Thông Điệp Thứ Nhất - Trang Nikaya & Đốn Ngộ Hiện Đang Truyền Tải Điều Gì?
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020
Trang Nikaya & Đốn Ngộ trong dịp ra mắt bạn đọc đã gửi đến những Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu - Lê Mạnh Thát, Thích Quảng Độ, Thích Duy Lực,... gợi nhớ cho mọi người về một thời Phật học rực rỡ của Viện Phật Học Vạn Hạnh, Tăng sĩ của Viện Phật Học Vạn Hạnh thời ấy có sức ảnh hưởng lan xa đến những trường đại học danh tiếng trên thế giới. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã đặt được nền mống vững chắc cho Phật giáo Việt Nam sau những năm dài bị đồng hóa bởi một thứ Phật giáo dị hợm - Phật giáo lai căng Thần Đạo Trung Hoa.
Và rồi do ảnh hưởng của thời cuộc, của bối cảnh lịch sử đất nước Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam tôn thờ chủ nghĩa duy vật vô thần, đạo Phật lại là một tôn giáo nên mặc nhiên sẽ trực thuộc chủ nghĩa duy tâm, rơi vào tình cảnh nước lửa bất dung Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị kiềm tỏa, triệt hạ theo lối "Thuận ta thì sống, chống ta thì chết". Đảng cộng sản Việt Nam cuồng tín Mác - xít thuở còn non trẻ tư duy cùng lý luận đã bảo hộ và áp đặt chủ nghĩa vô thần trên đối tượng là toàn dân tộc Việt Nam, tôn giáo được hoạch định trở thành một công cụ hữu ích của chuyên chính Cộng sản Mác - Lê Nin, những Tăng sĩ thượng thủ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không thuần phục đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đương thời lần lượt bị trù dập, tù đày, quản thúc. Lực lượng nòng cốt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mau chóng bị suy yếu, rệu rã.
Mọi phương án đều đã được vạch ra từ trước, Đảng cộng sản Việt Nam đã dựng lên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với thành phần chủ lực là những đảng viên cộng sản kỳ cựu, thấm nhuần lý tưởng chính trị Mác - Lê Nin và những Tăng sĩ tỏ rõ lập trường thuần phục, quy y Đảng cộng sản Việt Nam. Đầu não của đạo Phật đã được hoán đổi từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trở thành một tổ chức Phật giáo khác là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam từ bấy đến nay. Và kể từ đó tổ chức lãnh đạo tối cao của đạo Phật ở Việt Nam tức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trở thành một trong những công cụ quản lý đất nước- xã hội - con người Việt Nam đảm nhận vai trò nắm bắt, dẫn dắt, chi phối tư tưởng tâm linh cho toàn dân Việt.
Đảng cộng sản Việt Nam đã thực sự vận dụng triệt để tôn giáo theo nhận thức và tầm nhìn về tôn giáo của Các - Mác, Các Mác đã nhận định rằng "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Thật vậy, đạo Phật ở Việt Nam đã được sử dụng như là thuốc phiện của nhân dân, để ru ngủ những tâm hồn rệu rã.
Ngạo Thuyết biết rằng khi đăng loạt bài về Viện Phật Học Vạn Hạnh, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, về những Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Thích Quảng Độ, Thích Nữ Trí Hải,... sẽ khiến những người có tuổi đời dày dặn cùng thời có một sự cảm hoài, trang trọng. Và bên cạnh đó, cũng có những người hiếu kỳ thả lòng xem một mảng màu không được lịch sử Phật giáo đoái hoài đến, vu vơ một chút có vài câu hỏi được đặt ra "Có không ta? Thật hay giả đây?...", và đôi khi có những lời dặn lòng "Hãy cẩn thận với thông tin của thế lực thù địch, đây là một sự xuyên tạc, bịa đặt lịch sử dân tộc,...".
Và đâu đó cũng có những người có cách nhìn dễ dãi hơn "Rõ thật là dở hơi, trang Nikaya & Đốn Ngộ mà chỉ thấy có mỗi một bài giới thiệu về Nikaya, một bài tán thán về vị danh Tăng thuộc Tổ Sư Thiền, Thiền sư Thích Duy Lực còn lại là dăm bài sưu tầm hoài cổ những vị Tăng sĩ tù tội. Có vẻ có mùi chính trị, chống phá chi đây?".
...
Vậy sự thật thì sao? Mục đích của Ngạo Thuyết thực sự là gì sau những bài viết sưu tầm về những ngày đã qua gắn liền với đạo Phật Việt Nam?
...
Vậy sự thật thì sao? Mục đích của Ngạo Thuyết thực sự là gì sau những bài viết sưu tầm về những ngày đã qua gắn liền với đạo Phật Việt Nam?
Ngạo Thuyết muốn những người học Phật trẻ tuổi ngày nay cũng như gợi cho những người học Phật có tuổi đời trải qua những năm tháng đánh Pháp, chống Mỹ nhớ lại rằng đạo Phật ở Việt Nam từ bấy đến nay đã trải qua không ít thăng trầm, pháp nạn diệt Phật giáo không chỉ xảy ra một lần ở thời Ngô Đình Diệm mà còn xảy ra khi Đảng cộng sản Việt Nam chính thức nắm lấy vai trò lãnh đạo đất nước Việt Nam.
Đây liệu có phải là một sự thật lịch sử hay không? Hay đây chỉ là sự xảo biện, việc xuyên tạc lịch sử ở thành phần được khoác cho chiếc áo thế lực thù địch, thành phần chống phá Đảng và nhà nước Việt Nam?
Ngạo Thuyết không là chứng nhân lịch sử của thời đại đó, những tài liệu về Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, Thích Quảng Độ, Viện Phật Học Vạn Hạnh,... chỉ là những tư liệu mà Ngạo Thuyết sưu tầm. Song Ngạo Thuyết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những điều Ngạo Thuyết đã chia sẻ.
Vì sao?
Vì Ngạo Thuyết nhận ra những giá trị lịch sử có thật, người ta có thể viết sử sách không đúng với sự thật nhưng bằng lý trí, bằng con tim mỗi người hoàn toàn có thể chạm đến giá trị thật của lịch sử.
Thôi nào! Lắng lòng một chút, bỏ qua sự hoạt dụng của lý trí, hãy cảm nhận bằng con tim... lắng lòng... lắng lòng... Bạn sẽ có câu trả lời thật đúng của lịch sử đạo Phật Việt Nam qua các thời kỳ.
Lại có một cách khác để nhìn ra sự thật! Chúng ta hãy nhìn vào hiện tại, chúng ta sẽ có câu trả lời ở tương lai và có cả câu trả lời của quá khứ.
Bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, sự bệ rạc, thoái hóa tư cách Tăng tu của thành phần Tăng Bảo; cách hành xử của Đảng cộng sản Việt Nam đương đại,... tất cả những điều đó sẽ cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất.
Lẽ đúng sai không nằm ở Ngạo Thuyết hay của ai cả, sự đúng sai nằm ở trong lòng của mỗi người.
Vậy mục đích việc phơi bày ra phần nào những thăng trầm của đạo Phật, những pháp nạn mà đạo Phật đã phải trải qua ở Ngạo Thuyết là gì?
Phải chăng đây là việc làm có dụng tâm kích động sự hận thù ở người học Phật lên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam?
Hay là mục đích sâu xa hơn chống phá Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam?
Phải chăng Ngạo Thuyết đang ra sức khiến người dân mất niềm tin đối với Đảng và nhà nước Việt Nam?
Đừng vội quy kết, chụp mũ chống phá Đảng và nhà nước Việt Nam lên Ngạo Thuyết. Ngạo Thuyết cũng không cố kích động hay khơi dậy một sự hận thù nào, Ngạo Thuyết cũng không ra sức chống phá bất kỳ ai cả bởi một lẽ giản đơn nhất, Ngạo Thuyết chỉ là một Ngạo Thuyết thôi, Ngạo Thuyết không có một tổ chức chống lưng, Ngạo Thuyết cũng không có những đồng minh để nương tựa khi hữu sự.
Về việc Ngạo Thuyết khiến người Việt Nam mất niềm tin đối với Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Điều này e rằng mỗi cá nhân Ngạo Thuyết chẳng thể thành tựu được. Người dân Việt Nam có đánh mất niềm tin đối với Đảng và nhà nước Việt Nam hay không là nằm ở những việc mà Đảng cộng sản và nhà nước Viêt Nam đã làm, đang làm và sẽ làm. Do đó, Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam hãy nhìn những việc đã, đang và sẽ làm hẳn sẽ có câu trả lời về niềm tin của dân tộc đối với đường lối, chính sách cũng như việc làm của Đảng và nhà nước.
Ngạo Thuyết không kích hoạt sự thù hằn lên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngạo Thuyết cũng không ra sức đòi lại sự công bằng hay cố giành lại vị thế cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bởi lẽ Ngạo Thuyết với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chẳng thân sơ gì cả, Ngạo Thuyết thật sự không xứng ở vai trò đó. Vả lại những người muôn năm cũ, Tăng sĩ trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngày ấy đã lần lượt qua đời, những vị Tăng sĩ ưu tú còn lại cũng đã gần đất, xa trời.
Do đó, điều Ngạo Thuyết muốn người học Phật ngày nay biết đến những thăng trầm, những pháp nạn của đạo Phật Việt Nam để nhìn nhận lại những giá trị cống hiến của Tăng sĩ trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, của Viện Phật Học Vạn Hạnh.
Và có một sự thật là những bộ kinh sách Phật học do những Tăng sĩ của Viện Phật Học Vạn Hạnh cùng những cư sĩ tài hoa cùng thời dịch thuật là những bộ kinh điển được dịch giải gốc, đây là nền tảng vững chắc, là tài liệu tham chiếu quý giá cho những dịch giả kinh sách Phật học cả Tăng lẫn tục sau này.
Ngày nay, có rất nhiều nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu Phật học đã không dùng đến những bản kinh sách Phật học gốc có ngôn ngữ là tiếng Phạn, tiềng Pali hay tiếng Hán mà dùng chính những bản dịch giải nổi tiếng trước đó làm bản chính và những bản kinh sách gốc chỉ là bản tham chiếu cho có lệ. Dựa vào sở tri mê ngộ ở từng người mà hàng loạt kinh sách Phật học lần lượt ra đời.
Ngạo Thuyết cũng là người có lối dịch thuật, chuyển ngữ như thế. Ngạo thuyết đã từng dịch bản Bát Nhã Tâm Kinh bằng bản dịch Hán Việt, sau đó Ngạo Thuyết dịch sách Đạo Đức Kinh và Ngạo Thuyết đã có sự tinh chỉnh cả bản gốc chữ Hán lẫn Hán Việt, bản dịch Đạo Đức Kinh Thậm Giải khiến Ngạo Thuyết mất khá nhiều công phu.
Và gần đây nhất Ngạo Thuyết đã hoàn thành quyển Liễu Giải Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, bộ sách này Ngạo Thuyết dịch giải khá nhẹ nhàng song vẫn chạm đến sự tròn vành, rõ nghĩa.
...
Thông qua đôi dòng tự sự về việc dịch thuật kinh sách của cá nhân Ngạo Thuyết muốn nhấn mạnh một điều rằng phần đa việc dịch thuật của các nhà dịch giả Phật học ngày nay đều "hữu danh, vô thực", chính yếu vẫn là "vuốt" lại ngôn từ của những bản dịch rất công phu của những dịch giả trước đó. Điều này xác thực lại công trạng lớn lao của những dịch giả thời Phật học rực rỡ của Viện Phật Học Vạn Hạnh.
Thông qua đôi dòng tự sự về việc dịch thuật kinh sách của cá nhân Ngạo Thuyết muốn nhấn mạnh một điều rằng phần đa việc dịch thuật của các nhà dịch giả Phật học ngày nay đều "hữu danh, vô thực", chính yếu vẫn là "vuốt" lại ngôn từ của những bản dịch rất công phu của những dịch giả trước đó. Điều này xác thực lại công trạng lớn lao của những dịch giả thời Phật học rực rỡ của Viện Phật Học Vạn Hạnh.
Một khía cạnh khác mà Ngạo Thuyết cần nhấn mạnh là Ngạo Thuyết thừa nhận công lao gìn giữ, dịch thuật, truyền thừa những bộ kinh sách Phật học quý giá của Tăng nhân, cư sĩ thời Viện Phật Học Vạn Hạnh phát triển rực rỡ, họ là người có công rất lớn trong việc giúp Phật giáo Việt Nam từng bước thoát ra khỏi chiếc bóng Phật Giáo lai căng Thần Đạo Trung Hoa. Song Ngạo Thuyết vẫn đặt họ ở vị trí những nhà nghiên cứu Phật học, những học giả, những hành giả mà không đặt họ ở vị trí Tổ hay những người "minh tâm, kiến tánh" ở trình "Tâm tâm tương ưng" với chư Tổ, chính vì vậy những bản dịch giải của họ chỉ dừng lại ở hạn mức học thuật chứ không chạm đến triệt liễu Như Lai tạng.
Do vậy, những vị Tăng nhân, cư sĩ đáng kính ngưỡng này vẫn có những nhận định không hoàn toàn đúng mực với kinh sách Phật học thuộc hai hệ phái Nam Truyền và Bắc Truyền. Và vị Tăng Bảo Thích Minh Châu trong một khoảng "tình sinh, trí cách", đã đánh mất chánh niệm vô hình chung lập di ngôn tạo sự hiểu lầm và gây ra việc chia rẽ lớn lao giữa hai hệ phái Phật học Nam Truyền Và Bắc Truyền ở Việt Nam.
Ngạo Thuyết sẽ viết thông điệp thứ hai viết rõ hơn về di ngôn tai hại của vị Tăng Bảo đáng kính Thích Minh Châu.
P/S:
Ngạo Thuyết đã từng nói cùng với một vài người bạn rằng sẽ hạn chế viết những bài đụng chạm với chính trị, tập trung hơn cho việc viết những bài liên quan đến đạo Phật về pháp học, pháp hành trên con đường tìm về chánh pháp Phật môn, Ngạo Thuyết sẽ lưu tâm về điều đó. Song ở nội dung một vài bài viết của Ngạo Thuyết sẽ khó tránh khỏi những va chạm nhất định với sự thật lịch sử, điều này không thể hiện rằng Ngạo Thuyết ra sức chống phá Đảng và nhà nước Việt Nam. Vì thế, bạn đọc hãy lưu tâm về điều đó, Ngạo Thuyết không mong rằng mọi người tích chứa những oán hờn, thù hằn với bất kỳ ai cả, điều đó thật sự không cần thiết. Là một người học Phật đúng mực và chân chính, chúng ta phải thấu hiểu rằng "Với những đứa trẻ không bao giờ lớn chúng ta chỉ có thể bao dung và thương yêu chúng nhiều hơn nữa, chính nơi đó ta sẽ thấy ta ở những tháng năm còn thơ dại. Khi cái thấy của ta chạm đến sự tổng thể, khách quan ta sẽ thấy cảm thông và xót xa cho những kẻ lỗi lầm.
Hơn nữa, chúng ta không thể chống phá trực diện với ung nhọt bởi vì nó là máu thịt của chúng ta, chúng ta phải thấu hiểu nó và có những phương cách điều trị phù hợp nhất, ít đau thương nhất. Ở đâu đó trong những câu chuyện tiền kiếp Ngạo Thuyết có bài viết nhắn nhủ rằng "Con Hãy Yêu Thương Chính Kẻ Thù Của Mình!".
Tuy nhiên, với những lý luận có chút sắc bén của Ngạo Thuyết, nếu có làm "ngứa mắt" một ai đó, một Tổ chức nào đó thì Ngạo Thuyết sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hơn ai hết, Ngạo Thuyết biết rằng rất nhiều bài viết của Ngạo Thuyết nếu được viết và trình làng cách đây vài mươi năm thì hẳn là Ngạo Thuyết sẽ có dự phần ngồi sau song sắt hoặc trải nghiệm cái chết.
Ngày nay, điều đó liệu có thể xảy ra với Ngạo Thuyết không? Đến thời điểm hiện tại hẳn là không có một ai có câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó. Song vạn nhất nếu Ngạo Thuyết bị quản thúc hẳn là Ngạo Thuyết vẫn kiêu hãnh mỉm cười. Và có lẽ với Ngạo Thuyết bây giờ đi tu hay ở tù cũng không có nhiều khác biệt. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết. Tri ân!
Bài liên quan
- Giải Pháp Phòng Chống Dịch Covid Cho Hiện Tại Và Tương Lai - Phá Kiến Thức
- Thuyết Âm Mưu Về Chiến Lược Phòng Chống dịch Covid Của Trung Cộng - Thuật Dùng Binh - Kiếm Trung Kiếm
- Những Sự Ngu Người Trong Đại Cuộc Chống Dịch Covid - 19 Ở Việt Nam và Toàn Thế Giới - Đoạn Kiếm, Tàn Cầm
- Chúng Ta Cầu Nguyện Đã Quá Lâu Rồi!
- Lưu Manh Tâm Linh
- Ngành Giáo Dục Tật Nguyền - Thầy Cô Đã Cúi Rạp Người, Học Trò Sao Dám Đứng Thẳng Lưng?
- Yêu Trump! - Một Lá Phiếu Dành Cho Trump.
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.2)
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.1)
- Chúng Ta Còn Phải Sống Với Covid - 19 Đến Bao Giờ?
- Hờn Trách Con Đò 2.0
- Hãy Là Người Học Phật Có Tư Duy (Thông Điệp Thứ Hai Của Trang Nikaya & Đốn Ngộ)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét