Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
Đã có những loan báo về Ngày Tận Thế. Đã có những cuộc trốn chạy của những người đặt niềm tin vào hy vọng “Tận thế không thể chạm đến họ vì họ đã sớm chuẩn bị một nơi trú ẩn an toàn”.
Những người lạc
quan hơn thì tin rằng “Ngày 21 tháng 12 năm 2012 chỉ là thời điểm chấm dứt nền
văn minh hiện tại mà không có một kiếp nạn thảm khốc nào xảy đến cho con người.
Đây cũng là thời
khắc mà con người đặt bước chân vào một nền văn minh mới - Nền văn minh có chứa
đựng sự hiểu biết và thương yêu. Nhân loại sẽ không còn việc giết chóc, hận
thù, đau khổ và chiến tranh”. Họ tin rằng “Địa cầu sẽ được tịnh hóa - Trái đất
được tái cơ cấu trở nên tinh sạch, cân bằng và an toàn trở lại”.
Hoa ưu đàm
3000 năm mới hé nở một lần. Mỗi khi hoa ưu đàm nở, Thánh Vương sẽ xuất
thế. Đó là những câu từ có thật ẩn trong kinh sách cổ. Nhân loại đang chờ đợi
Thánh Vương xuất thế.
Nhưng từ cái
thật có trong kinh sách đã có cái không thật ở hiện tại.
Hoa ưu đàm đã nở
khắp mọi nơi, ai là người sống hơn 3000 năm?
Hình ảnh hoa ưu
đàm được miêu tả hay lưu giữ hơn 3000 năm ở nơi đâu để con người nhận biết
“Hiện nay hoa ưu đàm đã nở”?
Tôi không “Đánh
mất” niềm tin của bạn. Bạn đã có niềm tin “Hoa ưu đàm đã nở khắp mọi nơi”. Việc
đó đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều, rất nhiều Thánh Vương xuất thế và chỉ
khi đó thì trái đất mới được tịnh hóa tinh sạch, tươi mới. Vì thế bạn hãy là
phép màu, là Thánh Vương!
Trước đây,
tôi hay nhìn nhận mọi việc ở sự tuyệt đối, sự hoàn hảo. Về sau, tôi nhận ra
không có bất cứ điều gì là tuyệt đối hoàn hảo. Tôi đã từng thất vọng cho đến
khi chấp nhận sự thật “Không có bất kỳ sự vật, hiện tượng nào chứa đựng sự hoàn
hảo tuyệt đối”. Ngay lúc ấy, tôi nhận ra “Mọi sự vật, hiện tượng đều tuyệt đối
hoàn hảo”.
Tuy nhiên, cũng
chính do sự cầu toàn mà tôi không chấp nhận “Việc thay đổi một điều không thật
bằng một sự giả tạo”. Cho dù mục đích của việc làm đó có chứa đựng ý nghĩa, mục
đích cao khiết, thánh thiện - Làm cho nhân loại tốt đẹp hơn, giúp nhân loại
quay về, nhận ra giá trị con người và sự sống.
Nhưng mọi việc
sẽ ra sao khi nhân loại nhận ra “Bạn đang cố đánh cắp niềm tin và hy vọng của
họ”?
...
Ngày Tận Thế đã
được loan báo và đã có rất nhiều người hoang mang, hoảng loạn. Vậy mà
giới khoa học đã không đưa ra những thông tin khoa học có sự chuẩn mực nhằm an
định, yên lòng người, họ lại đưa ra những thông tin khoa học mù mờ, thiếu sự
sáng rõ về hiện trạng của vũ trụ. Những thông tin phiến diện, thiếu thực tế lại
được các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí thổi phồng khiến cho lòng
người càng thêm bấn loạn, rối ren. Giới tôn giáo lại được dịp “vay mượn” những
thông tin khoa học sai lạc rêu rao về Ngày Tận Thế - Một cái ngày không bao giờ
có thật khi nhân loại có sự hiểu biết sáng rõ về thế giới tâm linh.
Giới tôn giáo
thực hiện việc làm đó nhằm vào mục đích gì?
Khuyên người ham
tu, lôi kéo tín đồ, thu gom lợi dưỡng, lợi danh,...
Điều tai hại
nhất là khiến con người rơi vào mê tín dị đoan, cuồng tín, từ bỏ lao động, sống
ích kỷ, hèn hạ,...
Điều đáng ngạc
nhiên là không ít vị Tăng bảo có danh tiếng bị cuốn vào Ngày Tận Thế. Họ ra sức
tuyên truyền dựa trên những luận chứng khoa học mơ hồ nhằm xác thực ngày
21/12/2012 là Ngày Tận Thế thật sự. Thật đáng thương thay!
Ngày 21/12/2012
đã đến, dòng sông vẫn chảy, con đò vẫn trôi và con người vẫn đi chợ mua thức ăn
về chuẩn bị 2 bữa cơm cho gia đình,... Những cảnh báo, những luận chứng dựa vào
khoa học của giới Tăng bảo lầm lạc trở nên ngu ngốc, tệ hại phơi bày ra chân
tướng những người học Phật kém hiểu biết, dại dột,...
Đã là người học
Phật chân chính lẽ ra phải có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn.
Có đâu lại tự
đào mồ chôn chính mình?
Tam Tạng Kinh
dường như không có một trang nào viết về Ngày Tận Thế. Những mong về sau những
người học Phật, những vị Tăng bảo đừng làm hoen ố, bẩn dơ chánh pháp của Như
Lai.
Những nhà quản
lý xã hội, những nhà lãnh đạo đất nước nói gì khi Ngày Tận Thế được rêu rao làm
loạn xã hội, khiến lòng người hoang mang?
Họ đã im lặng.
Họ im lặng là vì họ không rõ biết là có Ngày Tận Thế hay không, có lẽ trong
lòng họ cũng không an. Hơn nữa, lòng người dân không an “Đó là chuyện của thiên
hạ”,...
Thiết nghĩ, nếu
các nhà quản lý xã hội có chút gì nghĩ đến người dân thì họ đã có thể tư duy
dựa vào góc nhìn tổng thể, khách quan, sáng rõ để đưa ra những câu trả lời hợp
lý. Có thể câu trả lời đó không là chân lý nhưng chí ít điều đó cũng góp phần
an định lòng người và trên cả là “Họ đã biết yêu người mà sống, đã biết sống vì
nhau”.
Tôi dẫu đầu óc
ngu muội nhưng vẫn tin rằng “Chỉ cần vài câu nói của một trong số những vị
nguyên thủ của quốc gia hoặc của nhân loại lên tiếng thì lòng người, xã hội sẽ
yên bình hơn”.
Có lẽ chúng ta chưa từng thật sự yêu nhau. Chúng ta
chỉ tựa vào nhau mà sống. Anh đã dối lừa em khi nói rằng “Anh rất yêu em”. Và
... hôm nay, đau đớn thay em cũng đã nói một lời chân thật “Anh có biết vào
những đêm tối mông lung, nằm bên anh mà em ôm chiếc gối vào lòng, khóc thầm và
tự nhủ “Anh ơi! Dường như em chưa bao giờ thật sự yêu anh. Dường như em chỉ yêu
mình em, yêu cuộc sống của riêng mình”.
Hôm nay, lời thật anh cùng em đã tỏ bày để rồi anh
và em hãy tự vấn với lòng mình để xem chúng ta có nên tiếp tục sống trong tình
yêu dối lừa hay chúng ta nên ly dị hoặc là chúng ta hãy sửa sai sống thành thật
và yêu thương chân thành hơn?
Anh và em hãy nghĩ suy và rồi chọn lựa.
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi lòng đã
làm gì cho tổ quốc hôm nay. Tôi vẫn muốn làm gì cho tổ quốc hôm nay. Chỉ có
điều...
Lời thật ngày xưa theo gió hanh hao
Tôi vẫn yêu người bằng con tim thành thật.
Viết trước ngày
21/12/2012 - Ngày Tận Thế Cuối Cùng Của Nhân Loại. Bạn có thể tham khảo thêm
bài viết Câu chuyện về Ngày Tận Thế - Một sự dối gạt, gian trá của những
người truyền giáo không chân chính.
…
Chuyện xưa kể
rằng:
Ở một ngôi làng
nọ, có một cậu bé thông minh, lém lĩnh. Nhà cậu ta có một đàn cừu và cậu được
cha mẹ giao cho nhiệm vụ chăn cừu ở trên khu đồi gần sườn núi.Có một hôm cậu bé
chăn cừu ngồi trên đỉnh đồi nhìn những con cừu nhai cỏ. Buồn tình, cậu hít một
hơi thật sâu rồi la lên:
- Sói! Sói! Có
sói đang đuổi bắt cừu!
Dân làng tất tả
chạy ngay lên đồi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh đồi thì
không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của
dân làng và cười.
Người dân liền
bảo với cậu bé:
- Này cậu bé
chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói.
Rồi họ tức giận
lần lượt bỏ về. Ít ngày sau, cậu bé lại la toáng lên:
- Sói! Sói! Có
sói đang đuổi bắt cừu!
Vì sự tinh
nghịch của cậu bé những người dân chạy lên ngọn đồi để giúp cậu bé đánh đuổi
sói. Nhưng khi người dân không thấy chó sói họ liền nghiêm nghị nói với cậu bé:
- Hãy là một cậu
bé thông minh. Cậu bé thông minh sẽ không bao giờ hô “Sói… sói khi không có chó
sói!”.
Bỏ mặc ngoài tai
những lời khuyên dạy tận tình. Cậu bé đang rất vui vì đã gạt được nhiều người
hết lần này, đến lần khác. Nỗi buồn chán vì có một mình với bầy cừu ngu ngốc
chỉ biết nhai cỏ tan biến.
Trưa hôm sau,
cậu bé nhìn thấy một đàn sói đang mon men tiến đến đàn cừu. Hoảng sợ, cậu bé
vội nhặt đá ném vào lũ sói miệng la thất thanh:
- Sói. Có sói…
có sói, bớ dân làng ơi!
Nhưng dân làng
nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên không ai chạy lên đồi. Lũ sói khá đông, chúng
nhe răng gầm gừ rồi lao vào cắn xé đàn cừu. Một số con sói to lớn lao thẳng vào
cậu bé. Cậu bé vội leo lên một thân cây to gần đó và cố gào to:
- Sói. Sói. Dân
làng ơi! Có sói.
Đến chiều, người
làng không thấy cậu bé chăn cừu về làng. Họ lên đồi tìm cậu bé. Cậu bé đã kiệt
sức vì sợ và khản giọng vì gào thét. Dù vậy cậu vẫn cố thều thào:
- Có một đàn sói
xông vào cắn xé đàn cừu, con đã kêu rất to mà sao người làng không đến giúp con
đuổi sói.
Mọi người không
nói gì, họ giúp cậu bé nhặt xác và đuổi những con cừu còn lại về nhà. Khi trở
về làng, một cụ già đã an ủi và răn dạy cậu bé:
- Sáng mai, mọi
người sẽ giúp cháu tìm những con cừu đã chạy lạc mất. Đây là bài học mà cháu
phải nhớ lấy “Sẽ không có ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật,
cháu ạ !"
Và chúng ta nhận
được lời khuyên là không nên nói dối!
Một câu truyện
ngụ ngôn mà những đứa trẻ thơ đã được đọc hoặc nghe kể khi còn tấm bé. Dù vậy
đến ngay cả những lớn từng trải, có trí khôn, học rộng, biết nhiều cũng hơn một
lần mắc phải.
Thật đáng tiếc
thay!
Quả thật, con
người ngày càng thông minh, ham học hỏi. Duy có điều vì quá thông minh và thực
dụng con người chỉ học để dạy người, còn việc làm theo thì “Hãy đợi đấy!”.
…
Có một dịp lên
Sài Gòn thăm nhà, một người chú của tôi được mời dự họp một cuộc họp về phong
trào “Phê và tự phê” ở phường nhà. Rỗi việc và nể mặt chỗ quen biết chú tôi đến
hội trường của phường từ sớm.
Chờ rồi đợi, 8
giờ 30 phút họp mà đến 9 giờ 15 phút vẫn chưa đủ mặt mọi người, chú tôi thầm
nhủ “Đúng là dân Việt Nam. Ở quê, nông dân xài giờ dây chuối, lên Sài Gòn người
ta xài giờ dây thun”.
Đợi mãi cũng
ngại, thế là có một MC lên tuyên bố lý do của cuộc họp là “Hưởng ứng phong trào
phê và tự phê của Đảng và nhà nước hôm nay cô A là Hội trưởng hội phụ nữ phường
và bác B là phó công an phường nhà đọc bản phê và tự phê trước bà con cô bác.
Mong bà con cô bác lắng nghe và sau đó đóng góp ý kiến xây dựng, phát triển,…
Mặc dù số người đến với cuộc họp hiện tại là chưa đủ nhưng tin rằng chút nữa sẽ
có đủ mặt mọi người”.
Sau khi giới
thiệu và mời cô A bắt đầu cho việc phê và tự phê, MC dứt lời. Cô A đứng lên tự
giới thiệu sơ lược về tiểu sử tác giả, tác phẩm,… và vào chính đề đọc bản phê
và tự phê. Hội trường vẫn xì xào tiếng bàn tán thầm thì giá vàng lại lên, xăng
giảm thì ít, nhích thì nhiều. Chiều nay, ghé nhà tui sớm, phụ tui làm đám sinh
nhật cho thằng Bo. Tội nghiệp! Bạn học của nó ở xa nhà quá, chắc cũng ít có đứa
qua chơi. Tui mời mấy bà bạn gần nhà và ở chợ qua chơi cho vui. Tội nghiệp
thằng Bo,… Thế là mạnh người đọc cứ đọc, người nói cứ nói. Thi thoảng, tiếng MC
cắt lời cô A “Mong bà con tập trung, giữ im lặng”. Thi thoảng, có tiếng thở dài
“Nói gì đâu đâu không, nói gì mà dài thế không biết,…”.
Rồi thì cô A
cũng đọc xong bản phê và tự phê với một sự kiên nhẫn khó thể hình dung. Hội
trường cũng ngớt tiếng xì xào. MC đã quay lại vị trí:
- Kính thưa bà
con! Cô A đã trình bày xong bản phê và tự phê. Trước tiên, thay mặt ủy ban
phường tôi xin cảm ơn cô A vì những đóng góp của cô cho phường nhà. Bây giờ,
mời bà con có ý kiến gì đối với cô A thì tôi xin mời lên tiếng.
Quay ra phía
sau, MC nhắc một cậu mặc áo đoàn thanh niên nói:
- Có ai phát
biểu em cầm Micro đưa cho người đó nghen.
Hội trường im
lặng được vài phút, MC kiên nhẫn mời những 4, 5 lần:
- Trời cũng đã
trưa rồi, mong bà con có vài lời đóng góp. Sơm sớm một chút, còn đến lượt bác B
đọc bản phê và tự phê.
Tiếng xì xầm lại
râm ran biết gì đâu mà nói, thôi làm lẹ đi rồi còn về, trưa rồi. Nói rồi mà có
thấy thay đổi gì đâu, cứ hứa, cứ chuyển lên cấp trên, năm nào chẳng vậy,…
Lại có thêm vài
người bước vào khán phòng, có vài người từ hội trường đi ra, có người còn nói
vọng lại “Tui về chuẩn bị cơm cho con Moon để chút nữa nó còn đi học nhạc”. MC
lướt mắt nhìn cả hội trường, ánh mắt tỏ vẻ ái ngại:
- Mời bà con góp
ý nhanh nhanh chúng ta còn về.
Có một bác tuổi
trạc ngoài 60 dường như hết kiên nhẫn đứng lên, Micro được chuyền đến tay ngay
lập tức. Cầm chắc Micro trong tay bác lên tiếng:
- Cô A vừa đọc
bản phê và tự phê à?
MC nhanh giọng
đáp:
- Dạ đúng, thưa
bác!
Bác trai thản
nhiên:
- Vậy mà tui
tưởng cổ đọc bản kê khai thành tích đó chứ. Chỉ thấy làm được cái này, làm được
cái kia, con cổ học trường này, trường kia,… Có thấy chỗ nào phê và tự phê đâu?
MC và cô A tái
mặt, dừng lại một lúc bác trai lại nói:
- Đường xá ở
phường hang ổ tùm lum. Nắng thì đầy bụi, mưa thì đầy nước. Năm nào cũng hứa,
hứa hoài mà không thấy làm. Tệ nạn xã hội thì kế cạnh ủy ban phường, mấy cái
quán cà phê trá hình. À, mà trá hình gì đèn xanh, đèn đỏ, cây cối um tùm, mấy
em tiếp viên ỏng ẹo mặc quần ống ngắn tới nách, áo 2 dây ngắn cũn cỡn. Lũ choi
choi cứ ra vào suốt, ra vào nơi đó mà tụi choi choi không hư mới lạ. Cách mấy
hôm lại nghe ở hẻm này, hẻm kia có người chết. Không phải băng nhóm đâm chém
nhau thì cũng nghiện ma túy lậm thuốc chết, không thôi cũng chết vì si da,…
MC kinh hoảng
ngắt lời:
- Chú nói sai
rồi, cô A bên hội phụ nữ mà.
Bác trai lại
nói:
- Hội, ban gì
tôi không cần biết. Hồi mới về nhận chức cổ chẳng hứa đủ thứ là gì. Giờ có thấy
thay đổi gì đâu. Mà chú nè, tôi không có nói chuyện với chú. Tôi đang nói
chuyện với cô A.
MC cứng người,
hội trường im phăng phắc xem chừng có nhiều người “hả lòng, mát dạ”. Cô A gượng
gạo nói:
- Những đều chú
vừa trình bày không thuộc thẩm quyền của con nhưng con cũng có họp với các ban
ngành khác và đề xuất lên cấp trên mà hiện chưa có ý kiến chỉ đạo.
Bác trai nói:
- Không thuộc
thẩm quyền của cô vậy thuộc thẩm quyền của ai? Hội phụ nữ chẳng phải cùng các
ban ngành khác xây dựng phát triển phường, báo cáo gửi kiến nghị lên quận. Mà
nói đến thì các hội, ban, ngành,… đùn đẩy qua lại rồi đổ thừa lên cấp trên. Vậy
các ban ngành phường làm được việc gì? Làm không được thì đừng có hứa. Ý kiến
đóng góp của tui chỉ có vậy thôi. Lần nào, cũng kêu nhà tui đi họp, ai đi cũng
được, không đi họp bị trừ điểm văn hóa. Đi họp thì cũng không có thấy gì mới.
Họp với chả hành. Vẽ chuyện.
Nói xong bác
trai lại ngồi xuống. Có một số người đứng dậy định về bị lời phát biểu của bác
trai ngoài 60 tuổi ngồi nán lại. Dừng lại 1 lúc, MC lại tiến ra khán đài:
- Mời bà con có
ý kiến góp ý cho cô A tiếp tục.
Không có ai lên
tiếng, sau cùng MC nói:
- Nếu không còn
ai góp ý thì mời bác B, phó công an phường lên trình bày bản phê và tự phê.
Bác B lên khán
đài cũng giống như cô A ban đầu là phần tự giới thiệu, sau đó đọc bản phê và tự
phê. Tiếng xì xào ở dưới hội trường lại tiếp tục. Sau cùng, bác B kết thúc bản
phê và tự phê bằng câu nói:
- Tôi đã trình
bày xong bản phê và tự phê mong bà con đóng góp ý kiến xây dựng. Cám ơn bà con!
MC lại cất tiếng
có phần hòa hoãn:
- Mời bà con
phát biểu ý kiến.
Cũng không có
người nhiệt tình phát biểu ý kiến. Sau vài lần đề nghị của MC thì có một cánh
tay giơ lên. Cậu thanh niên mặc áo xanh liền đem Micro đến cho người muốn phát
biểu, lại thêm một người đàn ông đứng lên:
- Tui cũng có ý
kiến y như chú ban nãy vậy. Đây là bản báo cáo thành tích chứ đâu phải bản phê
và tự phê. Tui nói vậy thôi.
Trả Micro lại
cho cậu thanh niên. Người đàn ông lắc đầu rồi ngồi xuống. Hội trường vẫn lắm
tiếng xì xào ừ, bản báo cáo thành tích chứ tự phê bình gì. Phong trào phê và tự
phê làm cũng giống như là bản kiểm điểm hàng năm, cũng thấy thành tích không
chứ môi trường, điện nước, tệ nạn xã hội,… có khắc phục gì đâu. Rồi kê khai tài
sản cá nhân nữa. Mấy năm kê khai minh bạch rồi, có đi tới đâu. Sao mà kê khai
minh bạch được? Tài sản của vợ, của con, gia đình bên vợ, cậu mợ cô dì,… Tài
khoản cha, tài khoản con,… minh bạch làm sao được. Nhà ở đây mà đất ở Bình
Dương trồng cao su, mấy lô đất trong khu quy hoạch, căn biệt thự ở Củ Chi,… Ông
Y hồi trước chưa làm chủ tịch phường nghèo kiết xác, mới làm có mấy năm phất
thấy rõ. Nhà lầu, xe con có cả cái xí nghiệp bơm oxy cho bệnh viện tư nữa.
Phường mà đã vậy thì ở cấp cao hơn còn phất nhanh cỡ nào. Nhìn mấy ông quan
chức to ông nào cũng mập mạp, mặt phúng phính, cổ nổi u nộng,… Thôi tui về trước
à, về chuẩn bị cơm cho con vợ đi bán ở chợ về. Nó về mà chưa có cơm nó chửi tát
nước vào mặt. Haha!
Đợi mãi không
thấy ai có ý kiến mà số người nhóm dậy muốn về mỗi lúc một nhiều MC lên tiếng
“Nếu không còn ai có ý kiến buổi họp chúng ta kết thúc tại đây. Cảm ơn bà con
đã đến dự và góp phần làm cho buổi họp hưởng ứng phong trào phê và tự phê kết
thúc tốt đẹp”.
…
Thế là mọi người
lục tục kéo nhau ra về, người cười, người nói, kẻ lắc đầu ngao ngán. Tin rằng
thư ký của cuộc họp chẳng thể sao y bản chính câu từ và ý kiến đóng góp của 2
bác phó thường dân. Đúng là gừng càng già càng cay. Xem như hôm nay cô A, bác B
không gặp may, gặp phải mấy ông già không sợ chết.
Có câu “Cây ngay
chẳng sợ chết đứng”. Nếu muốn công khai minh bạch trước dân thì bài viết này
chẳng thể xem là lời nói trái tai. Ngôn từ của người viết cũng muôn phần hòa
hoãn. Chẳng phải người viết không dám viết thẳng, sợ trách nhiệm mà người viết
tâm niệm rằng “Dẫu sao cũng nên giữ lại cho nhau một chút niềm tự trọng”.
Thà rằng không
làm, còn đã làm thì phải làm cho tới nơi, đến chốn. Có lý đâu lại hô hào tuyên
truyền cho rầm rộ rồi làm theo hình thức tượng trưng. Thà im ỉm ìm im cho ít
người biết, ít xấu mặt nhau còn hơn “ăn to nói lớn”, “giơ cao đánh khẽ” mà cũng
không rõ là sẽ đánh ai nữa. Việc kèn trống cùng khua, vẽ vời lắm chuyện càng
gây sự chú ý, làm không rõ ràng lại rơi vào cảnh “vạch áo cho người xem lưng”.
Không phải là
tôi ham hố việc “Vạch lá tìm sâu” nghe chừng quá nhọc lòng chỉ tại tôi giơ tay
quơ đại mà cũng chạm đến khối con sâu to bự. Tôi chẳng nhìn mà còn chạm đến
khối con sâu khủng thì những người cố tìm sâu bắt sẽ dễ dàng tìm ra hà sa lỗi
lầm, ổ sâu. Nếu có người lợi dụng, xuyên tạc gây chia rẽ thì thử hỏi xã hội sao
tránh khỏi rối ren, đảo lộn.
Có câu “Một lần
bất tín, vạn lần bất tin”. Nếu thành phần lãnh đạo cứ thế này mãi thì dân làm
sao tin yêu, ủng hộ cho được.
Xã hội sẽ ra sao
khi dân đi đằng dân, lãnh đạo đi đằng lãnh đạo, cả hai không có cùng tiếng nói
chung. Việc bầu cử nhà nước, quốc hội, thành phố, tỉnh, phố phường, quận
huyện,… dân không màng đếm xỉa đến. Ai bầu cứ bầu, ai cử cứ cử,…
Đừng cho rằng
tôi nói chuyện xa vời, điên đảo,... Chuyện này đã diễn ra bấy lâu và ngày càng
nghiêm trọng hơn.
Có còn ai tin ai
nữa đâu?
Việc không nói
rõ chẳng qua “Bịt mắt mình” rồi bảo “Người không nhìn thấy”.
Bao nhiêu người
đi bầu cử là người có ý thức xây dựng xã hội?
Chỉ có phần lớn
ông già, bà cả, người ít hiểu biết kẹt vào thế phải đi bầu giúp cho một lô con
cháu đùm đề. Ừ thì cũng gạch gạch, xóa xóa,… BBC đã biết rõ cả rồi, giới trí
thức cười như mếu và im lặng giữ mình.
Ôi! Xã hội mà
xây dựng như thế thì rồi sẽ về đâu?
Cách thức xây
dựng xã hội theo dạng này thì đâu có khác mô hình xã hội của Trung Quốc hiện
tại.
Cách thức xây
dựng này là không ổn, người xưa chẳng cảnh báo rồi là gì?
Thái thượng, bất tri hữu chi; Kì thứ, thân nhi dự
chi; Kì thứ, uý chi; Kì thứ, vũ chi.
Tín bất túc yên, hữu bất tín yên. Du hề, kì quí
ngôn. Công thành sự toại, bách tính giai vị: Ngã tự nhiên.
Nhà cầm quyền
trị nước giỏi nhất thì dân không biết là có người lãnh đạo; Nhà cầm quyền trị
nước thấp hơn một bậc thì dân yêu quí và khen ngợi; Nhà cầm quyền có khả năng
trị nước thấp hơn nữa thì sẽ làm cho dân sợ, lòng người rối loạn; Nhà cầm quyền
mà khả năng lãnh đạo thấp kém nhất thì bị người dân xem thường, không tôn
trọng.
Nhà cầm quyền mà
không đủ thành tín thì dân không còn tin tưởng, ủng hộ. Nhà cầm quyền hiểu đạo
tỏ ra nhàn hạ, bình thản, không làm gì mà phải biết quí trọng lời nói. Nhà cầm
quyền giỏi nhất thì thường hay thành toàn mọi việc, khi mọi việc hoàn thành mà
người dân vẫn không rõ biết cứ nghĩ rằng “Do tự nhiên mà được việc”.
Người xưa
lại nói “Khôn cũng chết, dại cũng chết chỉ có người hiểu biết mà giả dại thì
mới sống sót”. Khổ nỗi tôi lại thấy ngay cả người hiểu biết rồi cũng phải chết.
Vậy thì giả dại làm gì cho không giống cái thằng người.
Chết thì chết,
sớm muộn gì chẳng phải chết. Chứ sống mà bị nhiều chứng nan y - mù đui, câm,
điếc - hành hạ, không tàn mà cũng như phế. Kéo lê quãng đời ấm êm, lặng lẻ, bỏ
mặc thế nhân cơ cực, lầm than, sống vậy phỏng có ích gì?
Nếu không nói là
sống ích kỷ, hèn hạ, xấu xa,… không lẽ nói là người sống kham nhẫn, nhẫn nhịn
cho bớt tủi nhục. Chỉ tại học mà biết. Không lẽ lại ngồi cầu nguyện “Giá như
ngày xưa mình đừng đi học”.
Có quay lại ngày
xưa được đâu?
Thà rằng không
biết, biết mà không nói khác gì câm. Thà rằng không thấy, thấy mà không nói
khác gì mù. Thà rằng không nghe, nghe mà không lên tiếng khác gì điếc. Thà rằng
không sống, sống mà trốn tránh trách nhiệm của người sống, không dám nói lời
thật khác gì người chết.
Chẳng phải chết
sẽ tốt hơn sao?
Tôi đã nói thì
không ngại chịu trách nhiệm. Nếu là lời trái tai, gây nhiễu loạn lòng người thì
cứ việc quản thúc tôi nhưng khi tôi không nói thì cũng sẽ lại có người lên
tiếng.
Người bị bức
bách, cùng đường, hết muốn sống,… bây giờ ngoài xã hội cũng không ít.
Những người lính
già của Cụ Hồ đâu phải không còn dám hi sinh. Hơn nửa đời người từng trải, sống
chết dưới đạn bom, có lẽ không ít người đang ngậm ngùi xót xa thế sự,... Những
người bị chèn ép, bức bách ở các khu quy hoạch, khiếu kiện đất đai,… chẳng phải
xấp hàng, xếp lớp đòi quyền lợi chính đáng của công dân, số lượng người này đâu
phải ít.
Bất mãn, cùng
đường, uất ức họ rủ nhau tự thiêu. Thế thôi cũng 1 kiếp người.
Chẳng rõ rồi sẽ
xấu mặt ai?
Lợi thì chẳng
thấy lợi nhưng mà hại thì tứ bề. Các thành phần đối lập tranh thủ gây nhiễu
loạn lòng người, rồi mặt mũi nào trơ mắt nhìn bàng dân thiên hạ, cộng đồng quốc
tế thuận duyên nhún mũi vào, kêu gọi nhân quyền, dân chủ.
Nhân quyền? Dân
chủ? Nhân quyền, dân chủ gì mà lấy mạnh hiếp yếu, lấy sự hiểu biết bóc lột, dối
lừa,… người ít hiểu biết hơn,…?
Nếu xác định
quản thúc tôi thì hãy làm lặng lẻ để rồi tiện bề xử trí. Có lẽ chẳng nên quản
thúc làm gì chỉ có người chết là không nói mà thôi. Xử sự như vậy đôi khi lại
ổn hơn cả vì lẽ tôi là Quân Cờ Đa Biến.
Biết đâu khi
thoát khỏi việc quản thúc tôi lại xin tị nạn chính trị, sống lưu vong hoặc theo
về các lực lượng đối lập hoặc đài BBC,… Với miệng lưỡi, ngôn luận,… của tôi thì
tin rằng “Các tổ chức trên hẳn sẽ có việc cho tôi làm”.
Đừng quên rằng
Ván Cờ Trân Long tôi đã đi nước tiên.
Ai mua tôi cũng
sẽ bán?
Duy có điều tôi
có nguyên tắc làm việc của tôi. Tôi là người không cần phân biệt chánh tà nhưng
việc tôi làm dựa trên nguyên tắc hợp với lòng người, vì người mà làm và dựa
trên tâm ý số đông, theo về phía yếu.
Tôi sẽ làm bất
cứ điều gì miễn sao không chống lại người dân, dân tộc tôi và nhân loại.
Số điện thoại
của tôi vẫn là 0982353038. Rất mong những người có tâm nên chuyển những
bài viết thuộc thể loại này đến những nơi cần đến, còn vận mạng của tôi thì
cũng chỉ có mỗi một mạng người, bạn đừng vì thương tưởng mà nhiều lo nghĩ, nhọc
lòng.
Tôi chẳng vui gì
khi viết những điều này nhưng có những sai lầm không thể không sửa sai ngay lập
tức. Do chưa nhìn nhận, rõ biết những sai lầm, khuyết điểm,… thì việc sửa sai
càng thêm khó khăn. Hậu quả là xã hội sẽ ngày càng rối ren, hỗn độn. Người dân
trong đó có bạn hoặc con cháu bạn sẽ phải lãnh đủ.
Cứ phải rơi vào
cảnh “Gà nhà bôi mặt đá nhau”. Thật đắng lòng! Vì người, vì bạn, vì con cháu
bạn và vì tôi bạn hãy chuyển những thông điệp này đến nơi cần đến.
Nếu không may
tôi nằm xuống thì cũng sẽ có người dần nhận thức, ý thức được việc sẽ sửa sai
từ đâu?
Sửa sai như thế
nào?
Cám ơn mọi
người!
Ngày mai là một
ngày không như mọi ngày - Ngày 21 tháng 12 năm 2012, tôi sẽ post một bài
viết Tôi Và Chúng Ta, Ai Nợ Ai? Ngày Tận Thế Cuối Cùng Của Nhân Loại.
Ngày mai
21/12/2012, kỳ hẹn 2, 3 ngày tôi đưa ra đã qua, tôi sẽ lại tiếp tục công việc
san phẳng chướng ngại vật trên con đường đến Tử Cấm Thành vào tháng 6 năm 2013.
Bạn hãy xem “Tôi sẽ làm điều đó như thế nào?”. Dù bất cứ lý do gì tôi cũng sẽ
không bao giờ là người thất bại khi bước vào Trò Chơi Quyết Chiến Tử Cấm Thành.
- Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.2)
- Không mở lời, người bảo “Đồ Câm” (P.1)
- Khoa học bệnh hoạn
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.3)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.2)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.2)
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét