Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.1)
Phần đa người học Phật ở Việt Nam ngày nay đều biết đạo Phật có hai hệ phái chính gồm hệ phái Phật Nam Truyền và hệ phái Phật học Bắc Truyền. Trong đó, hệ phái Phật học Bắc Truyền gồm 3 tông, đó là Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Mật Tông. Đa số người học Phật ngày nay đều thừa nhận và công nhận điều đó.
Song việc gì cũng có ngoại lệ, ngoại lệ đó là mặc dù người học Phật Bắc Tông không có tư tưởng xóa sổ hệ phái Phật học Nam Truyền. Nhưng ở chiều kích ngược lại thì có một bộ phận không nhỏ người học Phật Nam Truyền có tư tưởng cực đoan, quá khích có xu hướng bài xích, triệt tiêu hệ phái Phật học Bắc Tông.
Và người đã kích động làm bùng phát mối hiềm khích truyền đời giữa hệ phái Phật học Nam Truyền đối với hệ phái Phật học Bắc Truyền lại là một vị Tăng Bảo, ông ấy tự xưng là Trưởng lão Thích Thông Lạc, đây là một vị Tăng bảo sáng lập nên dòng Thiền Nguyên Thủy Chơn Như.
Song dòng Thiền Nguyên Thủy Chơn Như lại là một tông phái Phật học mạo danh dòng thiền nguyên thủy do Phật Thích Ca sáng lập, thực tế là Phật giáo nguyên thủy gốc - Thượng Tọa Bộ(Theravada) cũng như người học Phật hệ phái Nam Tông sẽ không thừa nhận sự chính danh nguyên thủy của dòng tu Thiền Nguyên Thủy Chơn Như do sư Thích Thông Lạc sáng tạo ra.
Tuy nhiên, có rất người học Phật thuộc hệ phái Phật học Nam Truyền do không hiểu chuyện và cùng với việc có cùng tư tưởng ấp ủ là triệt tiêu Phật giáo Bắc Truyền là việc hoằng dương chánh pháp nên đã ăn theo sự cực đoan, quá khích của hệ tư tưởng bài xích Phật giáo Bắc Truyền ở sư thầy Thích Thông Lạc cùng đồ chúng học Phật thuộc dòng Thiền Nguyên Thủy Chơn Như.
...
Và ngay cả nội tại của Thiền - Tịnh - Mật, Bắc Tông - Nam Tông nhìn bên ngoài người học Phật tưởng chừng như yên ả song thực tế là luôn có sóng ngầm dưới đáy sông; Không chỉ giữa các Tông Thiền - Tịnh - Mật, Bắc Tông - Nam Tông có sự lặng lẽ xâu xé nhau mà ở mỗi chi nhánh của Thiền, Tịnh, Mật, Bắc Tông - Nam Tông cũng có sự giành giật tín đồ học Phật. Đây là sự phân hóa trầm trọng của đạo Phật ngày nay, dù không chính danh nhưng sự chia rẽ ở người học Phật về Tông, Chi, Giáo, Phái luôn hiện hữu từ xưa đến nay; là biểu hiện của mầm mống chia Tông, rẽ giáo ở đạo Phật. Hiển nhiên những mảnh vỡ đạo Phật từ việc chia Tông, rẽ Giáo không bao giờ là đạo Phật vẹn nguyên, chính thống.
Người học Phật Việt Nam ngày nay biết đến Thiền, Tịnh, Mật, Bắc Tông - Nam Tông chứ đâu thể biết hết tất cả cành nhành của đạo Phật từ sau thời Phật Thích Ca nhập diệt. Nào những Thượng Tọa Bộ, Đại Chúng Bộ, Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ, Hóa Địa Bộ, Độc Tử Bộ, Hiền Trú Bộ, Duy Thức Tông, Trung Quán Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông, Thành Thật Tông,... Và điều này xác thực rằng đạo Phật đã phân hóa từ rất lâu xa. Mỗi sự chia Tông, rẽ giáo là một lần thân Phật chảy máu dù rằng các vị Tông chủ của các Tông giáo, hệ phái có khẳng định việc đang kế thừa, hoằng dương chánh pháp tối thượng của Phật Thích Ca thì đó vẫn là những mảnh vụn đạo pháp của giáo lý giác ngộ giải thoát. Hiển nhiên là Phật Thích Ca không bao giờ trông chờ cũng như tán thán việc chia Tông, rẽ giáo ở đạo Phật.
