Thùng Rỗng Kêu To
Từ lâu xa dân gian ta đã đúc kết được rất nhiều câu thành ngữ có giá trị bền vững và đúng mực. Một trong những câu thành ngữ đáng giá mà tôi biết đến là câu “Thùng rỗng kêu to”. Câu thành ngữ trên rất thực tế, thật xác đáng và đúng nghĩa.
Thật đúng là dân…
gian! Vì “Thùng rỗng kêu to” về sau được ví cho những kẻ ba hoa, khoác lác,
rỗng tuếch và lố bịch. Câu thành ngữ hay được dùng nhằm diễn tả những con người
ăn nói rất tài tình, xử trí tình huống khá điêu luyện, hùng biện khéo léo,… nhưng
lại rất kém cỏi trong cách hành xử dài lâu cũng như năng lực làm việc rất trì
trệ, thật sự biếng lười,... Những kẻ có tài môi mép thường chỉ được cái vỏ bọc
hoa mỹ, hào nhoáng cùng sự rỗng tuếch bên trong của nội tại và thực lực. Những
người như thế lại rất hay phô trương, khoe mẽ, hợm hĩnh, ngạo đời.
Và ngày hôm nay tôi
lại khắc họa một con người như thế. Người đó chính là tôi. Điều này nghe chừng
thật lố bịch, kệch cỡm, đáng khinh. Đáng hổ thẹn thay! Khi tôi phải chứng minh
bản thân là một chiếc thùng rỗng kêu to.
Một ngày không xa
nhân loại hay một ai đó nếu đã từng đọc vài bài tôi viết dễ thường sẽ nhận định
rằng “Kiến thức tôi thật sâu rộng, sự hiểu biết uyên thâm, năng lực vô cùng hợp
nhất với sự tự tin thông suốt mọi ngõ ngách nhân loại cả 3 thời quá khứ, hiện
tại, vị lai; rõ biết việc sinh tử, luân hồi nơi 3 cõi, 6 đường; làm chủ luân
hồi, sự giải thoát hoàn toàn, thong dong qua lại giữa thế giới vật chất cùng
cõi giới vô hình,… Siêu phàm, nhập thánh”. Tôi là người làm được những việc mà
nhân loại từ lâu không thể thực hiện hoàn chỉnh, tôi đã làm được việc khó làm
mà nhân loại trải qua hàng mấy ngàn năm nỗ lực nhưng gần như không có người làm
được cùng với việc giở trò “khua môi, múa mép”.
Tuy nhiên, rồi tôi
lại khẳng định “Tôi chỉ là một chiếc thùng rỗng kêu to. Tôi nói rất hay, rất
tài giỏi và chuẩn mực, đúng đắn nhưng tôi làm chẳng được việc. Chỉ bày vẽ việc
cho người làm, còn tôi vô dụng, bất tài đến mức không làm thêm được việc gì cho
ra hồn”. Vì lẽ đó nếu nói rằng “Tôi là thùng rỗng kêu to” quả thật là rất đúng.
Và để xác thực đặc
tính “Thùng rỗng kêu to” thêm lần nữa tôi sẽ nói rằng:
Dẫu bất kỳ một người
tài ba, lỗi lạc, uyên bác nào đã, đang, sẽ hiện diện trong nhân loại, người đó
dù thông suốt bộ Bách Khoa Toàn Thư của nhân loại, làu thuộc Tam Tạng Kinh của
Phật Thích Ca, nắm rõ cả sự hiểu biết
nhân loại thì cũng chỉ là một cậu học trò vụng về, chậm tiến so với nguồn tri
thức mà tôi từng viết ra và trả lại cho nhân loại. Bởi do cùng với sự học rộng,
biết nhiều người đó dễ thường tự phụ về sự thông tuệ, kiệt xuất cá nhân (Tin rằng việc tự phụ, cao ngạo ở người học
cao, hiểu rộng luôn tồn tại, có thể qua cách hành xử đã bộc lộ ra bên ngoài
hoặc còn ấp ủ, gìn giữ, che đậy ở bên trong). Và… cho đến khi vị học giả
chạm đến nguồn tri thức mà tôi đã trình bày, vị học giả sẽ lấy làm hổ thẹn vì
kiến thức hạn hẹp, mông muội của chính mình.
Nếu bừng tỉnh sự mê
muội, nông nổi hẳn là vị học giả sẽ thầm than “Muôn điều ta hiểu biết chỉ là
hạt cát trên sa mạc, là hạt muối kết tinh từ đại dương. Quả thật tri thức khách
quan vô cùng tận, như suối nguồn tuôn chảy mãi, không ngừng, là đại dương bao
la kiến thức”.
Nếu có còn sự cầu
tiến thì vị học giả sẽ nỗ lực chạm đến nguồn tri thức mới. Với mỗi người đây
thật là một sự cần thiết, là việc thoát ra khỏi giới hạn tư duy, năng lực bản
thân, giải phóng sự tự do nội tại, thoát khỏi sự trói buộc tâm thức đã giam hãm
con người từ rất lâu xa.
Vì sao vị học giả bị
“dập tắt” sự tự phụ và hổ thẹn khi chạm đến nguồn tri thức mới?
Vì kiến thức mà ông
góp nhặt, tích lũy, nghiên cứu bấy lâu chỉ là sự hiểu biết nhằm tạo nên danh vị
học giả cho con người, là chiếc áo khoác giả tạm bên ngoài che đậy chất liệu
con người đồng đẳng, chung nhất. Đó là nguồn tri thức có giới hạn do có tính
chủ quan, khép kín, có tính chất giam lỏng con người. Còn nguồn tri thức có nơi
những bài viết ở doavouu.blogspot.com là sự hiểu biết của một hành nhân. Sự
hiểu biết có nơi hành nhân đã xa rời sự điên đảo, trói buộc nơi tư duy, nhận
thức chủ quan, hạn hẹp, không còn bị tâm thức nhiều đời thao túng, giật dây,
cột trói,… Và sự hiểu biết của hành nhân rốt ráo là không cùng tận, tùy thời
hiển lộ.
Và … tôi đã không còn
là một hành nhân. Có lẽ sau rất nhiều lần ra sức, tận lực vì người tôi đã thành
quái nhân mất rồi. Tôi đã không còn là tôi, tôi chỉ còn là chiếc bóng của chính
mình, là nhân loại và không là gì cả. Sau một hành trình dài đi tìm lại chính
mình, tôi đã tìm lại được bản lai diện mục như như. Mộng mơ vay mượn từ bi tâm
của tiền nhân một phen tôi sống biết yêu người. Vì yêu người cuồng say tôi đã đánh
mất chính tôi, tôi chỉ còn là chiếc bóng hoang đường. Là chiếc bóng, là tôi, là
không tôi, là dừng lại, là rời khỏi cuộc dạo chơi.
Tin rằng nếu bạn đang
để sự hiểu biết trói vào một bên đời hoặc một bên đạo bạn sẽ không dễ lĩnh hội
được điều tôi vừa trình bày. Có một điều gì đó khó hiểu, vu vơ, mông lung. Và
sẽ có những học nhân, hành giả có thể lĩnh hội nhưng không thể trực nhận như
thật về vấn đề tôi đã trình bày. Nhưng việc rõ biết về tôi, điều đó không quan
trọng với bạn mà việc chính yếu bạn cần làm là tường tận chính mình.
Có thể bạn đã chạm
đến sự lố bịch, kệch cỡm, hợm hĩnh của tôi. Với những bài viết hỗn tạp, đan
xen, vô lối mà tôi đặt tri thức mình lên trên sự hiểu biết của nhân loại đương
thời. Thật đáng thương hại cho tôi! Và… cũng thật đáng ghét!
Đúng. Những bài viết
lan man, đan xen, hỗn tạp chỉ có một chút ý tứ đúng, có ít tính thực tế. Chỉ
cần thật lòng, cắn răng, tùy thuận con người dường như rất dễ dàng viết ra. Dù
vậy tôi e rằng để trình bày phần lớn những vấn đề nơi nhân loại đến như thế con
người không thể chỉ dựa vào năng lực tư duy cùng sự hiểu biết thông thường mà
được. Có lẽ phải cần đến một sự khai mở nguồn tuệ giác vô hình hay một sự chỉ
lối sáng rõ, khách quan.
Qua đó, tôi muốn nói
với bạn rằng “Đừng xem nhẹ sự tầm thường, gần gũi và chân chất”.
…
Tôi vẫn biết sự ngạo
mạn, ngông cuồng dễ khiến người nhàm chán, khinh ghét, xa lìa. Nhưng tôi lại
biết việc tạo scandan là rất cần thiết trong một lối sống thực dụng được tôn
thờ, vinh danh. Vì vậy tôi sẽ cần dùng đến sự cao ngạo, ngông cuồng làm điểm
nhấn quan trọng.
Tuy nhiên, tôi sẽ
dùng sự ngạo mạn, ngông cuồng bằng vào một giá trị đúng mực khác. Có thể những
bài tôi viết khiến không ít người “Trái tai, gai mắt” nhưng cũng sẽ có người
tìm thấy sự đồng cảm, gần gũi, đẹp ý, vừa lòng. Lẽ ra tôi không nên viết những
dòng chữ bên trên mà để tự mọi người phán xét, tùy nghi đánh giá . Có lẽ điều
đó sẽ đúng mực hơn trong bài viết “Thùng rỗng kêu to”. Dù vậy, tôi lại cạn nghĩ
“Không nên tạo ra những hiểu lầm không thật cần thiết, không đáng có”. Tôi đã
tạo duyên rồi không vội gạt bỏ bởi tùy duyên, tôi sẽ ân cần đặt lên bạn một
quyền khách quan, hợp lòng chọn lựa.
Có câu “Hữu xạ tự
nhiên hương”, tại sao tôi không đủ tự tin chờ đợi?
Tôi không chờ đợi,
làm xong việc tôi sẽ rời đi. Tôi chỉ là chiếc bóng, là thùng rỗng kêu to. Giây
phút chia ly chưa đến nhưng đã thoáng ít ngậm ngùi, có một chút yêu thương còn
đọng lại nên tôi thêm một phen tận lực. Hữu xạ tự nhiên hương luôn đúng nhưng
ngày nay môi trường ô nhiễm, bẩn dơ, hôi tanh. Để tìm được một bầu không khí
trong lành e rằng không dễ. Với một niềm đồng cảm tôi đành vụng về “Gửi hương
cho gió ngàn bay”. Và hữu xạ tự nhiên hương sẽ đúng như lời bạn nói.
Liền kề bài “Thùng
rỗng kêu to” sẽ là bài viết Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học. Đây là bài
viết đưa ra những luận chứng, những giả định có tính khoa học ngoài khoa học
(hay nói cách khác là khoa học khách quan) về nguyên nhân hình thành, sự tồn
tại, quá trình phát triển của vật chất, sự sống. Là giả định bẻ gãy thuyết
Bigbang cũng như việc lấp đầy khoảng trống tri thức, lỗ hổng nơi sự hiểu biết
nhân loại đương thời. Đây là những luận chứng hợp thời, đúng mực, không dễ bẻ
gãy, không thể phủ định. Bài viết này là lời dẫn quan trọng, cần thiết nhằm mở
lối cho việc trình bày về phần tâm linh vô hình, những vấn đề siêu hình, vong
ảnh mơ hồ, tâm thức huyễn hoặc,… mà từ lâu loài người không thể chạm đến, cầm
nắm, tận tường cùng với nỗi hoài nghi, kinh sợ, hoang mang,...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét