
Những Sự Ngu Người Trong Đại Cuộc Chống Dịch Covid - 19 Ở Việt Nam và Toàn Thế Giới - Đoạn Kiếm, Tàn Cầm
Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021
- Một câu hỏi đặt ra là Tại Sao Trình Của Các Nhà Quản Lý Xã Hội Hiện Nay Lại Nông Nổi Như Thế?
Virus Covid ra đời và thực hiện cuộc bắn phá, đoạt mạng con người ngót nghét cũng gần hai năm với ba bốn loạt công kích và cho đến hiện nay đã đoạt mạng hơn 4 triệu người trên phạm vi toàn thế giới.
Dưới sự ảnh hưởng của truyền thông và các nhà quản lý xã hội loài người co rúm, hoảng sợ dẫn đến đâu đâu cũng ảm đạm một màu tang.
Song kỳ thực con virus Corona Vũ Hán đáng sợ đến nhường nào?
Ở thời điểm hiện tại, ngày 7/8/2021 virus Covid đã va vào hơn 202.430.584 người và đoạt mạng trên 4 triệu người (4.290728) trên tổng toàn dân số thế giới. Tỷ lệ đoạt mạng trên người nhiễm Covid là gần 2,12%. Tức là cứ 100 người nhiễm Covid thì có 2 người phải tử nạn, và có khoảng 98 người dư dả khả năng toàn mạng trở về. Ở Việt Nam thì có khoảng 197.175 người bị nhiễm Covid và chết do nhiễm Covid là 3016 người. Tỷ lệ đoạt mạng vào khoảng 1,53%. Tức là cứ 100 người nhiễm Covid sẽ có nguy cơ tử nạn chưa đến hai người.
Ở thời điểm vào khoảng 11/7/2021, trên phạm vi thế giới virus Covid đã va vào 187.279 người và gây chết cho 4.043.022 người. Tỷ lệ đoạt mạng vào khoảng 2,16%. Ở Việt Nam cùng thời điểm có 23.185 người bị nhiễm Covid và gây chết 105 người. Tỷ lệ đoạt mạng vào khoảng 0,45% tức là cứ 100 người Việt Nam bị nhiễm Covid thì gây nguy cơ tử vong chưa đến 1 người.
Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể dễ dàng nhận ra đại cuộc phòng chống dịch Covid ở Việt Nam lần thứ tư đã thất bại với tỷ lệ tử vong tăng phi mã từ 0,45% lên con số 1,53% trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng. Cùng thời điểm đó thì tỷ lệ tử vong do Covid 19 trên phạm vi thế giới có sự bình ổn giảm nhẹ từ 2,16% xuống còn 2,12%. Dựa vào số liệu thống kê tham chiếu chúng ta có thể nhận thấy đại cuộc chống dịch Covid lần thứ tư ở Việt Nam đã thất bại bước đầu và chưa có dấu hiệu kiểm soát hiệu quả.
Ai sẽ chịu trách nhiệm về sự thất bại ở công cuộc phòng chống dịch Covid lần thứ tư ở Việt Nam trong khoảng thời gian vừa qua? Ngạo Thuyết chưa thấy bất kỳ một người quản lý nào đứng ra nhận lấy khuyết điểm, nhận lấy việc xử lý thông tin bất cập, phán đoán tình huống sai lầm,... dẫn đến gây ra hậu quả nghiêm trọng - Những tổn thất nghiêm trọng về kinh tế - chính trị - xã hội nơi đất nước Việt Nam. Và người dân, người lao động Việt Nam đã phải nhận lấy mọi tổn thất về người của, về thể xác lẫn tinh thần.
...
Và nhìn ra thế giới chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rất nhiều nước trên thế giới cũng phạm những sai lầm tương tự trong công cuộc chống dịch Covid.
Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý xã hội đã thiếu tâm, thiếu tầm ở đại cuộc phòng chống dịch Covid và họ đã kém cỏi không thể học và rút ra bài học kinh nghiệm từ các quốc gia, các vùng miền khác.
Lẽ ra... Nếu như tỉnh táo, sáng suốt một chút các nhà quản lý xã hội đã không đẩy đất nước vào sự vỡ trận trong công cuộc phòng chống dịch Covid.
Covid đã tấn công xã hội loài người đã nhiều lần lẽ ra các nhà quản lý xã hội phải nhận diện được virus Covid. Nếu các nhà quản lý đất nước tỉnh táo và sáng suốt thì đã không bị động trong việc phòng chống dịch Covid và đẩy người dân vào những khốn cùng do việc vỡ trận chống Covid gây ra.
Sau những lần va chạm với Covid chúng ta đã nhận diện được rằng cho dù là chạm mặt với Covid thuộc biến chủng Delta nguy hiểm bậc nhất hiện nay thì con người cũng chỉ có nguy cơ tổn thất trên 2% dân số.
Lẽ ra thông qua những con số thống kê và thực tế ở nhiều lần đối đầu với Covid ở phạm vi trong nước và thế giới các nhà quản lý xã hội phải nhận thức được rằng virus Corona gốc, thậm chí là virus Covid chủng biến thể Deta không quá nguy hiểm, cụ thể chung cùng đến thời điểm này virus Covid cũng gây chết người vào khoảng trên dưới 2%.
Nếu nắm bắt được và xử lý thông tin này hiệu quả thì giới quản lý đã không bị động trong việc kiểm soát cúm Covid - 19. Cụ thể thông qua số liệu thống kê phân tích các nhà quản lý xã hội lẽ ra phải biết rõ được rằng va vào con Covid thì cứ 100 người chết khoảng 2 người và họ sẽ xác định được sẽ có bao nhiêu % người nhiễm Covid có biến chứng nặng, gây nguy hiểm đến mạng sống người bệnh.
Cá nhân Ngạo Thuyết dù không có đủ những số liệu thực tế nhưng bằng vào sự hiểu biết về dịch tễ học và phương pháp loại suy Ngạo Thuyết cho rằng số người va vào Covid - 19 bị biến chứng nguy hiểm không quá 30%, tức là 100 người nhiễm thì chỉ có dưới 30 người có triệu chứng nguy hiểm có nguy cơ tử vong. Ngạo Thuyết cho rằng dựa vào số liệu thực tế thì khả năng tỷ lệ nguy cơ tử vong cao sẽ thấp hơn 30% khá nhiều.
Khi nắm bắt và xử lý tốt những số liệu thống kê này thì các nhà quản lý xã hội đã không phát động công cuộc phòng chống dịch Covid không hiệu quả từ bước đầu và dẫn đến vỡ trận trên diện rộng.
Thông qua số liệu 2% tử vong chúng ta có thể xác định với 8 tỷ người va vào Covid thì sẽ có khoảng 160.000.000 (Một trăm sáu mươi triệu) người. Đây là số người chết có thể xảy ra khi va vào Covid ở phạm vi toàn thế giới.
Và các bạn phải chú ý cho rằng tỷ lệ tử vong 2% do Covid là do việc phòng chống không hiệu quả, nếu các nhà quản lý xã hội ở các nước có chiến lược phòng chống dịch hiệu quả thì tỷ lệ tử vong do Covid sẽ thấp hơn rất nhiều.
Con số một trăm sáu mươi triệu người chết do Covid trên toàn cầu như thế là một con số đã có sự khủng hoảng nhân đạo do việc quản lý xã hội sai lầm gây ra và có một số lượng người tử vong rơi vào tình trạng phải chết cho chết. Dẫu sao con số này là có thể chấp nhận được (Chấp nhận được vì không thể làm gì khác được để thông não các nhà quản lý xã hội u mê).
Song bởi do không xử lý thông tin tốt, bởi do không học được bài học kinh nghiệm từ các nước khác và kể cả bài học kinh nghiệm của chính mình các nhà quản lý xã hội Việt Nam đã phạm sai lầm trong việc phòng chống dịch Covid.
Cụ thể việc thả lỏng phòng dịch Covid ở dịp lễ 30/4 - 1/5/2021 của giới quản lý đã tạo điều kiện cho virus Covid lây lan trong cộng đồng. Đây là một lỗi sai đặc biệt nghiêm trọng.
Việc thả lỏng phòng chống dịch Covid ở dịp lễ 30/4 - 1/5/2021 đã khiến Covid dễ dàng thâm nhập vào vào cộng đồng. Và con số người mắc cúm Covid bắt đầu nhảy vọt. Lúc này, việc Covid biến chủng Delta oanh tạc khủng khiếp ở phạm vi thế giới đã khiến các nhà quản lý Việt Nam hoang mang, lo sợ và mau chóng rơi vào bị động.
Trong khi Mỹ và Châu Âu tiến hành điều trị F0 mắc Covid tại nhà. Đây là bài học kinh nghiệm từ những cuộc vỡ trận phòng dịch Covid trước đó thì các nhà quản lý đất nước Việt Nam lại triển khai các chiến lược phòng chống dịch Covid một cách cứng nhắc, cực đoan. Bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa tập trung, thực hiện chương trình doanh nghiệp Ba Tại Chỗ, việc thực hiện giãn cách xã hội được triển khai một cách cứng nhắc, nghiêm ngặt.
Nếu nắm bắt được điểm mấu chốt tỷ lệ tử vong 2%, tỷ lệ mắc Covid có biến chứng nguy hiểm vào khoảng dưới 30% thì các nhà quản lý đất nước Việt Nam đã không bị động bày chiến lược phòng vệ cực đoan mà hậu quả là gây ra việc nhanh chóng vỡ trận trong dịp đối đầu với Covid lần thứ tư.
Nếu tĩnh tại, biết chấp nhận và sáng suốt đánh giá tình hình, biết học kinh nghiệm bài học vỡ trận chống dịch từ các nước khác thì các nhà quản lý xã hội Việt Nam đã phòng chống dịch Covid hiệu quả và có tính khả thi cao hơn. Lúc bấy giờ, các nhà quản lý sẽ phòng chống dịch theo tình hình thực tế, xử lý bệnh nhân Covid theo triệu chứng thì thế trận phòng chống dịch Covid ở Việt Nam đã không vỡ trận nhanh và dẫn đến đại cuộc phòng chống dịch Covid rơi vào tình cảnh bẽ bàng, gần như không lối thoát ở thời điểm hiện tại.
Việc phòng chống dịch theo lối tập trung phòng chống dịch ở các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa, tối kiến thực hiện Ba Tại Chỗ,... vô hình chung lọt vào thế trận tấn công xuyên thủng của bọn giặc không não Covid biến chủng Delta. Môi trường khép kín, mật độ tập trung cao trong khi Covid biến chủng Delta dùng mỹ nhân kế chỉ cần nhìn vào em vài mươi giây là đắm đuối. Thế là tuyến đầu vỡ trận, bệnh viện dã chiến, khu cách ly phong tỏa tập trung vỡ trận khiến người mắc bệnh Covid ở các khu tập trung rơi vào tình trạng chủ trương của chính phủ là thà giết lầm còn hơn bỏ sót. Các khu cách ly tập trung bị thiếu thốn trang thiết bị y tế, thiếu đội ngũ y bác sĩ phòng chống dịch, thiếu thốn lương thực thực phẩm và đặt biệt là thiếu thuốc điều trị cúm Covid và cả thuốc men điều trị những bệnh nền. Sự tù túng, ngột ngạt ở các khu cách ly và cách hành xử như đem con bỏ chợ vô hình chung gây ra sự phẫn uất ở rất nhiều người.
Chương trình giãn cách xã hội và thực hiện Ba Tại Chỗ ở doanh nghiệp được triển khai liền sau đó đã phạm phải sai lầm về việc tạo ra những ổ dịch Covid tập trung, việc giãn cách xã hội triển khai trong bị động càng khiến cho sự tiếp ứng giữa các vùng miền xã hội thêm đứt gãy và xảy ra sự hỗn độn. Cách hành xử quan liêu, cửa quyền, hống hách của cán bộ công chức ngày càng khiến người dân căm phẫn nơi người chết kẻ sống với oán khí đầy trời.
Việc thiếu tâm, thiếu tầm trong việc phát động đại cuộc phòng chống dịch Covid cùng khả năng quản lý xã hội yếu kém ở các cấp lãnh đạo đã khiến người lao động, người dân hoang mang và không biết đến ngày mai.
Sống trong vô vọng là điều khiển cho những cuộc tháo chạy khỏi vùng dịch, khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai,... nhen nhóm. Việc tháo chạy khỏi vùng dịch ở người lao động vô hình chung đã mang mầm bệnh Covid lan tỏa vào mọi miền đất nước Việt Nam. Có vẻ đây là dấu hiệu "Toang Thật Rồi".
Giờ chúng ta phải biết làm sao đây? Tiêm vaccine Covid toàn dân có thật sự là cứu cánh?
Thực tế là nếu các nhà quản lý xã hội Việt Nam tỉnh táo và sáng suốt hơn thì người Việt Nam không lâm vào hiểm cảnh như hiện nay, lẽ ra người dân Việt Nam đã không phải gánh chịu nhiều tổn thất lớn như vậy khi va vào Covid.
Nếu không có khu phòng chống dịch Covid tập trung thì hẳn là số người chết do Covid, do đại cuộc chống Covid lầm lạc đã không nhiều đến vậy.
Nếu minh bạch thông tin và tuyên truyền phòng chống dịch Covid hiệu quả thì mỗi mỗi người dân Việt Nam đã là một thành trì phòng chống dịch Covid kiên cố, không dễ bị xâm phạm, không dễ xuyên thủng với tỷ lệ thua thiệt dưới 2%.
Nếu việc tự điều trị, tự cách ly chống dịch Covid tại nhà được tuyên truyền phổ biến ngay từ đầu thì người dân Việt Nam đã hoàn toàn chủ động hơn trong việc giữ gìn mạng sống của mình.
Những người bị cúm Covid có biến chứng nguy hiểm đã không phải giành giật trang thiết bị y tế với những người bệnh Covid có biểu hiện bệnh nhẹ hơn, hệ thống cơ sở vật chất và tuyến đầu phòng chống dịch Covid đã không quá tải một cách nghiêm trọng.
Và điều quan trọng hơn là với tâm thái phòng chống dịch Covid tích cực, chủ động ở phạm vi toàn dân thì tin rằng người Việt Nam đã tạo được hệ miễn dịch Covid tự nhiên bằng vào việc tạo ra được kháng thể Covid cộng đồng trên diện rộng.
Nhưng bây giờ thì hỏng, đã bế tắc rồi. Chiến dịch phòng chống dịch Covid sai lầm giờ chỉ còn có thể trông chờ vào vaccine Covid.
Và xã hội Việt Nam đang bày ra viễn cảnh đói nghèo, trộm cắp, giựt dọc, cướp bóc, sự leo thang các tệ nạn xã hội ở thời kỳ Hậu Covid.
Giờ biết làm sao đây?
Sau tất cả, chí ít là đến thời điểm này chúng ta đều biết rõ rằng cứ 100 người va vào Covid thì cũng chỉ có trên dưới hai người sẽ bị mạng vong. Người nằm xuống đó có thể là Ngạo Thuyết, có thể là bạn. Nhưng có sao đâu, Cái Chết, trong đời này ai rồi cũng sẽ một lần.
...
Có người nói với Ngạo Thuyết rằng nếu không có chiến lược phòng chống dịch Covid hiệu quả từ chính phủ thì đất nước Việt Nam còn te tua hơn nữa trước đại dịch Covid - 19. Song Ngạo Thuyết nhận thấy rằng chính sự điều tiết và quản lý kém cỏi của chính phủ Việt Nam trong đại cuộc phòng chống dịch Covid đã làm tình hình dịch bệnh Covid ở Việt Nam thêm tồi tệ hơn.
Và không phải chỉ có các nhà quản lý Việt Nam thất bại trong việc đối đầu với Covid mà là có rất nhiều nhà quản lý đất nước đã phạm phải sai lầm khi đối đầu với con virus Covid không não. Điều này thật kỳ lạ, điều này cho thấy tâm, tầm của các nhà quản lý xã hội ở toàn thế giới hiện nay là rất u mê và tối tăm.
Có người lại nói nhà nước và chính phủ đã phải ra sức nỗ lực hỗ trợ người dân Việt Nam trong mùa dịch. Thực tế là sau tất cả trăm dâu vẫn sẽ đổ đầu tằm. Do đó giới chính trị Việt Nam hãy nên hành xử như là một con người còn có lòng tự trọng, biết nhận lỗi khi sai, biết chịu trách nhiệm trước việc làm sai và càng không nên đứng trước dân tỏ vẻ ta là kẻ ban ơn.
Và người dân Việt Nam cũng nên trưởng thành hơn trong việc tiếp nhận thông tin và ý thức được vai trò, vị trí và trách nhiệm của chính mình.
Ngạo Thuyết không mang thông điệp Đấu Tranh, Phản Kháng truyền tải đến mọi người. Ngạo Thuyết chỉ lan tỏa thông điệp Thức Tỉnh trên diện rộng dựa trên nền tảng Kết Nối Những Yêu Thương. Trân trọng!
...
P/S:
Hình 1 là số liệu người bị nhiễm và tử vong do Covid vào khoảng thời gian 12/7/2021 ở Việt Nam và Thế Giới.
Hình 2 là số liệu người bị nhiễm và tử vong do Covid vào khoảng thời gian 7/8/2021 ở Việt Nam và Thế Giới.
Bài liên quan
- Tất Đạt Đa Đã Hành Thiền Như Thế Nào Để Chạm Đến Sự Giác Ngộ...
- Câu Chuyện Hoằng Pháp - Tình Cờ Gieo Duyên
- Bóc Tách Pháp Môn Khán Thoại Đầu
- Tham Vấn Về Tâm Bình Thường Thị Đạo
- Thêm Một Chút Về Thiền Quán
- Thêm Một Chút Về Thiền Định
- Nước Trong, Trăng Hiện
- Phải Chăng Chúng Ta Cầu Nguyện Đã Quá Lâu Rồi?
- Sự Thật Về Tam Minh - Lục Thông Của A La Hán Và Hơn Thế Nữa...
- Đôi Nét Về Tam Minh - Lục Thông Của A La Hán
- Bạn Biết Gì Về Tứ Quả Thánh Và Tam Minh, Lục Thông?
- Những Ngộ Nhận Về Vaccine và Trùm Cuối Tạo Ra Những Antivaccine Covid (P.2)
Tác giả có phương án cụ thể nào đê giải quyết dứt điểm, hợp với tình hình hiện tại cũng như các biến cố sau này phát sinh ? Thiết nghĩ cứ mãi bình luận phân tích sau trận đấu thi khó quá!
Trả lờiXóa@Tuệ Vân! Giải pháp hữu hiệu không phải là không có nhưng người quyết vẫn là ở trển. Một khi nắm bắt đúng về con Covid thì là lúc có giải pháp phù hợp thôi. Tin rằng các nhà quản lý đất nước Việt Nam sẽ phải thay đổi nhiều ở chiến lược phòng chống Covid trong thời gian tới. Tuệ Vân có thể tham khảo bài viết dưới đây sẽ biết được ít nhiều sự thay đổi sắp tới là gì - https://doavouu.blogspot.com/2021/08/thuyet-am-muu-ve-chien-luoc-phong-chong.html
Xóa