Vậy đạo Phật đã phân hóa từ bao giờ? Đây là mấu chốt, là nguồn cội của việc chia Tông, rẽ giáo ở đạo Phật.
Thực tế là sau mỗi lần kết tập kinh điển Phật học là một sự rạn nứt nơi đạo Phật. Việc kết tập Kinh, Luật của đạo Phật qua các thời kỳ với ý nghĩa lớn lao là thống nhất giáo lý Kinh - Luật - Luận nhưng đó cũng là mầm mống của sự phân rã đạo Phật.
Chính ngay thời điểm kết tập kinh điển Phật học chính là cột mốc chia rẽ rõ ràng nhất giữa các phân nhóm đạo Phật khác nhau. Những bất đồng quan điểm về Kinh - Luật - Luận sẽ từng bước xác định sự ly khai, chia chẻ đạo Phật ra thành nhiều Tông, Phái khác nhau.
Cụ thể ở lần kết tập Kinh, Luật Phật học lần thứ hai lịch sử đạo Phật ghi nhận đạo Phật bị chia ra thành Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ, từ sự phân nhánh đạo Phật lần thứ nhất này đã khơi màu cho sự vỡ vụn của đạo Phật ra thành vô vàn mảnh vụn Tông, Bộ, Chi, Phái về sau.
Ở lần kết tập kinh điển Phật học thứ nhất lịch sử đạo Phật ghi nhận việc ngài Ca Diếp vấn tội ngài A Nan cùng với sự bất đồng quan điểm về 8 pháp ẩm thực giữa ngài Ca Diếp và ngài Phú Lâu Na, 8 pháp ẩm thực gồm chứa thức ăn trong phòng, nấu nước trong tự viện, tự lấy thức ăn, từ chỗ khác đem thức ăn về, ăn các thứ trái cây và ăn những vật thực sản từ hồ ao. Điều này là dấu vết để người học Phật có tư duy ngày nay nhận ra được rằng dù các vị đệ tử lớn của Phật cùng tiếp nhận giáo lý Kinh - Luật - Luận từ vị thầy Phật Thích Ca nhưng giữa họ vẫn có những bất đồng nhất định về khả năng tiếp nhận giáo pháp cũng như những pháp hành cụ thể.
...
Ở đây lịch sử đạo Phật hẳn là đã có chứa đựng những điều khuất tất, không đúng với thực tế. Hẳn là những người học Phật thượng thủ xưa e sợ đại chúng học Phật hoang mang, mất niềm tin đối với đạo Phật nên đã che dấu rất nhiều những bất đồng về mặt giáo pháp. Nhìn vào lịch sử các lần kết tập kinh điển đạo Phật chúng ta chỉ thấy đạo Phật bị chia rẽ là do sự bất đồng về Giới Luật chứ phần Tạng Kinh ít được đề cập đến. Song sự thật là ngày nay chúng ta sẽ thấy đạo Phật phân hóa ra thành rất nhiều Tông, Giáo, Bộ, Phái lại chính do phần Tạng Kinh là mấu chốt của việc ly khai.
Nhìn vào lịch sử kết tập kinh điển Phật học lần thứ nhất chúng ta được biết ngài Phú Lâu Na về đến nơi thì cuộc kết tập đã hoàn mãn. Song ngài Phú Lâu Na đã yêu cầu trùng tuyên lại, đại chúng ủng hộ và ngài Ca Diếp chấp thuận việc trùng tuyên lại. Ở đây có một dấu vết cần được lưu tâm đó là thành phần của buổi trùng tuyên đã có sự thay đổi lớn. Tương truyền ở lần kết tập thứ nhất thì ngài Ca Diếp nắm giữ vị trí thượng thủ, ngài A Nan đảm nhận trình bày phần Kinh, ngài Ưu Ba Li đảm nhận tuyên đọc phần Luật thì ở lần trùng tuyên thứ hai ở đợt kết tập kinh điển lần thứ nhất thành phần chủ trì có chút sai khác, cụ thể:
1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa
2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa
3. Đàm Di làm đệ tam Thượng tọa
4. Đà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa
5. Bạt Đà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa
6. Đại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa
7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa
8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa.
Một chút xáo trộn này cho thấy rằng rất có thể cuộc kết tập kinh điển Phật học lần thứ nhất không phải là một cuộc kết tập Kinh, Luật đơn lẻ do ngài Ca Diếp chủ trì mà là cuộc kết tập Kinh, Luật kép. Lịch sử đạo Phật ghi nhận ngài Phú Lâu Na là vị Tỳ kheo đệ nhất thuyết pháp nên việc ngài Phú Lâu Na chỉ yêu cầu việc trùng tuyên tức đọc tụng lại Kinh, Luật đã kết tập là điều không thỏa đáng.
Thông qua lịch sử đạo Phật, chúng ta đều biết rằng cuộc kết tập kinh Phật lần thứ nhất có sự tham gia của 500 vị Tỳ kheo đều đã đắc A La Hán. Chúng ta lại biết các vị Tỳ kheo đắc A La Hán đều có Tam Minh, Lục Thông thì việc trùng tuyên lại cho nhau nghe những lời Phật Thích Ca đã nói là một việc làm dư thừa. Thậm chí với Tam Minh - Lục Thông của các vị A La Hán việc kết tập Kinh, Luật thực sự là một việc làm vô nghĩa.
Vậy mà 500 vị Tỳ kheo đắc A La Hán lại ngồi lại cùng nhau chỉ để nghe mỗi ngài A Nan, người vừa mới chứng đắc A La Hán thuật lại những lời Phật thuyết đến 2 lần thì sự sự phải chăng là thậm hư cấu. Lục Thông của các vị A La Hán đã mất đi khi Phật Thích Ca nhập diệt chăng?
Chúng ta cũng như người học Phật ngày nay nên chăng đặt Phật Thích Ca về đúng vị trí của một người bình thường có tuệ tri sáng suốt và chứng ngộ sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Tương tự như vậy các vị đệ tử Phật, những người có tâm hạnh hoằng dương trao truyền chánh pháp thời Phật tại thế cũng là những con người bằng xương, bằng thịt rất bình thường và họ có duyên lành được truyền dạy chánh pháp từ Phật Thích Ca.
(Còn tiếp)
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Đạo_Phật_Đã_Phân_Hóa_Kể_Từ_Bao_Giờ
#Chiết_Giải_Trực_Luận_Phật_Đà
- Yêu Trump! - Một Lá Phiếu Dành Cho Trump.
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P.2)
- Chúng Ta Còn Phải Sống Với Covid - 19 Đến Bao Giờ?
- Hờn Trách Con Đò 2.0
- Thông Điệp Thứ Nhất - Trang Nikaya & Đốn Ngộ Hiện Đang Truyền Tải Điều Gì?
- Hãy Là Người Học Phật Có Tư Duy (Thông Điệp Thứ Hai Của Trang Nikaya & Đốn Ngộ)
- Hóa Giải Nỗi Oan Tình Hơn Hai Ngàn Năm Trăm Năm Của Nàng Ma Đăng Già
- Kinh Phật Do Ai Thuyết?
- Chào Mừng Các Bạn Đến Với Trang Facebook Nikaya & Đốn Ngộ!
- Thần Chết E Dè Trước Những Nụ Cười Tươi (P. 2)
- Thần Chết E Dè Trước Những Nụ Cười Tươi (P. 1)
- Đánh Úp Tập Cận Bình Và Đồng Bọn (P. 6)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét