
Ngạo Thuyết Mạn Đàm Về Cái Chết - Tri Kiến Khởi Tri (P. 1)
Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021
Vừa qua, Ngạo Thuyết có đăng tải một loạt những bài viết liên quan đến chủ đề Cái Chết của nền tri kiến tín ngưỡng tâm linh, các loại hình tôn giáo xưa cũ cùng với những diện mạo của các loại hình tôn giáo mới được canh tân bằng vào những ngôn từ ra vẻ tâm linh khoa học, những thuật ngữ khoa học.
Và như thường lệ, đây chỉ là những tri kiến lập tri theo kiểu thầy bói mù sờ voi.
- Tại sao Ngạo Thuyết lại cho rằng những luận thuyết về Cái Chết ở các diễn giả xưa nay dù có sự sai khác nhưng chung cùng cũng chỉ là một kiểu mẫu Những Ông Thầy Bói Mù Sờ Voi?
Bởi lẽ những người đang rao giảng, nói về Cái Chết đều chưa chết.
Những điều họ nói về Cái Chết đều dựa trên nền Tri Kiến Lập Tri có ở các hệ thống tín ngưỡng tâm linh cũng như các loại hình tôn giáo khác nhau.
Thêm một chút hay nhiều chút sự suy lường, tưởng tượng, thế là Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết đã được con người dựng lên và mỗi người nói một kiểu, không ai giống ai...
Thiên đường, Địa ngục, Hỏa ngục, nẻo Atula, nẻo Ngạ quỷ, Quỷ Satan, Diêm Vương, Phán Quan, Quỷ Đầu trâu, Mặt ngựa, Quỷ Dạ xoa, Bồ tát Địa Tạng Vương,... cũng được những người tin nhận dựng lên với mỗi người một vẻ, và cũng sẽ không ai giống ai dù rằng có kế thừa cùng một nguồn tri kiến tâm linh.
Thực tế này cho thấy các cõi giới Sự Sống Sau Cái Chết hiện đang được định hình bằng vào Trí Tưởng Tượng và Niềm Tin - Tri Kiến Lập Tri của con người.
Tử Thư Tây Tạng, một quyển sách cổ xưa nói về Cái Chết, về Cận Tử Nghiệp,... cũng được các vị Lạt ma Tây Tạng, những người chưa chết lắng nghe những người "thoát chết trở về" kể lại những kinh nghiệm cận tử của họ.
Kết hợp với những trải nghiệm tâm linh cũng như các tri kiến tâm linh về cái chết được ghi nhận từ những thế hệ đi trước những vị Lạt ma, những vị thầy cúng Tây Tạng đã từng bước định hình nên quyển sách Tử Thư Tây Tạng và quyển sách ấy trở thành nền tảng cho những người tìm hiểu về tâm linh ở phương Đông nghiền ngẫm, chia sẻ cho nhau khi nói về Cái Chết.
Thế là Tri Kiến Lập Tri về Cái Chết đã được định hình ở Tây Tạng và lan rộng ra với những tín đồ tin nhận vào những điều đó.
Tuy nhiên, đấy chỉ là những Tri Kiến Lập Tri, nó không hoàn toàn đúng.
Và một khi có người tin nhận thì nó sẽ định hình vào Tàng Thức - A Lại Da Thức của người đó và khi người đó chết hoặc trải qua Kinh Nghiệm Cận Tử, nếu tín tâm của người đó đối với Tri Kiến Lập Tri về Cái Chết đủ kiên cố thì Tâm Sinh, Cảnh sẽ Hiện tương tợ với Tri Kiến mà người đó chứa giữ.
Chính vì lẽ đó mà cho dù những vị Lạt ma Tây Tạng, thầy cúng Tây Tạng thả lòng ra và rất khách quan ghi nhận lại những lời tường thuật có thật của những người trải qua Kinh Nghiệm Cận Tử - những người trở về từ Cõi Chết thì những sự ghi nhận đó cũng chỉ là kết quả của Tri Kiến Lập Tri vốn có từ nguồn tri thức cổ xưa.
Tương tự như thế, các nhà khoa học phương Tây cũng tiếp cận Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết theo lối ghi nhận lại những Trải Nghiệm Cận Tử ở những người trở về từ Cõi Chết.
Và dường như các nhà khoa học phương Tây đã thu nhận được những thông tin có vẻ tích cực hơn.
Những người Trải Nghiệm Cận Tử ở phương Tây thường kể về một vùng Ánh Sáng An Lành, được gặp gỡ các Thiên sứ,... và phần nhiều những người được phỏng vấn về Kinh Nghiệm Cận Tử đều nói rằng Cái Chết không hề đáng sợ và tương truyền họ sẽ tiếp tục quãng đời còn lại với một tâm thái lạc quan, thánh thiện.
(Lưu ý: Vẫn có đâu đó những người trải qua Kinh Nghiệm Cận Tử mượn đạo, tạo đời và trở thành những kẻ lừa đảo tâm linh)
@ Vấn đề đặt ra ở đây là dù rằng các vị Lạt ma Tây Tạng và các nhà nghiên cứu khoa học phương Tây cùng nghiên cứu, ghi nhận lại những Kinh Nghiệm Cận Tử ở những người trở về từ Cõi Chết nhưng lại có những thông tin sai khác đáng kể đến như vậy.
- Tại sao?
Bây giờ, chúng ta tạm Loại Trừ những sai số. Cứ tạm xét những ghi nhận, những phỏng vấn của các Lạt ma Tây Tạng, các nhà nghiên cứu khoa học phương Tây là khách quan, là chân thật và họ đã không quá suy diễn, gọt giũa lại những thông tin đã ghi nhận được từ Kinh Nghiệm Cận Tử ở người khác.
Và về mặt cởi mở, khách quan Ngạo Thuyết cũng tin nhận những thông tin ghi nhận của các vị Lạt ma Tây Tạng ngày xưa và các nhà khoa học phương Tây ngày nay ít nhiều gì cũng khá khách quan và chân thật.
- Vậy vấn đề ở Trải Nghiệm Cận Tử của người phương Tây và người Tây Tạng (nói riêng), người phương Đông (nói chung) vì sao lại có sự sai khác?
Câu trả lời chính ở Tri Kiến Lập Tri của người phương Tây và người phương Đông có sự khác nhau về Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết.
Hai nền văn hóa tâm linh khác nhau đã tạo nên những nền tảng Tri Kiến ở người sống về Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết khác nhau.
Người phương Tây tin nhận về sự tồn tại của Chúa Jesus, về nước Trời, nơi tràn ngập ánh sáng và khi Chết những con người thiện lành sẽ trở về bên Chúa, sống chan hòa cùng các Thiên sứ.
Chính những tri kiến tâm linh này đã được những tín đồ Công Giáo tín nhiệm, ghi nhận và một khi người sống thiện lương vì một lý do nào đó Trải Nghiệm Kinh Nghiệm Cận Tử thì Tâm Sinh, Cảnh Hiện.
...
Và tương tự như nguồn Tri Kiến Lập Tri về Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết ở người phương Đông, Tri Kiến Lập Tri về Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết của người phương Tây cũng đã được loài người "nhồi sọ" cho nhau từ rất lâu đời và diễn ra xuyên suốt các thế hệ.
Và những điều này - những Tri Kiến Lập Tri sẽ đọng lại nơi Tàng Thức - A Lại Da Thức của mỗi người. Những Tri Kiến Lập Tri đã đọng lại nơi Tâm Thức của mỗi người bất kể rằng hiện kiếp chưa từng được nhắc lại nhưng Tri Kiến Lập Tri vẫn tồn tại ở đấy và khi đủ duyên sẽ Tái Hiện Cảnh.
...
Ngạo Thuyết lại chuyển sang một chủ đề gây tranh cãi muôn đời khác.
- Con người và muôn loài Chết Là Hết hay Chết Là Còn?
@ Nếu bạn cho rằng Con người và muôn loài Chết Là Hết, là kết thúc tất cả, là chấm hết trọn vẹn một chu kỳ sống của sự sống đó thì bạn không cần thiết phải tiếp tục theo dõi nội dung bài viết cũng như những bài viết do Ngạo Thuyết trình bày.
Và bạn cũng không cần phải tìm đến đạo, tìm về các loại hình tôn giáo khác nhau để nương tựa bởi lẽ điều đó hoàn toàn trở nên vô nghĩa, và không có chút giá trị nào một khi Chết Là Hết.
Với Ngạo Thuyết, Tri Kiến Chết Là Hết là Tri Kiến ngu xuẩn, là Sự Hiểu Biết Tối Tăm, Đoản Hậu Bậc Nhất Của Nhân Loại.
@ Nếu bạn hoài nghi Tri Kiến Chết Là Hết, bạn không tin rằng con người và muôn loài dễ dàng Chết Là Hết thì chúng ta sẽ lại tiếp tục hành trình đi tìm hiểu Cái Chết và Sự Sống Sau Cái Chết.
...
P/S:
Bài viết Ngạo Thuyết sưu tầm:
Bài viết Ngạo Thuyết trình bày:
Bài liên quan
- Ngạo Thuyết Chứng Ngộ Gì? (Lược trích)
- Có Một Ông Phật Như Thế!
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ? (P. 2)
- Trả Lời Cho Ông Robert Bigelow Về Sự Sống Sau Cái Chết
- Có Không Sự Tồn Tại Của Sự Sống Sau Cái Chết?
- Đạo Phật Đã Phân Hóa Kể Từ Bao Giờ (P. 1)
- Hãy Là Người Học Phật Có Tư Duy
- Mời Các Bạn Tham Khảo Thêm Chút Tư Liệu Về Các Cuộc Kết Tập Kinh Phật
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.2)
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.1)
- Những Nhập Nhằng Xoay Quanh Vaccine Covid Và Antivaccine Covid Fan
- Sài Gòn Chừng Nào Mở Cửa?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét