuệ Bát nhã diệu giác đã đóng góp cho kho tàng Như Lai Tạng bằng những bộ kinh Phật phát triển Bắc Tông.
...
Trên thực tế Phật Thích Ca không hề có sự sắp xếp ai sẽ làm Tổ ngay sau khi Người nhập diệt và Phật cũng không hề có một sự chủ trương nhóm họp môn đồ đệ tử kết tập lại những lời Phật thuyết và gọi là Kinh Phật.
...
Trên thực tế Phật Thích Ca không hề có sự sắp xếp ai sẽ làm Tổ ngay sau khi Người nhập diệt và Phật cũng không hề có một sự chủ trương nhóm họp môn đồ đệ tử kết tập lại những lời Phật thuyết và gọi là Kinh Phật.
Hiển nhiên điều Ngạo Thuyết trình bày nghe qua sẽ thấy rất hoang đường đến mức khó tin.
Lắng lòng lại một chút, mỗi người chúng ta sẽ tự có câu trả lời hợp với lòng mình nhất. Nhân một thoáng thả lòng Ngạo Thuyết sẽ chia sẻ với nhau một vài dữ kiện. Thực tế là lịch sử về cuộc đời đức Phật Thích Ca không từng nói việc Phật hứa khả cho ai thay Phật nắm giữ vai trò dẫn dắt Tăng đoàn cũng như việc tổ chức kết tập những lời Phật thuyết.
Có thể với nhiều người học Phật theo lối một chiều truyền thống thuộc về Thiền Tông sẽ dẫn chứng tích truyện Niêm Hoa Vi Tiếu với đại ý cốt truyện kể rằng một ngày kia, trên đỉnh núi Linh Thứu, Phật đã dùng tay nâng một đóa sen và trong khi đại chúng học Phật còn đang ngơ ngác, chẳng rõ ý Phật là gì chỉ riêng có ngài Ca Diếp nở nụ cười trên môi. Và đó là giây phút Phật đã dùng Tâm truyền Tâm, chọn ngài Ca Diếp ứng vào Tổ vị, làm vị Tổ đầu tiên của đạo Phật
Thực ra tích truyện "Niêm hoa vi tiếu" cũng chỉ là một pháp phương tiện do người sáng lập Thiền Tông xiển dương nhằm mục đích tạo niềm tin nơi tín đồ, xác thực Thiền Tông là chánh tông tâm pháp Phật môn, "Cây có cội, nước có nguồn" và "Niêm hoa vi tiếu" là một dấu tích 7 phần hư, 3 phần thực và không ai có thể kiểm chứng được.
Ở đây, ta sẽ thấy rằng Phật không chỉ định cho ngài Ca Diếp làm Tổ cũng như chủ trì cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc không có diễn ra sự kiện kết tập kinh Phật lần thứ nhất.
Cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất có diễn ra, và ngài Ca Diếp nắm giữ vị trí chủ trì cho cuộc kết tập kinh Phật lần thứ nhất là do ngài là một vị đại đệ tử lớn thọ trì hạnh đầu đà nghiêm cẩn. Thế nên ngài Ca Diếp là người được chọn ở vai trò chủ trì cho cuộc kết tập kinh Phật đầu tiên do bởi sự kính trọng và cả nể.
Truyền thuyết lại kể rằng đại cuộc kết tập kinh Phật lần thứ nhất do 500 vị đại đệ tử của Phật đều đã chứng đắc A La Hán. Lúc bấy giờ, đại hội kết tập kinh Phật đã có 499 vị A La Hán tham dự. Ngài A Nan ban đầu không được chọn vì chỉ mới đắc quả Tu Đà Hoàn vì thế ngài A Nan rất tủi hổ, bật khóc; Ngài Ca Diếp đã quở trách ngài A Nan và rời đi. Ngài Ca Diếp dẫn đầu đoàn người 499 vị đắc A La Hán vào động Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu và dùng thần lực khép kín động đá. Ngài A Nan bị quở phạt lại không được góp sức cho việc kết tập kinh Phật nên lòng buồn vô hạn, cuối cùng để báo đến ơn Phật ngài A Nan đã "lau lệ" ra sức hạ thủ công phu cho đến khi thật sự mòn mỏi thì mới ngã lưng xuống để nghỉ ngơi, tương truyền ngay khi đầu ngài A Nan vừa chạm chiếc gối liền bừng ngộ, liên tiếp đắc ba quả vị Thánh còn lại, nghiễm nhiên là một vị A La Hán.
Lúc bấy giờ, trời vừa hửng sáng. Ngài A Nan liền lên đường đến động Kỳ Xà Quật, đến nơi ngài A Nan đã gõ cánh cửa động 3 tiếng, ngài Ca Diếp biết ngài A Nan đã đắc quả A La Hán nên bảo "Sao còn chưa vào?". Ngài A Nan liền dùng thần lực xuyên qua qua cửa động và bước lên bảo tòa tuyên đọc "Chính ta đã được nghe như vầy...". Cứ thế, cứ thế... Sau mỗi bộ kinh ngài A Nan dừng lại cho đại chúng xác thực và rồi lại tiếp tục kết tập, trùng tuyên pho Tam Tạng Kinh.
Đã từ lâu người học Phật đã tin vào những điều như thế, kinh Phật ngày nay đã được kết tập trọn vẹn là do công trạng đa văn của ngài A Nan. Thế nên, chỉ cần khởi đầu mỗi bộ kinh "Như thị ngã văn...", sẽ đích thị là kinh do Phật thuyết.
Và để dễ dàng truyền pháp người học Phật đời sau cũng sẽ "Như thị ngã văn..." và rồi nhét chữ vào miệng Phật.
...
Thêm nữa, theo kinh sách Phật học quả vị A La Hán là thể hiện người đó đã chứng Tam Minh, Lục Thông vậy phải chăng chỉ cần có một người chứng A La Hán là đã có thể kết tập đầy đủ pho Tam Tạng Kinh chứ đâu lại xảy ra tình trạng 499 vị đắc A La Hán chờ một vị chứng quả Tu Đà Hoàn hạ thủ công phu chứng A La Hán mới có thể bước lên bảo tòa trùng tuyên pho Tam Tạng Kinh?
...
Thêm nữa, theo kinh sách Phật học quả vị A La Hán là thể hiện người đó đã chứng Tam Minh, Lục Thông vậy phải chăng chỉ cần có một người chứng A La Hán là đã có thể kết tập đầy đủ pho Tam Tạng Kinh chứ đâu lại xảy ra tình trạng 499 vị đắc A La Hán chờ một vị chứng quả Tu Đà Hoàn hạ thủ công phu chứng A La Hán mới có thể bước lên bảo tòa trùng tuyên pho Tam Tạng Kinh?
Đây là những chỗ khuất tất mà người học Phật theo lối truyền thống, lười tư duy đã không nhận ra được.
Chỉ có ngài A Nan kết tập Kinh Tạng, ngài Ưu ba li kết tập Giới Luật còn các vị đắc A La Hán khác chỉ ngồi chơi, xơi nước và gục gặt cái đầu là hoàn thành bổn phận và trách nhiệm.
Đây là lối học Phật đã khiến đạo Phật ngày càng trở nên mê tín dị đoan.
...
Như Ngạo Thuyết từng nói kinh Phật không chỉ do Phật thuyết, ngài Xá lợi phất đã thuyết Dấu Chân Voi, những bài kệ của Tỳ khưu, Tỳ Khưu Ni thời Phật tại thế cũng được gọi Kinh Phật.
...
Như Ngạo Thuyết từng nói kinh Phật không chỉ do Phật thuyết, ngài Xá lợi phất đã thuyết Dấu Chân Voi, những bài kệ của Tỳ khưu, Tỳ Khưu Ni thời Phật tại thế cũng được gọi Kinh Phật.
Không chỉ vậy. Những người học Phật sau khi học pháp từ nơi Phật đã về lại trú xứ hành đạo, hoằng pháp sẽ buộc phải ứng đáp những câu hỏi mà đại chúng cũng như ngoại đạo tham vấn. Và hiển nhiên là những vị học trò chứng ngộ pháp vô sanh thời Phật tại thế sẽ tùy nghi mà diễn nói chứ chẳng thể gọi điện thoại, zalo, messenger,... cho Phật được. Và dĩ nhiên với những câu trả lời đúng chánh pháp, có giá trị thiết thực của họ cũng sẽ được lan truyền theo hình thức truyền miệng.
...
Đại diện cho những người học Phật không thường xuyên kề cận bên Phật là những vị Tỳ Khưu A lan nhã tức những vị Tỳ Khưu sống ở trong rừng núi, thi thoảng mới tìm đến tham vấn Phật. Và một ngài Phú Lâu Na là người đệ tử thuyết pháp bậc nhất của Phật Thích Ca, sau khi sáng rõ chánh pháp Phật môn ngài Phú Lâu Na đã xin Phật được phép rời đi đến những vùng miền xa xôi để rộng truyền chánh pháp. Và các vị đệ tử lớn của Phật về sau đều dấn thân truyền pháp, tùy cơ hỏi đáp chứ không phải mỗi mỗi đều trả lời "Là Phật, Phật sẽ nói như thế này...".
...
Và ở mỗi cuộc kết tập kinh Phật các bài pháp sẽ được trùng tuyên, diễn nói; Đại chúng cùng các vị thượng thủ sẽ dùng Tam Pháp Ấn - Không, Vô Tướng, Vô Tác phân định đâu là chân kinh, đâu là ngụy kinh, từ đấy pho Tam Tạng Kinh dần hoàn thiện và lưu truyền cho đến ngày nay.
...
Đại diện cho những người học Phật không thường xuyên kề cận bên Phật là những vị Tỳ Khưu A lan nhã tức những vị Tỳ Khưu sống ở trong rừng núi, thi thoảng mới tìm đến tham vấn Phật. Và một ngài Phú Lâu Na là người đệ tử thuyết pháp bậc nhất của Phật Thích Ca, sau khi sáng rõ chánh pháp Phật môn ngài Phú Lâu Na đã xin Phật được phép rời đi đến những vùng miền xa xôi để rộng truyền chánh pháp. Và các vị đệ tử lớn của Phật về sau đều dấn thân truyền pháp, tùy cơ hỏi đáp chứ không phải mỗi mỗi đều trả lời "Là Phật, Phật sẽ nói như thế này...".
...
Và ở mỗi cuộc kết tập kinh Phật các bài pháp sẽ được trùng tuyên, diễn nói; Đại chúng cùng các vị thượng thủ sẽ dùng Tam Pháp Ấn - Không, Vô Tướng, Vô Tác phân định đâu là chân kinh, đâu là ngụy kinh, từ đấy pho Tam Tạng Kinh dần hoàn thiện và lưu truyền cho đến ngày nay.
Và hiển nhiên là tri kiến của những bậc thượng thủ chủ trì các cuộc kết tập kinh điển Phật học vốn không đồng nên thường xảy ra những cuộc tranh luận trong những cuộc kết tập kinh Phật, kết quả là việc chia tông, rẽ giáo thành hình nơi đạo Phật.
Tóm lại, kinh Phật không chỉ là những lời do chính Phật Thích Ca thuyết. Và ngay ở lần kết tập kinh Phật đầu tiên cũng không chỉ mỗi một mình ngài A Nan tuyên đọc mà là tất cả những người dự buổi kết tập kinh Phật ấy, tùy chỗ nhớ biết mà ra trước đại chúng trình bày và số đông đại chúng lúc bấy giờ sẽ phân biệt lời nào là lời Phật thuyết, lời nào đúng chánh pháp mà do đệ tử Phật thuyết cũng được ghi nhận lại, lời nào không đúng chánh pháp sẽ bị đào thải sau cuộc kết tập kinh Phật lần thứ nhất.
Con số 500 vị A La Hán có mặt ở buổi kết tập lần thứ nhất cũng sẽ không thật đúng.
...
Có quá nhiều lỗ hổng, có quá nhiều điểm không đúng về đạo Phật, về các cuộc kết tập kinh Phật mà người học Phật xưa nay đã tin nhận một cách máy móc, một chiều và không có sự tư duy lại. Và đây là một lối học Phật sai lầm, đây là những người không biết học Phật, quả mà người không biết học Phật dễ thường sẽ là mê nhiều hơn ngộ và họ sẽ tiếp tay lan truyền tệ mê tín dị đoan, vô hình chung trở thành những kẻ phá hoại chánh pháp Phật môn. Tiếc thay những người luôn nghĩ mình ra sức hoằng pháp lại là những kẻ phá hoại Phật pháp, hiển nhiên là một người biết đến Phật pháp sẽ không bao giờ muốn mình trở thành người ra sức phá hoại Tam Bảo. Vậy nên người học Phật hãy chuyển vị để trở thành một người học Phật chân chính, đúng mực, biết tư duy, biết học Phật.
...
Có quá nhiều lỗ hổng, có quá nhiều điểm không đúng về đạo Phật, về các cuộc kết tập kinh Phật mà người học Phật xưa nay đã tin nhận một cách máy móc, một chiều và không có sự tư duy lại. Và đây là một lối học Phật sai lầm, đây là những người không biết học Phật, quả mà người không biết học Phật dễ thường sẽ là mê nhiều hơn ngộ và họ sẽ tiếp tay lan truyền tệ mê tín dị đoan, vô hình chung trở thành những kẻ phá hoại chánh pháp Phật môn. Tiếc thay những người luôn nghĩ mình ra sức hoằng pháp lại là những kẻ phá hoại Phật pháp, hiển nhiên là một người biết đến Phật pháp sẽ không bao giờ muốn mình trở thành người ra sức phá hoại Tam Bảo. Vậy nên người học Phật hãy chuyển vị để trở thành một người học Phật chân chính, đúng mực, biết tư duy, biết học Phật.
Bài liên quan
- Ngành Giáo Dục Tật Nguyền - Thầy Cô Đã Cúi Rạp Người, Học Trò Sao Dám Đứng Thẳng Lưng?
- Yêu Trump! - Một Lá Phiếu Dành Cho Trump.
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.2)
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.1)
- Chúng Ta Còn Phải Sống Với Covid - 19 Đến Bao Giờ?
- Hờn Trách Con Đò 2.0
- Thông Điệp Thứ Nhất - Trang Nikaya & Đốn Ngộ Hiện Đang Truyền Tải Điều Gì?
- Hãy Là Người Học Phật Có Tư Duy (Thông Điệp Thứ Hai Của Trang Nikaya & Đốn Ngộ)
- Hóa Giải Nỗi Oan Tình Hơn Hai Ngàn Năm Trăm Năm Của Nàng Ma Đăng Già
- Chào Mừng Các Bạn Đến Với Trang Facebook Nikaya & Đốn Ngộ!
- Thần Chết E Dè Trước Những Nụ Cười Tươi (P. 2)
- Thần Chết E Dè Trước Những Nụ Cười Tươi (P. 1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét